Liệu có khách quan trong lựa chọn sách giáo khoa?
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố 5 bộ sách giáo khoa (SGK), có rất nhiều ý kiến lo ngại xung quanh những tiêu cực, thiếu khách quan trong việc chọn SGK. GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình SGK mới đã có những chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề này.
Giờ học của cô và trò trường THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì. Ảnh: Công Hùng
Lo ngại
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định các trường phổ thông chọn SGK là đúng đắn, phù hợp với Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội. Đặc biệt, việc Bộ GD&ĐT chính thức phá vỡ thế độc quyền với duy nhất 1 bộ SGK dùng chung cho cả nước cho thấy sự thay đổi đáng kể trong giáo dục phổ thông. Theo đó, năm học tới (2020 – 2021), các cơ sở giáo dục được phân quyền lựa chọn bộ SGK phù hợp với đặc thù của địa phương, cơ sở.
Theo quy định của Luật Xuất bản, NXB sẽ phải chịu sự điều chỉnh của đạo luật này về hoạt động xuất bản và các hành vi liên quan. Tuy nhiên, không có điều luật nào cho phép các NXB trả thù lao cho giám đốc sở GD&ĐT trong việc chỉ đạo biên soạn SGK.
Bàn về câu chuyện chọn SGK, GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: “Nghị quyết 88 giao các trường chọn sách là đúng. Ví dụ, hiện có 5 bộ SGK lớp 1. Các bộ sách này có một điểm chung là đều đạt chuẩn sàn, nghĩa là đạt chuẩn cơ bản, còn sự phù hợp cụ thể đến đâu thì chỉ các cơ sở giáo dục, các thầy cô đứng lớp mới hiểu thấu và lựa chọn chính xác được”.
Dù rất đồng tình với chủ trương để các trường phổ thông làm chủ trong việc lựa chọn SGK nhưng GS Nguyễn Minh Thuyết tỏ vẻ hoài nghi tính dân chủ trong quá trình lựa chọn SGK. GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Giao các trường chọn SGK là chuẩn nhất, sát thực tiễn nhất. Nhưng làm thế nào để việc lựa chọn được dân chủ mới đáng bàn. Trên thực tế, lâu nay, việc mua sắm thiết bị, sách vở kể cả mua sách tham khảo vẫn có nếp chỉ đạo từ cấp trên, hầu như không có trường nào dám trái ý kiến chỉ đạo, kể cả chỉ đạo miệng. Lo ngại này là có cơ sở, đặc biệt khi có thông tin một nhà xuất bản (NXB) to trả lương cho lãnh đạo và chuyên viên sở GD&ĐT một TP lớn. Nếu vậy thì thật khó nói đến chuyện khách quan được”.
Video đang HOT
Cần hài hòa giữa Nghị quyết 88 và Luật Giáo dục
Tiếp tục đưa ra những đóng góp cho việc xây dựng Thông tư hướng dẫn việc chọn SGK, GS Nguyễn Minh Thuyết “hiến kế”: “Thông tư cần có tầm nhìn xa, kết hợp hài hòa các quy định của Nghị quyết 88 của Quốc hội (đang có hiệu lực) và quy định của Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020). Nghị quyết 88 quy định các cơ sở giáo dục được lựa chọn bộ SGK trong các bộ sách đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt sử dụng. Còn Luật Giáo dục quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK”.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, như vậy, trong một câu chuyện lựa chọn SGK có 2 chế định thoạt nhìn có vẻ khác nhau: Một văn bản giao quyền cho cơ sở giáo dục, một văn bản giao quyền cho chính quyền địa phương. “Nhưng, chúng ta cần lưu ý, Luật Giáo dục quy định chính quyền cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn, không phải là quyết định lựa chọn những quyển SGK cụ thể. Như vậy, Thông tư của Bộ GD&ĐT nên xác định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức việc lựa chọn SGK của cơ sở sao cho minh bạch, dân chủ, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật. Thông tư phải có tính dài hơi hơn, chứ không thể chỉ có giá trị một năm, rồi từ năm học 2021 – 2022 lại ban hành thông tư mới” – GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
Liên quan đến nội dung lựa chọn SGK, gần đây, nhiều giáo viên đã thắc mắc về kinh phí mua SGK mới để nghiên cứu, thực hiện quyền lựa chọn, bởi nếu mua đủ bộ sách sẽ khá tốn kém. Đơn cử như trường hợp ở TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường tự mua sách để trang bị cho tủ sách, giúp các giáo viên tiếp cận SGK mới.
Chưa rõ Thông tư sắp tới sẽ quy định ra sao và kinh phí thư viện trường học có đáp ứng được yêu cầu mua đủ SGK mới không, nhưng theo nhận định của Tổng chủ biên Chương trình SGK mới, việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giải quyết được vấn đề này. “Tốt nhất, theo tôi nên thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, công bố chế bản SGK lên mạng internet. Khi đưa lên mạng, giáo viên và người dân trên toàn quốc sẽ có điều kiện nghiên cứu, góp ý lựa chọn. Như vậy vừa tiết giảm chi phí mua sách, vừa bảo đảm dân chủ. Có người nói đưa chế bản SGK lên mạng sẽ bị in lậu. Nhưng công nghệ thông tin hoàn toàn có thể giải quyết được chuyện này”.
Theo kinhtedothi
Các trường được chọn SGK lớp 1: Quy trình ra sao?
Theo Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1-7-2020 quy định: UBND tỉnh, TP quyết định việc lựa chọn SGK mới. Nhưng dự kiến tháng 3-2020 các địa phương phải chọn xong SGK cho năm học mới.
Chính vì vậy, năm học đầu tiên thay SGK lớp 1, UBND tỉnh, TP chưa có thẩm quyền chọn SGK, vậy việc quyết định chọn SGK lớp 1 sẽ giao cho ai và quy trình thực hiện như thế nào?
Chọn sách lớp 1 sẽ do các trường thực hiện
Sau ngày 1-7-2020, Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, thì "UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn" (điểm c khoản 1 Điều 32).
Trong khi đó, việc tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới để áp dụng cho năm học 2020 - 2021 phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trước tháng 3-2020 để các nhà xuất bản có SGK được chọn tổ chức in ấn, phát hành, tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK, kịp thời phục vụ cho khai giảng năm học vào tháng 9-2020. Vì vậy, để việc tổ chức lựa chọn SGK được ổn định, thống nhất, bảo đảm thời gian cần thiết để các địa phương triển khai thực hiện, Chính phủ đề xuất cho phép thực hiện điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật Giáo dục (sửa đổi) từ ngày 1-1-2020.
Vì thế, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo dự thảo này, Hội đồng lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục phổ thông do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi trường tiểu học, trường THCS, trường THPT thành lập 1 Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng.
Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có SGK lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được ghi thành biên bản và được công khai tại cơ sở giáo dục phổ thông. Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên tham dự.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT thì: trước khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, việc lựa chọn SGK theo Nghị quyết 88 khác ở chỗ, một bên là việc lựa chọn SGK thuộc về nhà trường, một bên là UBND tỉnh. Vì vậy, sau khi ban hành thông tư hướng dẫn, các trường lựa chọn SGK theo Nghị quyết 88, Bộ tiếp tục hoàn thiện thông tư lựa chọn SGK trong năm tới theo Luật Giáo dục để có tính tiếp nối và kế thừa.
Việc chọn SGK lớp 1 năm 2020 được dự thảo sẽ do các trường thực hiện. Ảnh: T.F
Quy trình lựa chọn SGK sẽ thế nào?
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK, đề xuất với Hội đồng bằng văn bản danh mục lựa chọn SGK.
Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí lựa chọn SGK do sở GD&ĐT địa phương quy định để bỏ phiếu lựa chọn SGK bằng hình thức bỏ phiếu kín; SGK được lựa chọn phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên tham dự.
Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ban hành quyết định danh mục SGK được lựa chọn sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông và niêm yết tại cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 5 tháng.
Tiêu chí lựa chọn SGK bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. GĐ Sở GD&ĐT hướng dẫn cụ thể tiêu chí để lựa chọn SGK phù hợp với địa phương. Đến thời điểm này, ý kiến từ các một số trường cho rằng: Các giáo viên đang chờ bản mẫu SGK đã được phê duyệt, để có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ: Việc tổ chức lựa chọn SGK phải đảm bảo các nguyên tắc: SGK thuộc danh mục được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng; công khai, minh bạch, đúng pháp luật; sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông. SGK được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học; chọn đủ SGK cho các môn học, hoạt động giáo dục ở các khối lớp. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục chọn ít nhất 1 cuốn SGK.
T.Fan
Theo PLXH
Lựa chọn nào tốt nhất cho sách giáo khoa phổ thông mới? Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới công bố danh mục sách giáo khoa phổ thông mới gồm 32 cuốn cho 8 môn học lớp 1. Theo đó, việc địa phương sẽ lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp nhất như thế nào đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bộ sách tiếng Việt lớp 1 của nhà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Huyện miền núi ở Quảng Nam xảy ra 3 trận động đất trong một ngày

Phạm nhân ngày đặc xá: Chỉ cần được ra ngoài sẽ không để mẹ già khóc thầm nữa

Vụ xây 'chui' dãy phòng học ở Hà Nội: Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo

Xem xét kỷ luật sinh viên có thái độ không phù hợp với các cựu chiến binh tại Lễ kỷ niệm 30-4

Mô tô nước mất lái lao lên bờ, tông bé 8 tuổi tử vong

28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày thứ 2 nghỉ lễ

3 người trong gia đình tử vong tại căn hộ ở Nha Trang

Lời dặn ở trại tạm giam số 2 Hà Nội: 'Đừng gặp lại thầy trong hoàn cảnh này'

50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!

Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025
Cô gái xinh đẹp đồng ý hẹn hò đàng trai hơn 11 tuổi, từng ly hôn
Tv show
22:22:34 01/05/2025