Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không?

Theo dõi VGT trên

“Cây cầu năng lượng” giữa Nga và EU vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ và đã đứng vững trong những giai đoạn gập ghềnh nhất của Chiến tranh Lạnh.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ tháng 2 năm nay.

Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không? - Hình 1
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN

Tại cuộc họp chuyên ngành do Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford tổ chức tuần trước, các giám đốc điều hành, nhà hoạch định chính sách và chuyên gia tư vấn đã được đặt câu hỏi về việc liệu Liên minh châu Âu (EU) có một lần nữa chọn Nga là nhà cung cấp khí đốt chính của mình hay không.

Cuộc thăm dò trên cho thấy ý kiến của họ được chia thành hai nửa: 40% có và 40% không, phần còn lại chưa thể quyết định.

Tờ Bloomberg đã chỉ ra một vài yếu tố cho thấy khả năng dòng chảy năng lượng được khơi thông trở lại vẫn là lựa chọn tốt đẹp hơn cả. Dù các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết sẽ không quay trở lại hoạt động kinh doanh tại Nga sau cuộc chiến ở Ukraine, nhưng thực tế khó phủ nhận về sức mạnh địa lý và thị trường của Moskva có thể lấn át ngay cả những nhà hoạch định chính sách kiên quyết nhất.

Việc điều đó có thành hiện thực hay không không chỉ quan trọng đối với thị trường năng lượng châu Âu và những “gã khổng lồ” công nghiệp ở đây, mà còn mang tính sống còn đối với tương lai của các khoản đầu tư khí đốt ở các quốc gia khác, từ Qatar đến Mozambique và Mỹ. Hàng tỷ USD trong các cơ sở xuất khẩu khí đốt đang bị đe dọa.

Đầu tiên, về lịch sử, trước khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, Moskva đã cung cấp cho châu Âu khoảng 40% lượng khí đốt mà lục địa này tiêu thụ. “Cây cầu năng lượng” giữa Nga và EU, vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ, đã đứng vững trong những giai đoạn gập ghềnh nhất của Chiến tranh Lạnh, sự sụp đổ của Liên Xô cũng như quá trình tự do hóa thị trường năng lượng châu Âu.

Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi kể từ tháng 2 năm nay. Sau khi hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt, Tổng thống Putin đã cắt giảm xuất khẩu sang châu Âu, với hy vọng phá vỡ được sự thống nhất ủng hộ Ukraine của khối này. Khu vực này vẫn còn mua nhiều khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, nhưng xuất khẩu khí đốt qua đường ống đã sụt giảm. Tỷ lệ khí đốt của Nga trong hỗn hợp châu Âu sẽ giảm xuống dưới 10% vào năm 2023. Trong khi EU đã cấm nhập khẩu dầu từ Nga, thì họ lại không làm điều tương tự với khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã lập mô hình một kịch bản cho thấy dòng khí đốt của Nga vào châu Âu giảm xuống mức nhỏ giọt vào năm 2025 và bằng 0 vào năm 2028, do nhập khẩu LNG nhiều hơn và sản xuất nhiều hơn tại các trang trại năng lượng mặt trời và gió.

Cơ quan này đánh giá sự rạn nứt thương mại khí đốt giữa Nga và châu Âu sẽ là vĩnh viễn. Tại các thủ đô châu Âu, giới chức địa phương kiên quyết khẳng định họ đã rút ra được bài học của mình. Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler cho biết: “Chúng ta sẽ chỉ thực sự tự do khi hoàn toàn không sử dụng khí đốt của Nga”.

Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không? - Hình 2
Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) neo gần nhà máy LNG trên đảo Sakhalin, ngoại ô thị trấn Korsakov thuộc Liên bang Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Trong khi đó, ông Michael Kretschmer, nhà lãnh đạo bang Sachsen của Đức và là một chính trị gia bảo thủ nổi tiếng, lại tuyên bố rằng việc vĩnh viễn mất đi nguồn khí đốt của Nga sẽ là sự thiếu hiểu biết về mặt lịch sử và sai lầm về mặt địa chính trị. Đối với nhiều chính trị gia Đức, giá cả rất quan trọng. Berlin đang trả 180 USD cho mỗi megawatt giờ để nhập khẩu khí đốt, cao hơn khoảng 7 lần so với mức trung bình từ năm 2010 đến năm 2020. Để hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước, Đức đang chi hàng tỷ USD tiền trợ cấp.

Trong lịch sử của ngành dầu khí, một số vụ nối lại giao thương tưởng chừng bất khả thi lại đã xảy ra. Điển hình là ví dụ của Iraq. Liên hợp quốc đã áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iraq bốn ngày sau khi nước này xâm lược Kuwait vào tháng 8/1990.

Ngay cả sau khi Mỹ đánh bại nhà lãnh đạo Saddam Hussein một năm sau đó, Washington vẫn nhất quyết giữ lệnh cấm vận để tước bỏ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh khác của ông này. Năm 1996, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, thay thế nó bằng một hệ thống được gọi là đổi dầu lấy lương thực, cho phép Saddam sử dụng tiền thu được từ việc bán dầu thô cho các nhu cầu nhân đạo. Đến năm 2001, Mỹ đã nhập khẩu lượng dầu thô của Iraq nhiều như đầu năm 1990 – trong khi Saddam vẫn nắm quyền ở Baghdad.

Liệu đều tương tự có xảy ra đối với khí đốt của Nga? Hoàn toàn có thể. Châu Âu có lẽ không bao giờ quay trở lại các hợp đồng dài hạn như trước đây với Nga, cũng như sẽ nhập khẩu ít khí đốt hơn khi ngành năng lượng tái tạo phát triển mạnh. Nhưng nếu EU muốn duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và công nghiệp nặng, thì nó vẫn cần đến dòng khí đốt giá rẻ. Và không có nước nào ở châu Âu bán khí đốt rẻ hơn Nga.

Theo cách nào đó, Kiev có thể sẽ thuyết phục châu Âu mua khí đốt của Nga thông qua các đường ống chạy dọc Ukraine từ Đông sang Tây. Điều khoản về việc Nga phải đóng góp vào chi phí tái thiết Ukraine có thể là một phần trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào. Nguồn tiền đó sẽ lên tới hàng chục tỷ USD, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Vậy làm thế nào Điện Kremlin đền bù chi phí tái thiết cho Ukraine? Cũng giống như cách mà Saddam Hussein và các nhà lãnh đạo kế nhiệm của Iraq đã làm. Họ đã trả 52,4 tỷ USD tiền bồi thường thiệt hại cho Kuwait bằng cách bán các loại nhiên liệu hóa thạch.

Mới đây, ngày 5/12, EU, Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng để trừng phạt Moskva sau khi tiến hành chiến dịch ở Ukraine. Tuy nhiên, những tính toán giữa hai bờ Đại Tây Dương và cách mà Nga ứng xử với biện pháp trừng phạt mới này có thể khiến vấn đề đi lệch đường ray.

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu?

Sản xuất năng lượng tái tạo ở châu Âu đã đạt mức kỷ lục sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Điều này khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng châu Âu đã sẵn sàng tăng tốc trong quá trình tạo ra năng lượng sạch.

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu? - Hình 1
Trạm nén khí của đường ống Yamal nối Nga với Tây Âu, thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lại dự báo lượng khí thải của châu Âu sẽ giảm "nhờ" suy thoái kinh tế, chính sách "thắt lưng buộc bụng" năng lượng và phi công nghiệp hóa trong năm tới.

Theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu năng lượng E3G và Ember, từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, lượng điện năng được tạo ra từ gió và quang điện Mặt Trời ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng kỷ lục 13% so với cùng kỳ năm ngoái - từ 311TWh lên 350TWh.

Vào thời điểm Nga đang cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu điện, sự phát triển của năng lượng tái tạo dường như mang ý nghĩa to lớn. Đây được cho là nguồn cung năng lượng đảm bảo với mức giá ổn định. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả Nga, đã kiếm được 2 nghìn tỷ USD trong xung đột tại Ukraine.

E3G và Ember cho biết việc sản xuất điện Mặt Trời và điện gió của EU đã giúp lục địa này không phải nhập khẩu khoảng 70 tỷ m3 khí đốt, trị giá 99 tỷ USD.

Chuyên gia Artur Patuleia, một trong những tác giả của báo cáo, bình luận: "Cuộc xung đột này có hai tác động. Thứ nhất là giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã và đang trong quá trình thực hiện. Thứ hai là thúc đẩy tham vọng của các quốc gia thành viên EU trong những năm tới",

Giáo sư Jonathan Stern, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, lại ít lạc quan hơn. Ông cho rằng: "Chúng tôi đang trải qua cuộc suy thoái kinh tế lớn ở châu Âu. Tôi nghĩ nó có thể còn tồi tệ hơn suy thoái do đại dịch COVID-19 trong năm 2020, dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa, buộc các ngành công nghiệp phải chuyển hướng sang thị trường Trung Đông và Mỹ. Không điều gì trong số đó là tín hiệu tốt và chúng cho thấy sự bất ổn chính trị".

Bên cạnh đó, các công ty công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như kim loại, nói rằng giá năng lượng cao có thể khiến họ phải rời khỏi châu Âu.

Trong khi đó, ông Stern nhận định rằng năng lượng tái tạo vẫn sẽ hấp dẫn, nhưng nhiều quốc gia châu Âu sẽ không có đủ kinh phí để mở rộng quy mô, vì các chính phủ đã cam kết chi 500 tỷ USD để hỗ trợ ngành các công nghiệp và người tiêu dùng khi giá nhiên liệu tăng cao. Con số này cao gấp đôi so với việc EU đang cung cấp các khoản bảo lãnh cho vay đối với năng lượng tái tạo thông qua Quỹ phục hồi trong giai đoạn 2020-2027.

"Về khoản ngân sách 500 tỷ, khi lo sợ người dân sẽ bị cắt nguồn cung năng lượng, các chính phủ sẵn sàng cam kết gần như bất kỳ khoản tiền nào để ngăn chặn điều này. Tuy nhiên, một trong những vấn đề là có vẻ như đầu tư vào năng lượng tái tạo đang chậm lại, ít nhất là ở nhiều nước châu Âu. Cách để khắc phục điều này là các chính phủ phải vào cuộc và chi tiền để đảm bảo tiến trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, trớ trêu thay, các chính phủ đang thiếu tiền".

Tác động lâu dài của xung đột

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu? - Hình 2
Ảnh minh họa: Reuters

IEA tin rằng rạn nứt năng lượng giữa EU và Nga là vĩnh viễn.

Theo một phần của lệnh trừng phạt của EU, khu vực này đã ngừng nhập khẩu than của Nga từ tháng 8, dầu thô sẽ ngừng chảy trong tháng 12 và các sản phẩm dầu tinh luyện sẽ bị cấm vào tháng 2/2023,

Để trả đũa, Nga đã cắt giảm 80% lượng khí đốt cấp cho châu Âu so với năm ngoái. IEA cho biết trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm, việc mất nguồn cung khí đốt của Nga đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào than.

"Nhưng trong tất cả các kịch bản, EU đã bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng nhập khẩu từ Nga bằng quá trình chuyển đổi nhanh chóng khỏi khí đốt tự nhiên thông qua việc tăng cường bổ sung năng lượng tái tạo, thúc đẩy xây dựng thêm các tòa nhà và lắp đặt máy bơm nhiệt", báo cáo của IEA cho biết.

Điều này dẫn tới một số hiệu ứng mang tính toàn cầu. Nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thập kỷ đã đáp ứng khoảng 80% tổng nhu cầu năng lượng. Lần đầu tiên, IEA nhận thấy con số này sẽ giảm xuống 75% vào năm 2030 và 60% vào năm 2050. Nếu những cam kết được thực hiện, tỷ lệ đó có lẽ sẽ giảm hơn nữa.

IEA cũng dự báo đầu tư hàng năm trên toàn cầu vào năng lượng tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi, lên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Song cơ quan này cho rằng điều đó không đủ để đáp ứng mục tiêu về không phát thải ròng vào năm 2050 của Liên hợp quốc. Dẫy vậy, đây vẫn là sự cải thiện lớn.

"Đây có thể là bước ngoặt lịch sử hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn và an toàn hơn nhờ phản ứng chưa từng có từ các chính phủ trên thế giới", Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol cho biết.

"Hành trình xanh" của châu Âu chao đảo

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu? - Hình 3
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP

IEA cho biết 5 năm sau Hiệp định Paris - nơi các thành viên Liên hợp quốc cam kết hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C - đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo ở mức 1 nghìn tỷ USD/năm.

Vào năm 2020, trong thời kỳ suy thoái do đại dịch COVID-19, châu Âu đã tung ra gói kích thích trị giá 730 tỷ USD, thông qua Quỹ Phục hồi. Trong đó, 37% ngân sách đầu tư vào việc sản xuất điện tái tạo. Điều này nhằm giúp thực hiện mục tiêu tạo ra 32% tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Vào năm 2021, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có tác động nghiêm trọng hơn, EU đã quyết định đặt mục tiêu năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng 40% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2030.

Ba tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2, EU đã nâng mục tiêu đó lên 45%.

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng bao gồm sản xuất điện, vận chuyển, sưởi ấm và làm mát. Để đáp ứng yêu cầu này, EU cần sản xuất ít nhất 69% điện năng từ năng lượng tái tạo.

E3G và Ember tin rằng tham vọng của một số quốc gia thành viên đã vượt xa mục tiêu đó. Bồ Đào Nha, Áo, Đan Mạch và Hà Lan có kế hoạch sản xuất tất cả điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đức và Tây Ban Nha có kế hoạch sản xuất khoảng 80% vào thời điểm đó.

Vào tháng 7, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu các quốc gia tự nguyện cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt. Các nhà phân tích nói rằng hầu hết các quốc gia đã đạt được mục tiêu đó.

"Suy thoái sẽ giúp giảm lượng khí thải toàn cầu, ít nhất là trong ngắn hạn. Thế giới đã nhận thấy rõ điều này trong đại dịch COVID-19, khi lệnh phong tỏa giúp giảm 4% mức sử dụng năng lượng và giảm 5,8% lượng khí thải - mức lớn nhất từ trước đến nay. Giờ đây, mọi người cho rằng khủng hoảng năng lượng là một điều tốt, bởi vì dù sao chúng ta cũng phải cắt giảm lượng khí thải".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàngKhói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
23:38:12 08/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc
23:32:51 08/05/2025
Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốcQuân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc
23:20:41 07/05/2025
Mỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. KennedyMỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
15:00:50 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnhKhai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
20:28:35 08/05/2025
Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống TrumpRủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump
11:11:16 08/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phánÔng Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phán
13:47:16 08/05/2025

Tin đang nóng

Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?
06:58:16 09/05/2025
Võ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốcVõ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốc
10:12:42 09/05/2025
"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ
09:19:27 09/05/2025
Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?
06:28:07 09/05/2025
Lynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh HưngLynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh Hưng
07:10:40 09/05/2025
Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
06:36:21 09/05/2025
Toàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng ĐứcToàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng Đức
09:17:39 09/05/2025
MC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệtMC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệt
09:06:41 09/05/2025

Tin mới nhất

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

10:50:47 09/05/2025
Tài xế, Nattawut Phansomboon, 29 tuổi, được phát hiện đã tử vong trên ghế lái. Bên cạnh là vợ anh, Suphansa Odthon, người cũng tử vong trong vụ tai nạn. Trong vòng tay cô là cô con gái 1 tuổi bị thương nặng, Haru.
Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

07:27:59 09/05/2025
Công bố này đã gây chú ý lớn tại Phố Wall và Thung lũng Silicon, đồng thời làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang rút ngắn đáng kể khoảng cách công nghệ với Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

07:25:48 09/05/2025
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ sẽ đàm phán một thỏa thuận mới về thép và nhôm với Anh. Thủ tướng Starmer cho biết thỏa thuận đặc biệt quan trọng và mang tính lịch sử khi hai bên có thể hoàn tất thỏa thuận sau nhiều năm đ...
Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết

07:22:45 09/05/2025
Trong vài tháng qua, Kiev đã nhiều lần yêu cầu một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày ngay lập tức. Tuy nhiên, Moskva (Moscow) phản đối sáng kiến này, lập luận rằng Ukraine sẽ lợi dụng thời gian đó để tái tổ chức lực lượng và bổ sung kho vũ...
Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

07:22:03 09/05/2025
Chính phủ Venezuela, qua tuyên bố của Bộ Ngoại giao, bày tỏ sự tin tưởng rằng Giáo hoàng Leo XIV sẽ mở ra "một kỷ nguyên mới về tinh thần, công lý và gắn kết các dân tộc", giữa lúc thế giới đối mặt với chiến tranh và chủ nghĩa phát xít ...
Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

07:20:02 09/05/2025
Mục đích chính của chuyến thăm là để khẳng định rằng sự cải thiện gần đây trong quan hệ Mỹ - Nga không ảnh hưởng đến quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moskva.
EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

07:15:20 09/05/2025
Một quan chức cấp cao của EU cho biết máy bay và ô tô là hai mặt hàng có giá trị lớn nhất trong danh sách, lần lượt có giá trị là 10,5 tỷ euro và hơn 12 tỷ euro. Nhựa và hóa chất trị giá 12,9 tỷ euro.
Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

06:34:06 09/05/2025
Mặc dù một quan chức Mỹ giấu tên cho biết lực lượng nước này không tham gia trực tiếp vào vụ không kích ngày 5/5, nhưng thừa nhận có sự phối hợp chung giữa hai đồng minh.
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

06:32:26 09/05/2025
Chiến dịch Sindoor, được triển khai để đáp trả vụ sát hại 26 dân thường ở Pahalgam của Ấn Độ, đánh dấu một động thái quân sự quyết đoán nhất của New Delhi kể từ cuộc không kích Balakot năm 2019.
Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

06:04:51 09/05/2025
Ông cũng chỉ trích tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là nhân vật chủ chốt trong chính quyền Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông Musk làm tổn hại tới những đứa trẻ nghèo nhất thế giới khi cắt giảm mạnh ngân sách viện trợ củ...
Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

05:52:09 09/05/2025
Tuần này, quân đội Israel cho biết họ sẽ phá hủy những ngôi nhà ở Tulkarm, một thành phố gần Jenin, để quân đội dễ tiếp cận với các khu dân cư, ngăn chặn sự tái xuất của các chiến binh.
Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

05:49:02 09/05/2025
Các tài liệu không tiết lộ phản ứng chính thức của Kiev đối với yêu cầu này, nhưng cho thấy rằng Ukraine đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Góc khuất hôn nhân của biểu tượng nhan sắc: Chọn chồng ngoại hình "hạn chế" để an toàn ai ngờ lại là... cao thủ ngoại tình

Góc khuất hôn nhân của biểu tượng nhan sắc: Chọn chồng ngoại hình "hạn chế" để an toàn ai ngờ lại là... cao thủ ngoại tình

Sao châu á

11:15:24 09/05/2025
Sở hữu nhan sắc đỉnh cao, danh tiếng thành công rực rỡ nhưng người đẹp này lại khiến công chúng sốc vì gu chọn chồng.
Xử phạt chủ tài khoản Facebook đăng video xúc phạm người khác

Xử phạt chủ tài khoản Facebook đăng video xúc phạm người khác

Pháp luật

11:15:05 09/05/2025
Ông T.P.K (ngụ Cà Mau), chủ tài khoản Facebook đăng đoạn video nói chuyện với thần chết đã bị xử phạt vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Áo sơ mi 'lên ngôi' trong tủ đồ hiện đại

Áo sơ mi 'lên ngôi' trong tủ đồ hiện đại

Thời trang

11:03:56 09/05/2025
Xu hướng này đặc biệt được yêu thích trong các sự kiện semi-formal hoặc những buổi hẹn hò cuối tuần. Đừng quên hoàn thiện bản phối bằng một đôi ankle boots hoặc giày mules để thêm phần sang trọng.
Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Tin nổi bật

10:54:07 09/05/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Krông Nô đã chỉ đạo lực lượng địa phương phong tỏa hiện trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối để xử lý quả bom.
Sony ra mắt Xperia 1 VII lúc 9 giờ sáng 13/5, liệu ai còn quan tâm?

Sony ra mắt Xperia 1 VII lúc 9 giờ sáng 13/5, liệu ai còn quan tâm?

Đồ 2-tek

10:47:25 09/05/2025
Mặc dù không đạt được nhiều tiến triển trên thị trường smartphone toàn cầu trong những năm qua nhưng Sony vẫn kiên quyết không từ bỏ, và Xperia 1 VII là nỗ lực sắp tới của hãng.
MU 'bán rẻ' danh tiếng, nới lỏng tiêu chí, BTC lộ động cơ sốc với dàn thí sinh?

MU 'bán rẻ' danh tiếng, nới lỏng tiêu chí, BTC lộ động cơ sốc với dàn thí sinh?

Người đẹp

10:45:58 09/05/2025
Nhiều cuộc thi nhan sắc dù mới hay cũ đều gấp rút tìm hướng đổi mới, nhằm thoát tình cảnh chìm sâu giữa thị trường bão hòa. Trong đó, nới lỏng tiêu chí và bỏ qua khâu sàng lọc thí sinh là phương pháp điển hình được nhiều sân chơi áp dụn...
Thực tế lạnh lùng: Thảm kịch phơi bày mối nguy hiểm của livestream cực đoan

Thực tế lạnh lùng: Thảm kịch phơi bày mối nguy hiểm của livestream cực đoan

Lạ vui

10:29:23 09/05/2025
Hàng trăm người đổ xô đến dựng lều sinh sống ở nơi khắc nghiệt bậc nhất, để đổi lấy tiền donate của người xem livestream.
Đến năm 40 tuổi tôi mới nhận ra 5 món đồ vẫn mua hằng tháng khiến chi tiêu leo thang mà không hề hay biết!

Đến năm 40 tuổi tôi mới nhận ra 5 món đồ vẫn mua hằng tháng khiến chi tiêu leo thang mà không hề hay biết!

Sáng tạo

10:28:22 09/05/2025
Nhiều khoản chi tiêu hằng tháng tưởng chừng nhỏ nhưng cộng dồn lại chính là thủ phạm âm thầm bào mòn ngân sách.
Liên tiếp các sân khấu tại TP.HCM ngừng hoạt động: Khép lại thời vàng son, thị trường chứng kiến một thế hệ nghe nhạc đã khác

Liên tiếp các sân khấu tại TP.HCM ngừng hoạt động: Khép lại thời vàng son, thị trường chứng kiến một thế hệ nghe nhạc đã khác

Nhạc việt

10:25:07 09/05/2025
Việc 2 sân khấu lâu đời, gắn liền với nhiều thế hệ khán giả đồng loạt ngừng hoạt động cho thấy một thực tế về thị trường âm nhạc - giải trí hiện nay.
Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?

Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?

Netizen

10:24:43 09/05/2025
Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, Nam Hoàng - chồng Phạm Thị Nhật Lệ (chị gái Quang Linh) bất ngờ có động thái gây chú ý trên mạng xã hội. Còn bà xã anh vẫn giữ nguyên thái độ.
Nữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Nữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Sao việt

10:15:18 09/05/2025
Phương Linh trở thành hình mẫu của phụ nữ hiện đại: Độc lập, tự tin và đủ đầy mà không cần phải gắn mình vào chuẩn mực hôn nhân.