LinkedIn rút khỏi Trung Quốc
LinkedIn, mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới, dự kiến ngừng hoạt động ở Trung Quốc do yêu cầu kiểm duyệt ngày càng cao từ nước này.
Trong thông báo hôm 14/10, LinkedIn cho biết việc đóng cửa sẽ được thực hiện vào cuối năm, sau hơn bảy năm tồn tại. Hiện LinkedIn – mạng xã hội việc làm thuộc sở hữu của Microsoft, là nền tảng hiếm hoi có xuất xứ Mỹ còn hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Công ty này thừa nhận đang đối mặt với “môi trường hoạt động ngày càng thách thức với các yêu cầu tuân thủ ngày càng cao hơn” từ phía Trung Quốc. “Dù chúng tôi đã thành công trong việc giúp các thành viên Trung Quốc tìm được việc làm và cơ hội kinh tế, nhưng chúng tôi không có được sự thành công như vậy trong khía cạnh chia sẻ và cập nhật thông tin”, thông báo viết.
Để tồn tại, phiên bản “bản địa hóa” của LinkedIn có bộ quy tắc riêng, được thiết lập theo các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực Internet.
Video đang HOT
LinkedIn là mạng xã hội tiếp theo phải đóng cửa tại Trung Quốc.
Theo SCMP , trong những năm gần đây, LinkedIn bản Trung Quốc liên tục bị chỉ trích vì việc kiểm duyệt các bài đăng nhạy cảm về chính trị. Tháng trước, trang này chặn người dùng truy cập tài khoản của nhiều nhà báo, học giả từ Mỹ. Điều này khiến LinkedIn bị các nhà lập pháp tại Mỹ phản đối.
Mạng xã hội này cũng khẳng định họ ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng vẫn chấp nhận các điều kiện để có thể hoạt động và tạo ra giá trị cho người dùng tại Trung Quốc của mình. Trong thông báo, LinkedIn cho biết sẽ tạo ra một ứng dụng độc lập có tên InJobs để thay thế. Ứng dụng này tập trung vào kết nối việc làm, không cung cấp tính năng chia sẻ bài viết và bảng tin như hiện tại.
Một số dịch vụ Internet khác của Mỹ như Google đã rút khỏi Trung Quốc từ 2010, trong khi Facebook bị chặn từ năm 2009. Các mạng xã hội phổ biến thế giới như Pinterest, YouTube đều bị cấm tại nước này. Google từng lên kế hoạch phát triển một công cụ tìm kiếm để hoạt động tại Trung Quôc, nhưng bị hủy bỏ sau khi bị rò rỉ. Trung Quốc cũng thực hiện chiến dịch ngăn chặn các dịch vụ VPN có tính năng vượt qua “Great Firewall” của nước này.
Trung Quốc cấm chuyển dữ liệu viễn thông, công nghiệp 'cốt lõi' ra khỏi nước
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây soạn thảo quy định mới nhằm ngăn chặn dữ liệu công nghiệp và viễn thông quan trọng bị chuyển ra bên ngoài.
Theo South China Morning Post , dự thảo quy định mới được MIIT công bố trên trang web chính thức hôm 30.9 và đang trưng cầu ý kiến phản hồi của công chúng cho đến cuối tháng 10.2021. Đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa luật Bảo mật dữ liệu (DSL) thành các hướng dẫn có thể hành động và có thể tác động đáng kể đến cách các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dựa vào quy định của dự thảo, tất cả doanh nghiệp xử lý dữ liệu công nghiệp và viễn thông ở Trung Quốc được yêu cầu phải phân loại thông tin thành "thông thường", "quan trọng" và "cốt lõi", đồng thời báo cáo danh mục dữ liệu cho các chi nhánh địa phương của MIIT. Chia sẻ dữ liệu được phân loại là "quan trọng" với một bên nước ngoài cần phải trải qua quy trình xem xét và phê duyệt đặc biệt, còn tất cả dữ liệu công nghiệp và viễn thông "cốt lõi" đều bị cấm chuyển ra khỏi Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Trụ sở Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) ở Bắc Kinh
Dữ liệu công nghiệp đề cập đến thông tin được thu thập và sản xuất trong các lĩnh vực bao gồm nguyên liệu thô, máy móc, hàng tiêu dùng, sản xuất điện tử, phần mềm và công nghệ thông tin. Dữ liệu viễn thông bao gồm thông tin được thu thập và tạo ra từ thị trường mạng truyền thông rộng lớn. Có một điều đáng lưu ý, đó là theo dự thảo quy định thì định nghĩa về dữ liệu "quan trọng" và dữ liệu "cốt lõi" là chủ quan từ phía Trung Quốc.
MIIT là cơ quan quản lý đầu tiên của Trung Quốc ban hành các quy tắc chi tiết theo thẩm quyền của mình, phù hợp với DSL có hiệu lực vào đầu tháng 9.2021. Luật này quy định dữ liệu phải được phân loại dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của đất nước. Được thành lập vào năm 2008 bởi Quốc vụ viện Trung Quốc, MIIT đảm nhận chức năng của một số bộ và văn phòng trước đó, chịu trách nhiệm quản lý các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển của đại lục.
Theo quy định mới được MIIT đề xuất, dữ liệu sẽ được xác định là "quan trọng" nếu thông tin đó có khả năng đe dọa "chính trị, đất đai, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, không gian mạng, hệ sinh thái, tài nguyên và an ninh hạt nhân" của Trung Quốc, hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia ở nước ngoài, cũng như việc bảo mật dữ liệu quốc gia trong không gian, vùng cực, biển sâu và trí tuệ nhân tạo. Thông tin sẽ được coi là dữ liệu "cốt lõi" nếu tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với những khu vực tương tự.
Một loạt sự kiện xảy ra trong thời gian qua đã khiến cho đây là thời điểm lý tưởng để Bắc Kinh thực hiện hành động bảo mật dữ liệu, trong đó bản địa hóa dữ liệu chiếm phần quan trọng. Các mục tiêu chính sách mới phản ánh nhu cầu về việc phải bảo mật chặt chẽ hơn ở quốc gia vốn có truyền thống đi sau trong tiêu chuẩn an ninh internet. Ngoài ra, chúng còn cho thấy mong muốn của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực internet đã từng tự do một thời.
Hội nghị Internet Thế giới tại Trung Quốc mở ra triển vọng gì? Tesla, Intel và Qualcomm là các công ty Mỹ có tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh ở đại lục. Hội nghị Internet Thế giới khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 26.9 Theo Bloomberg, Hội nghị Internet Thế giới hôm 26.9 được khai mạc bởi lời hứa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng nước...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Dấu chấm hết cho kỷ nguyên smartphone LG sau 4 năm 'cầm cự'

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện đối tượng truy nã quốc tế "chuyên gia cờ bạc trực tuyến"
Pháp luật
21:49:29 02/05/2025
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện
Thời trang
21:47:37 02/05/2025
Trong 3 tháng tới: Những con giáp này vô cùng may mắn trên đường tình duyên, người độc thân dễ tìm được bến đỗ, người đã có gia đình sẽ thuận hòa với bạn đời
Trắc nghiệm
21:46:38 02/05/2025
Diễn viên Phú Đôn nghỉ dưỡng với vợ kém 25 tuổi, MC Hoài Anh khoe ảnh đẹp
Sao việt
21:45:56 02/05/2025
Dàn diễn viên 'Ván bài lật ngửa' sau 40 năm: Người qua đời, kẻ sống lay lắt bệnh tật
Hậu trường phim
21:42:03 02/05/2025
Patrick-Édouard Bloch: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn
Thế giới
21:39:59 02/05/2025
Nhậm Đạt Hoa: Showbiz lẫn xã hội đen không dám động, U70 "giàu sụ" vẫn đóng phim
Sao châu á
21:39:16 02/05/2025
G-Dragon, Lisa và những nghệ sĩ K-pop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất
Nhạc quốc tế
21:38:03 02/05/2025
Nữ công nhân xinh xắn chưa từng yêu ai từ chối hẹn hò nam tài xế
Tv show
21:29:20 02/05/2025
Đăng thông tin sai sự thật trên mạng, người đàn ông bị phạt 6 triệu đồng
Tin nổi bật
21:24:19 02/05/2025