Litva cô lập ‘ốc đảo châu Âu’ của Nga
Litva đã áp đặt lệnh cấm vận chuyển hàng hoá đến và rời khỏi vùng “ốc đảo” Kalilingrad của Nga trong một động thái có thể làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Nga và NATO.
Vùng Kalilingrad của Nga nằm kẹp giữa hai thành viên NATO là Litva và Ba Lan.
Theo tờ Al Jazeera, Cơ quan chức năng Litva (Lithuania) đã cấm vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của họ tới vùng Kaliningrad của Nga, nơi đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Kaliningrad – nơi đóng quân của Hạm đội Baltic Nga và là địa điểm triển khai tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Moskva – nằm trên bờ biển Baltic giữa Litva và Ba Lan, cả hai đều là thành viên NATO. Vùng lãnh thổ này như một ốc đảo giữa lòng châu Âu của Nga, không có bất cứ đường biên giới trên bộ với lãnh thổ chính của Nga.
Lệnh cấm vận chuyển hàng hoá qua Litva đến Kalilingrad có thể làm gia tăng căng thẳng vốn đã ở mức cao giữa Nga và NATO sau khi Moskva đưa quân vào Ukraine hồi cuối tháng2.
Lệnh cấm trên đã có hiệu lực từ ngày 18/6 – theo thông báo của Cơ quan đường sắt Litva trong một lá thư gửi khách hàng. Bức thư cho biết lệnh cấm hàng hoá quá cảnh Litva tới Kalinlingrad đã được thực hiện.
Tin tức về lệnh cấm đã xuất hiện từ ngày 17/6 trong một tin video được đăng bởi Thống đốc Kaliningrad, Anton Alikhanov.
Ông Alikhanov cho biết lệnh cấm sẽ nhắm đến 40 – 50% các mặt hàng mà Kaliningrad nhập khẩu và xuất khẩu sang Nga thông qua Litva theo danh sách trừng phạt của EU, trong đó đáng chú ý là than đá, kim loại, vật liệu xây dựng và công nghệ tiên tiến.
“Chúng tôi coi đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất quyền được tự do quá cảnh ra vào vùng Kaliningrad”, ông Alikhanov nói trong một bài đăng video trực tuyến và bổ sung rằng các nhà chức trách Nga sẽ gây sức ép dỡ bỏ các biện pháp này.
Video đang HOT
Hãng tin TASS dẫn lời ông Alikhanov nói: “Những bước đi này là bất hợp pháp và có thể kéo theo những tác động sâu rộng đối với Litva và Liên minh châu Âu. Đặc biệt, tôi muốn trích dẫn một vài đoạn trong Tuyên bố chung về việc mở rộng EU, có tham chiếu đến các hiệp định quốc tế, các văn bản mà cả cộng đồng châu Âu và Liên bang Nga tham gia”. Ông thống đốc Kalilingrad chỉ ra rằng các bên ký kết thỏa thuận năm 2004 về việc Litva gia nhập EU đã khẳng định rằng họ “sẽ áp dụng trên thực tế nguyên tắc tự do vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả năng lượng, giữa Vùng Kaliningrad và phần còn lại của lãnh thổ Nga.”
“Đặc biệt, chúng tôi xác nhận rằng sẽ có quyền tự do quá cảnh và hàng hóa quá cảnh đó sẽ không bị trì hoãn hoặc hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn thuế hải quan và thuế quá cảnh hoặc các khoản phí khác liên quan”, ông Alikhanov trích Tuyên bố chung.
Người đứng đầu Vùng Kalilingrad nói rằng nếu không thể có các biện pháp dỡ bỏ nhanh chóng lệnh cấm trên, Kalilingrad sẽ bắt đầu thảo luận về việc tăng cường tàu chở hàng hóa đến Nga.
Ông Alikhanov cho biết hai tàu đã tham gia vận chuyển hàng hóa giữa Kaliningrad và Saint Petersburg, kêu gọi người dân không hoảng loạn tích trữ hàng hoá, và 7 tàu nữa sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. “Các chuyến tàu của chúng tôi sẽ xử lý tất cả hàng hóa”, ông Thống đốc nói hôm 18/6.
Hồi tháng 2, Litva đã đóng cửa không phận của mình đối với các chuyến bay từ Nga đến Kaliningrad, buộc các hãng vận tải thương mại phải thực hiện một tuyến đường dài hơn qua Biển Baltic.
Bộ Ngoại giao Litva đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về lệnh cấm mới, mặc dù Thứ trưởng Ngoại giao Litva Mantas Adomenas nói với một đài truyền hình nhà nước rằng Bộ này đang chờ thủ tục “làm rõ từ Ủy ban Châu Âu về việc áp dụng các lệnh trừng phạt của Châu Âu đối với vận chuyển hàng hóa tới Kaliningrad” .
Điểm lại những vấn đề chính trong bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu về nhiều vấn đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) ngày 17/6 mà Điện Kremlin mô tả là bài phát biểu "cực kỳ quan trọng".
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg (SPIEF) 2022 ở Saint Petersburg ngày 17/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, Tổng thống Putin phát biểu trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang diễn ra, gây tác động tới toàn thế giới.
Các biện pháp trừng phạt Nga
Theo Tổng thống Putin, khi Mỹ và các đồng minh phát động chiến dịch "xóa bỏ" Nga do cuộc xung đột ở Ukraine, họ hy vọng sẽ làm sụp đổ và phá hoại nền kinh tế, xã hội Nga. Thay vào đó, các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến những người tạo ra chúng, làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế và xã hội, làm tăng chi phí thực phẩm, điện và nhiên liệu, đồng thời làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống ở phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu.
Tổng thống Putin nói: "Liên minh châu Âu đã hoàn toàn mất chủ quyền chính trị của mình và giới tinh hoa quan liêu đang hùa theo người khác, chấp nhận bất cứ điều gì họ được bảo từ phía trên, gây tổn hại cho người dân và nền kinh tế của chính họ".
Ông nói thêm rằng các công dân EU sẽ phải trả giá cho những quyết định không dựa trên thực tế và trái với lẽ thường, vì thiệt hại trực tiếp từ các lệnh trừng phạt có thể vượt quá 400 tỷ USD trong một năm.
Giá năng lượng và lạm phát
Tổng thống Nga nói rằng việc phương Tây đổi lỗi cho Nga gây tăng giá năng lượng và lạm phát ở phương Tây là điều "ngớ ngẩn" và "chỉ dành cho những người không biết đọc hay viết". Ông Putin nói: "Đừng đổ lỗi cho chúng tôi, hãy tự trách bản thân".
Theo nhà lãnh đạo Nga, do EU tin tưởng một cách mù quáng vào các nguồn năng lượng tái tạo và từ bỏ các hợp đồng khí đốt tự nhiên dài hạn với Nga nên khiến giá năng lượng tăng vọt vào năm ngoái. Trong khi đó, cả Mỹ và EU đều giải quyết đại dịch COVID-19 bằng cách in hàng nghìn tỷ USD và euro.
Tầng lớp tinh hoa phương Tây
Ông Putin nói rằng các chính sách do các nhà lãnh đạo EU và Mỹ thực hiện đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ trong xã hội, không chỉ về mặt phúc lợi mà còn về giá trị và định hướng của các nhóm khác nhau.
Ông Putin cho rằng điều này chắn sẽ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy và phát triển các phong trào cấp tiến, dẫn đến những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội, dẫn đến suy thoái và trong tương lai gần, dẫn đến thay đổi trong giới tinh hoa.
Nguy cơ nạn đói toàn cầu
Tổng thống Putin chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và EU - đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu phân bón và ngũ cốc - là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng. Ông nói: "Nếu có nạn đói xảy ra ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, điều này sẽ hoàn toàn là do chính quyền Mỹ và châu Âu".
Theo ông Putin, rắc rối về nguồn cung cấp lương thực đã nảy sinh trong vài năm qua - chứ không phải vài tháng - do hành động của những người quen giải quyết vấn đề của mình mà gây hại cho người khác,bóp méo dòng chảy thương mại bằng cách in tiền.
Ông nói Nga đã sẵn sàng gửi thực phẩm tới châu Phi và Trung Đông, nơi có nguy cơ đói kém nghiêm trọng nhất, nhưng phải đối mặt với những trở ngại về hậu cần, tài chính, vận tải do phương Tây áp đặt.
Phát triển kinh tế
Theo ông Putin, trong thế kỷ 21, chủ quyền không thể là một phần. Tất cả các yếu tố của chủ quyền đều quan trọng như nhau và bổ sung cho nhau và nền kinh tế là một trong số đó. Có năm nguyên tắc chính mà Nga sẽ tuân theo trong phát triển kinh tế: cởi mở, tự do, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng và chủ quyền công nghệ.
Ông Putin khẳng định Nga sẽ không bao giờ đi theo con đường tự cô lập và chuyên quyền, mà sẽ mở rộng tương tác với bất kỳ ai muốn giao dịch, đồng thời cho biết thêm rằng có rất nhiều quốc gia như vậy. Nga cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tìm cách giảm bất bình đẳng xã hội và đảm bảo các công nghệ chủ chốt của nước này không phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.
Tổng thống Putin ước tính EU thiệt hại 400 tỷ USD/năm vì trừng phạt Nga Ngày 17/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) rằng các biện pháp trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế của khối này. Tổng thống Putin phát biểu tại SPIEF. Ảnh: RT Theo đài RT, ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

EU phạt TikTok 600 triệu USD

Sự tiến hóa đáng ngạc nhiên của những loài động vật kỳ lạ nhất trên Trái Đất

Mỹ tuyên bố không làm trung gian nữa, yêu cầu Nga và Ukraine đàm phán trực tiếp

Động đất tại Myanmar: Thái Lan triển khai đội y tế thứ 4

Nga có thể đã thay đổi mục tiêu về xung đột Ukraine

Mỹ: Đề xuất luật buộc các cửa hàng ứng dụng App Store kiểm tra độ tuổi người dùng

Patrick-Édouard Bloch: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Thế trận chưa ngã ngũ

Bầu cử địa phương tại Anh: Bước tiến lớn của cánh hữu

UAV tấn công quy mô lớn làm rung chuyển nhiều sân bay quân sự Nga ở Crimea
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Trung Quốc bị chế giễu vì "vươn cổ một cách sai trái", netizen mỉa mai: Xem mà thấy mỏi vai gáy giùm
Hậu trường phim
23:39:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện
Thời trang
21:47:37 02/05/2025