Lo lắng thuỷ điện Pắc-Beng ở Lào ảnh hưởng xấu tới ĐBSCL
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, việc càng có nhiều công trình thủy điện được xây dựng phía thượng lưu sông Mê Công sẽ khiến vùng hạ lưu, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam càng bị gia tăng tác động xấu, kéo theo đó là ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 20 triệu dân vùng này.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu tại hội thảo.
Tại Hội thảo Tham vấn Dự án thủy điện Pắc-Beng (huyện Pắc Beng, tỉnh Oudomxay, Lào) trên dòng chính sông Mê Công ngày 5/5, ông Trần Đức Cường – Phó Chánh văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, dự án thủy điện Pắc-Beng cách Thủ đô Viên Chăn hơn 600km về phía thượng lưu, cách biên giới Việt Nam 1.933km.
Công trình này có công suất thiết kế 912MW, điện lượng 4,765 GWh chủ yếu xuất khẩu sang Thái Lan (90%). Đây là công trình đầu tiên trong chuỗi 11 bậc thang thủy diện dòng chính dự kiến được xây dựng trong vùng hạ lưu lưu vực sông Mê Công và là công trình thứ 3 được đề xuất xây dựng sau Xayabuly và Đôn-sa-hông. Chủ đầu tư là Công ty sản xuất năng lượng quốc tế Datang của Trung Quốc.
Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, xem xét tác động ở các khía cạnh thủy văn-thủy lực, phù sa bùn cát, thủy sản-hệ sinh thái, chất lượng nước, kinh tế xã hội, giao thông thủy, an toàn đập đều có thể thấy chủ đầu tư dự án chỉ ưu tiên phát điện kinh doanh, xem nhẹ các vấn đề bảo tồn hệ sinh thái, môi trường.
Ông Nguyễn Anh Đức – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển sông Mê Công (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam) cho biết, xét về khía cạnh thủy văn thủy lực, các tài liệu về thủy điện Pắc-Beng do phía Lào cung cấp rất sơ sài, tồn tại nhiều vấn đề, áp dụng quá nhiều theo tiêu chuẩn Trung Quốc tại một vùng mang nhiều nét đặc trưng khác.
Không những vậy, số liệu về bùn cát của dự án cần được so sánh với số liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Dự án cũng thiếu thông tin về lịch vận hành, thay đổi mực nước giờ/ngày, về tương tác của Pắc-Beng với các thủy điện khác đã và đang được xây dựng trên lưu vực sông Mê Công.
Thông tin về công trình thủy điện này cũng thiếu đánh giá tác động xuyên biên giới đến các quốc gia hạ lưu khác; thiếu thông tin tác động xuống hạ lưu công trình; không đánh giá tác động xuyên biên giới của hệ thống công trình thủy điện dòng chính sông Mê Công…
“Thiết kế đập Pắc-Beng sẽ giữ lại hầu hết bùn cát đáy, việc xả phù sa bùn cát chủ yếu nhằm bảo vệ công trình, làm hao hụt lượng lớn tại phía hạ lưu đập nên cần phải xem xét lại” – ông Đức nói.
Trong khi đó, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, chủ đầu tư chỉ dùng ngư cụ sơ sài, khảo sát hai thời điểm với số điểm khảo sát không nhiều đã vội vàng kết luận thành phần loài ít nên chưa chính xác, không đủ cơ sở khoa học cho đánh giá tác động và thiết kế các biện pháp giảm thiểu. Chủ đầu tư dự án cũng thừa nhận thủy điện Pắc-Beng sẽ gây tác động lớn đến cá di cư nhưng lại thiết kế đường dẫn cá của đập thủy điện chưa thuận lợi cho việc di chuyển của cá.
Video đang HOT
Dự án chỉ đề cập giải pháp thả cá hồ chứa mà không quan tâm đến di cư ngược dòng chảy cũng như xuôi xuống hạ lưu. Điều này tiềm ẩn ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất đi một số loài cá quý như cá tra dầu, bông lau, trà sốc…
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Phương Lâm, trong số 11 công trình thủy điện của Lào và Campuchia trên dòng Mê Công dự kiến làm thì mỗi công trình có một chủ đầu tư khác nhau làm, mỗi chủ đầu tư lại làm theo các tiêu chuẩn khác nhau, mạnh ai nấy làm, không đồng nhất. Bà Lâm cho rằng cần đặt ra câu chuyện về hậu quả của chuyện này và vai trò của Ủy hội sông Mê Công.
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam khẳng định, việc càng có nhiều công trình thủy điện được xây dựng phía thượng lưu sông Mê Công sẽ khiến vùng hạ lưu, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam càng bị gia tăng tác động xấu; kéo theo đó là ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 20 triệu dân vùng ở đồng bằng này.
Chung quan điểm, đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng nguồn lợi thủy sản mang lại từ sông Mê Kông là rất lớn nên việc thay đổi dòng chảy, tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản. Có thể nhìn rõ qua vài năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái ở miền Tây Nam Bộ, vùng Tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang thậm chí còn không có lũ về, ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi rộng.
Phù sa, thay đổi dòng chảy, giảm dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi cá tự nhiên. Vào đầu mùa lũ, cá bắt đầu sinh sản, kết thúc mùa lũ, cá tiếp tục vào chu trình sinh sản tiếp theo nên nếu thay đổi dòng chảy, dinh dưỡng, phù sa… sẽ thay đổi đến nguồn lợi thủy sản.
Còn theo khảo sát, tính toán của nhóm chuyên gia của Ủy ban sông Mê Công, khi cả 3 công trình thuỷ điện Xayaburi, Đôn-Sa-hông, Pắc-Beng hoạt động thì lượng nước tại Tân Châu – Châu Đốc – An Giang ở nước ta giảm tới 13% (thời đoạn 10 ngày), tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng. Như vậy sẽ tác động rất lớn lên lưu vực sông Cửu Long, hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu sẽ tăng lên, lấn sâu vào từ 2,8-3,8km. Còn nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10-18km.
“Nếu xét 3 công trình thủy điện Xayaburi, Đôn-Sa-hông, Pắc-Beng hoạt động thì tổng lượng bùn cát đo ở Tân Châu – Châu Đốc – An Giang giảm 5%. Nếu cả chuỗi 11 thủy điện cùng được xây dựng, hoạt động thì tổng lượng phù sa, bùn cát ở Đồng bằng sông Cửu Long mất đến 65% gây tác động rất lớn đến đời sống người dân cũng như nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long”- đại diện Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nhấn mạnh.
Kết thúc hội thảo, lãnh đạo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam khẳng định tất cả các ý kiến sẽ được ghi nhận, tổng hợp để trình Chính phủ, Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong thời gian tới.
Thế Kha
Theo Dantri
Thủy điện Pắc-Beng (Lào): Nguy cơ lớn cho đồng bằngSôngCửu Long
ĐBSCL sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, xói lở, mất nguồn lợi thủy sản nếu dự án thủy điện Pắc-Beng do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Lào hoạt động.
Tại hội thảo Tham vấn dự án (DA) thủy điện Pắc-Beng của Lào trên dòng chính sông Mê Kông ngày 5.5, ông Trần Đức Cường, Phó chánh văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mê Kông VN, cho biết DA thủy điện Pắc-Beng thuộc H.Pắc Beng, tỉnh Oudomxay, Lào, cách thủ đô Vientiane hơn 600 km về phía thượng lưu, cách biên giới VN 1.933 km.
Nguồn lợi thủy sản Đồng bằng sôngCửu Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Công trình Pắc-Beng có công suất thiết kế 912 MW, điện lượng 4,765 GWh, chủ yếu xuất khẩu sang Thái Lan (90%). Chủ đầu tư là Công ty sản xuất năng lượng quốc tế Datang (Công ty Datang) của Trung Quốc.
Đây là công trình đầu tiên trong chuỗi 11 bậc thang thủy diện dòng chính dự kiến được xây dựng trong vùng hạ lưu lưu vực sông Mê Kông và là công trình thứ 3 được đề xuất xây dựng sau Xayabury và Đôn Sa-hông.
Chỉ ưu tiên kinh doanh điện
Nhiều chuyên gia đều chung nhận xét, tài liệu khảo sát lấy cơ sở triển khai DA thủy điện Pắc-Beng của Lào quá sơ sài, thiếu sót. Nếu công trình được xây dựng trên nền khảo sát như vậy sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường cho vùng hạ du, đặc biệt là ĐBSCL của VN.
Ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển sông Mê Kông thuộc Ủy ban Sông Mê Kông VN, nêu cụ thể, số liệu bùn cát không đầy đủ, thiếu tính thống nhất, không phản ánh được lượng bùn cát trong thực tế, cần phải cập nhật, kiểm chứng. Thiếu thông tin về lịch vận hành, thay đổi mực nước giờ/ngày, về tương tác của Pắc-Beng với các thủy điện đã và đang được xây dựng trên lưu vực sông Mê Kông.
Việc mô phỏng mô hình của chủ đầu tư thiếu thông tin về số liệu đầu vào, chuỗi thời gian mô phỏng và các tham số trong các mô hình; thiếu thông tin về việc xây dựng, hiệu chỉnh, kiểm định mô hình, thiếu mô hình hình thái sông...
Thông tin về công trình thủy điện này cũng thiếu đánh giá tác động xuyên biên giới đến các quốc gia hạ lưu khác; thiếu thông tin tác động xuống hạ lưu công trình; không đánh giá tác động xuyên biên giới của hệ thống công trình thủy điện dòng chính sông Mê Kông... "Thiết kế công trình chỉ ưu tiên về phát điện, ít quan tâm đến môi trường. Thiết kế đập Pắc-Beng sẽ giữ lại hầu hết bùn cát đáy, việc xả phù sa bùn cát chủ yếu nhằm bảo vệ công trình, làm hao hụt lượng lớn tại phía hạ lưu đập nên cần phải xem xét lại", ông Đức nói.
Về tác động đến thủy sản, đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, chủ đầu tư chỉ dùng ngư cụ sơ sài, khảo sát 2 thời điểm với số điểm khảo sát không nhiều đã vội vàng kết luận nên chưa chính xác, không đủ cơ sở khoa học cho đánh giá tác động và thiết kế các biện pháp giảm thiểu. Chủ đầu tư thừa nhận thủy điện Pắc-Beng sẽ gây tác động lớn đến cá di cư nhưng thiết kế đường dẫn cá của đập thủy điện chưa thuận lợi cho việc di chuyển của cá. Chỉ đề cập giải pháp thả cá hồ chứa mà không quan tâm đến di cư ngược dòng chảy cũng như xuôi xuống hạ lưu. Nếu không tính toán khảo sát kỹ sẽ ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất đi một số loài cá quý như cá tra dầu, bông lau, trà sốc...
Thiết kế đập thủy điện Pắc-Beng cũng có "lỗi" khi chỉ bố trí 1 âu thuyền, làm chậm thời gian lưu thông khoảng 1 giờ... Bên cạnh đó, còn thiếu tài liệu về địa chấn, động đất, tài liệu về địa hình, địa chất không đủ chi tiết, thiếu các tiêu chuẩn về thiết kế công trình. Đồng thời, chưa đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn đập: lũ, động đất, tính ổn định của công trình, vận hành công trình...
Chuyên gia Nguyễn Thị Phương Lâm, từng công tác tại Viện Quy hoạch thủy lợi, lo lắng trong số 11 công trình thủy điện của Lào và Campuchia trên dòng Mê Kông dự kiến làm mà mỗi công trình là một chủ đầu tư khác nhau, mỗi chủ lại làm theo các tiêu chuẩn khác nhau thì hậu quả ra sao? Vai trò của Ủy hội Sông Mê Kông là gì?
Đập Tiểu Loan của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông
20 triệu dân ĐBSCL bị ảnh hưởng
Thứ trưởng Bộ TN-MT Chu Phạm Ngọc Hiển kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Sông Mê Kông VN, nhìn nhận, càng nhiều công trình thủy điện được xây dựng phía thượng lưu sông Mê Kông thì vùng hạ lưu, cụ thể là ĐBSCL càng bị gia tăng tác động xấu, ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 20 triệu dân nơi đây.
Theo khảo sát, tính toán của nhóm chuyên gia của Ủy ban Sông Mê Kông, khi cả 3 công trình Xayaburi, Đôn Sa-hông, Pắc-Beng hoạt động, thì lượng nước tại Tân Châu - Châu Đốc - An Giang giảm tới 13% (thời đoạn 10 ngày), tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng. Như vậy sẽ tác động rất lớn lên lưu vực sông Cửu Long. Hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu sẽ tăng lên, lấn sâu vào từ 2,8 - 3,8 km. Còn nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10 - 18 km.
Kèm theo giảm lượng dòng chảy là giảm lượng phù sa, bùn cát trong nước sông, gây xói lở mạnh ĐBSCL. "Nếu cả chuỗi 11 thủy điện cùng được xây dựng, hoạt động thì tổng lượng phù sa, bùn cát ở ĐBSCL mất đến 65%. Tác động rất lớn đến đời sống người dân cũng như nền kinh tế của vựa lúa nước ta", đại diện Ủy ban Sông Mê Kông VN nói.
Đại diện Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết nguồn lợi thủy sản mang lại từ sông Mê Kông là rất lớn. Việc thay đổi dòng chảy tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản. "Điều này chứng minh rõ khi có 8 thủy điện của Trung Quốc, sản lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm, ít cá to. Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Sản lượng cá hiện nay ở ĐBSCL rất thấp. Sản lượng nuôi cá ở đây cũng bị ảnh hưởng do chất lượng nước, dòng chảy thay đổi".
Ông Hoàng Xuân Hồng, đại diện Hội Đập lớn VN, đặt vấn đề, 8 đập thủy điện đã xây dựng trong lãnh thổ Trung Quốc đã giữ lại rất nhiều phù sa sông Mê Kông. Đến thủy điện Pắc-Beng, cần phải xác định rõ mất thêm bao nhiêu phù sa? Bên cạnh đó, cũng phải xem xét đến sản lượng cá của ĐBSCL bao gồm cả cá nuôi, không chỉ tính cá tự nhiên. Phải làm rõ để làm cơ sở yêu cầu bồi thường, chia sẻ lợi ích từ thủy điện thượng lưu.
Lãnh đạo Ủy ban Sông Mê Kông cho biết, tất cả các ý kiến sẽ được ghi nhận, tổng hợp để trình Chính phủ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế trong thời gian tới.
DA thủy điện Pắc-Beng được Chính phủ Lào chuẩn bị từ tháng 4.1994. Đến tháng 5.2006, Lào ký hợp tác nguyên tắc với một công ty của Trung Quốc cho nghiên cứu tiền khả thi. Năm 2009, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của DA được phê duyệt. Tháng 9.2015, thiết kế công trình được nộp lên chính phủ Lào. Tháng 11.2016, Ban Thư ký Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế đã thông báo cho các thành viên về kế hoạch xây dựng thủy điện Pắc-Beng của Lào. Đồng thời, thành viên của ủy hội này cũng được cung cấp tài liệu về DA thủy điện Pắc-Beng để nghiên cứu, tham vấn trước khi công trình được xây dựng.
(Theo Thanh Niên)
"Không gặp bất kỳ sự cản trở nào" khi thanh tra dự án Núi Pháo Tại cuộc họp báo sáng 17/11, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - khẳng định, cuộc thanh tra dự án Núi Pháo (Thái Nguyên) chưa kết thúc và đoàn thanh tra "không gặp bất kỳ cản trở nào". Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu

Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'

Cháy lớn xưởng nội thất ở Hóc Môn, phong tỏa đường nhiều giờ để dập lửa

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong
Có thể bạn quan tâm

UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
Thế giới
22:38:27 16/05/2025
Chuyện gì đang xảy ra giữa Tom Cruise và Ana de Armas?
Sao âu mỹ
22:38:18 16/05/2025
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng
Góc tâm tình
22:36:19 16/05/2025
Vì sao NSƯT Hoài Linh nhận lời đóng phim 'Chị ngã em nâng'?
Hậu trường phim
22:35:28 16/05/2025
Em Xinh "Say Hi" xuất hiện điều chưa từng có, ca sĩ lén lút sau lưng đồng nghiệp
Sao việt
22:32:11 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025
Phương Ly tham gia Em xinh "say hi" ở tuổi 35 nhưng luôn coi mình như "em bé"
Tv show
21:57:50 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025
Người phụ nữ duy nhất bị đồn hẹn hò G-Dragon mà không ai tin, chứng kiến 2 thập kỷ càn quét của "ông hoàng Kpop"
Nhạc quốc tế
21:42:31 16/05/2025
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Sức khỏe
21:34:18 16/05/2025