Lo nhà máy giấy ‘bức tử’ sông Hậu: Đùa với tử thần?
“Nguồn nước Sông Hậu quyết định sống còn của hàng triệu người. Đặt nhà máy thải nước vào đây khác gì đặt con dao vào yết hầu”
Tiềm ẩn nguy hại, tham vấn sơ sài
Xung quanh thông tin về mối lo ngại nhà máy giấy Trung Quốc có thể “bức tử” sông Hậu, chiều ngày 25/6, chia sẻ với báo Đất Việt, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng nhóm tư vấn quốc gia về đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính sông Mê Kông cho biết: “Công nghệ sản xuất giấy, đặc biệt là từ nguyên liệu tái chế thông thường sử dụng chất xút trong nhiều công đoạn như để tách xơ, tẩy mực in, và kiểm soát độ pH.
Nếu nhà máy nói không sử dụng xút mà sử dụng hóa chất gì khác thì như vậy nguy cơ chất thải ra môi trường chưa được hiểu rõ. Vì vùng này không đủ nguyên liệu, phần lớn nguyên liệu nhà máy sẽ phải nhập từ nước ngoài, nên khả năng họ sẽ nhập giấy phế liệu là rất lớn và việc xử lý giấy phế liệu thì việc tái chế sẽ gây ô nhiễm cao. Với một dự án khổng lồ như thế và mối quan ngại chính nằm ở chất lượng nước thải mà báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2008 cho biết tổng kinh phí giành cho giám sát chất lượng nước thải trong giai đoạn hoạt động chưa tới 50 triệu đồng mỗi năm (chính xác là 43,960,000 đồng) với tần suất giám sát là 4 lần/năm đối với 15 chỉ tiêu. Con số kinh phí giành cho giám sát chất lượng nước thải chưa đến 50 triệu đồng so với rủi ro những thiệt hại to lớn như vậy thì như chuyện đùa.”
Một trong những công đoạn của hệ thống xả thải tại Nhà máy giấy Lee & Man – Ảnh: TTO
Ông Thiện nói thêm: “Do hệ thống kênh rạch chằng chịt và chế độ thủy triều lên xuống mỗi ngày 2 lần của sông Hậu, trong trường hợp nước thải có độc, thì tác động sẽ xảy ra trên vùng rất rộng chứ không chỉ Thị trấn Mái Dầm. Nước thải có thể len lỏi vào sông rạch, theo triều đi lên dọc sông Hậu và theo triều xuống ra biển. Trường hợp nước thải có độc thì hậu quả sẽ khôn lường.
Nhà máy nước cung cấp cho thành phố Cần Thơ nằm không xa nhà máy. Thủy sản tự nhiên nước ngọt của sông Hậu và các kênh rạch, thủy sản vùng cửa sông Trần Đề và có thể toàn bộ vùng ven biển ĐBSCL có thể bị ảnh hưởng. Cộng đồng sống ven sông rạch ở toàn vùng này cũng bị nguy hiểm.”
Video đang HOT
Cũng theo vị thạc sĩ này: “Báo cáo ĐTM của Lee&Man cho thấy việc tham vấn cộng đồng thực quá mức sơ sài. ĐTM chỉ gửi văn bản cho UBND xã Phú Hữu A và UBMTTQVN sau đó thu lại ý kiến bằng văn bản. Câu hỏi đặt ra là UBND và UBMTTQVN cấp xã ở Phú Hữu A có đủ năng lực để hiểu về những tác động môi trường để phản hồi có ý nghĩa hay không? Chắc chắn là không!
Vậy nên, không lạ gì khi cả UBND và UBMTTQVN xã Phú Hữu A đều trả lời trong văn bản bày tỏ ủng hộ dự án và chỉ dặn dò rằng cần lưu ý thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. Bên cạnh đó, phần tham vấn cộng đồng dân cư do Trung Tâm Công Nghệ Môi trường (ENTEC) tiến hành một khảo sát khá sơ sài với chỉ đúng 20 người dân địa phương về ảnh hưởng đối với 3 việc là đất, nhà, và hoa màu. Khảo sát này không hề nói cho người dân biết về nguy cơ tác động đối với nguồn nước, thủy sản gì cả. Các cộng đồng và các tổ chức bị ảnh hưởng trực tiếp của dự án không chỉ là 20 người dân ở xã Phú Hữu A. Một sự tham vấn như vậy hoàn toàn không có ý nghĩa, khó chấp nhận được. Cộng đồng được tham vấn ít nhất phải có Thành phố Cần Thơ tổ chức được tham vấn ít nhất phải có Trường Đại học Cần Thơ là những người có thể sẽ uống nước ô nhiễm từ nhà máy này và bị ảnh hưởng trực tiếp.” Cho biết thêm về vấn đề đáng quan tâm trong dự án của nhà máy giấy Trung Quốc này, ông Thiện nói: “Có hai câu hỏi được đặt ra ở đây: tại sao công suất của trạm xử lý nước thải tập trung lại nhỏ hơn tổng nhu cầu nước và nếu nước thải được xử lý tốt thì tại sao không tái sử dụng cho đỡ tốn kém mà phải thải ra sông Hậu? Kinh nghiệm của chúng ta là dù các nhà máy có hệ thống xử lý vẫn chưa có thể tin tưởng được. Và dù thậm chí có an toàn lúc đầu để “trình diễn” thì về lâu dài cũng không đảm bảo được. Vẫn biết cần có đầu tư để tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng trong trường hợp này, rủi ro xảy ra thì tác động sẽ là một thảm họa cực lớn.
Trong bối cảnh của việc cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung chưa công bố nguyên nhân, chúng ta sẽ không đủ sức chịu thêm một thảm họa khác có khả năng lớn hơn gấp nhiều lần. Chậm có nhà máy giấy này hoặc thậm chí không có nhà máy giấy này thì chúng ta vẫn sống được, nhưng nếu vội vã thiếu cẩn trọng thì chúng ta đang “đùa với tử thần”. Nguồn nước Sông Hậu quyết định sống còn của hàng triệu người. Đặt nhà máy thải nước vào đây khác gì đặt con dao vào yết hầu và hứa hẹn sẽ có biện pháp bảo đảm an toàn.
Chính vì vậy, trong những trường hợp như thế này, áp dụng nguyên tắc cẩn trọng vẫn hơn. Trước mắt, chúng ta đề nghị cần làm lại ĐTM, có sự tham vấn và tham gia một cách có ý nghĩa của cộng đồng và giới chuyên gia trước khi đưa ra quyết định về việc vận hành của nhà máy”.
Tỉnh Hậu Giang vội vàng quá
Cùng ngày, GS Võ Tòng Xuân – chuyên gia nông nghiệp cho biết: “Rút kinh nghiệm từ nhà máy Formosa ngoài kia, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hậu Giang phải hết sức cẩn thận, theo dõi hằng ngày về vấn đề xử lý nước thải, không để sơ sẩy như Formosa nữa. Mình nghĩ là nhà máy giấy này sẽ làm ô nhiễm môi trường nhưng chưa có bằng cớ gì để ngăn lại, vì thế thái độ của ta là cho nhà máy đó làm nhưng chúng ta phải có sự kiểm tra chéo. Việc kiểm tra chéo là không để cho mình Hậu Giang làm mà phải có cả cơ quan thứ 2 để chắc chắn không có yếu tố tiêu cực nào xảy ra.”
GS Xuân nói thêm: “Phải nói rằng, tỉnh Hậu Giang hơi vội vàng quá, thích công nghiệp hóa. Đáng lẽ mình không cho ngay từ đầu để đợi các ý kiến của những nhà chuyên môn khoa học và các bên tham gia rồi hãy quyết định có hay không cho phép nhà máy giấy đó xây dựng. Nhà máy nào cũng cần quy trình để xử lý nước thải, tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là hệ thông đó chỉ chạy khi có cán bộ môi trường xuống kiểm tra, lúc không có người kiểm tra thì tắt máy. Nhà máy chạy thì hệ thống xử lý nước thải cũng phải chạy, phải luôn luôn mở vì nước thải ra hằng ngày”.
Về vấn đề này, trao đổi với Đất Việt ngày 24/6, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho rằng: “Chuyện nhà máy giấy Trung Quốc đặt ở Hậu Giang có nhiều điểm cần tính toán. Các cơ quan chức năng cần kiểm soát lại toàn bộ hệ thống của nhà máy, nếu như nhà máy đó gây ô nhiễm thì cần kiên quyết đóng cửa ngay.
Mặc dù chưa đi vào hoạt động nhưng nếu mình kiểm tra thấy có nguy cơ thì chúng ta phải chặn trước. Làm giấy nguyên tắc đơn giản, tuy nhiên mọi quá trình làm giấy đều phải dùng đến xút ((NaOH) và việc xử lý xút thì không phải đơn giản, mà nếu không xử lý tốt thì chất thải đó lại lẳng lặng tống xuống đáy sông thì rất nguy hiểm.
Phải xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài khi sản xuất kinh doanh trong nước mình, kinh nghiệm ở biển Hà Tĩnh thời gian vừa qua là vậy nên giờ chúng ta cần rút kinh nghiệm. Đừng vì lợi nhuận mà hủy hoại môi trường rồi sau đó lại cả một đống tiền bỏ ra để đi xử lý môi trường”.
Theo Đất Việt
Thanh tra nhà máy giấy Trung Quốc trước lo ngại 'bức tử' sông Hậu
Từ 1/7, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường một số doanh nghiệp ở Hậu Giang, trong đó có Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam.
Trước lo ngại công ty TNHH Lee&Man (cụm công nghiệp Phú Hữu A, Châu Thành, Hậu Giang) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã giao Tổng cục Môi trường phối hợp các đơn vị thanh tra việc chấp hành bảo vệ môi trường của công ty.
Bên cạnh Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên, Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, phòng cảnh sát môi trường và đại diện ban quản lý các khu công nghiệp, Đoàn kiểm tra còn mời một số chuyên gia hàng đầu về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất giấy tham gia.
Hiệp hội doanh nghiệp lo lắng nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam "bức tử" sông Hậu. Ảnh: Cửu Long.
"Đây là dự án tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định và cho hay đơn vị nào vi pham sẽ bị xử lý nghiêm. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra sẽ đề xuất cấp phép hoặc không cấp phép cho nhà máy giấy Lee & Man vận hành thử nghiệm.
Trước đó, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi công văn lên Quốc hội và Thủ tướng đề nghị chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải của dự án Lee & Man. Theo VASEP, công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút (NaOH), sau đó là cyanua, thạch tín. Trong khi đó, khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn. Khi hoạt động, công trình sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là thải ra khoảng 28.500 tấn xút một năm xuống sông Hậu.
Trong khi đó, ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc công ty khẳng định nếu thiết bị kiểm soát phát hiện nước thải không đạt chuẩn A thì lập tức vận ngành ngược trở lại quy trình xử lý, hoàn toàn không có chuyện đầu độc sông Hậu. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận từ khi khởi động lại dự án hồi năm 2014 đến nay, dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Dự án nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, được khởi công tháng 8/2007 tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Gặp một số khó khăn, dự án bị đình trệ đến năm 2014 mới khởi động lại.
Hiện nhà máy có công suất 420.000 tấn một năm đã hoàn thành giai đoạn một 95%, sẽ chạy thử nghiệm vào giữa tháng 7/2016 và chính thức hoạt động sau đó một tháng.
Phạm Hương
Theo VNE
Chủ đầu tư nhà máy giấy Trung Quốc cam kết không "bức tử" sông Hậu Dù cam kết chất lượng nước thải xả ra sông Hậu luôn phải đạt tiêu chuẩn A, thậm chí tốt hơn nhưng đại diện chủ đầu tư cũng thừa nhận chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án tỷ USD này kể từ khi tái khởi động. Chủ đầu tư nhà máy giấy lớn nhấtViệt Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

2 người dân bị sét đánh tử vong trên cánh đồng

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột
Có thể bạn quan tâm

Mai Châu: Tiểu thư bỏ nhung lụa theo cách mạng, bậc thầy phản diện, vừa qua đời
Sao việt
15:10:52 24/05/2025
'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' ra rạp tại Mỹ và thế giới
Hậu trường phim
15:09:07 24/05/2025
Cha già 86 tuổi đạp xe đến ngủ cùng con trai U70 mỗi ngày vì lý do xúc động
Netizen
15:05:56 24/05/2025
Mẹ đơn thân tiết lộ hôn nhân với chồng Tây 70 tuổi
Tv show
15:04:11 24/05/2025
5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon
Sức khỏe
15:02:34 24/05/2025
Duyên Quỳnh tiết lộ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm sau vụ ca khúc 'tỉ view'
Nhạc việt
15:00:45 24/05/2025
Tổ chức MGI tiếc 'gà cưng', lên án Sen Vàng vô trách nhiệm, fan nghi tại Quế Anh
Sao châu á
14:53:40 24/05/2025
Lười mấy cũng phải dọn sạch 10 nơi này kẻo bệnh tật tìm đến, số 9 hầu như người Việt quên béng!
Sáng tạo
14:53:05 24/05/2025
Phim Hàn đáng yêu đến nỗi rating tăng 115% chỉ sau 1 tập, nữ thần ngôn tình tấu hài hết cỡ xem mà u mê
Phim châu á
14:48:33 24/05/2025
13 giây điên đảo của nữ thần nhan sắc thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:35:42 24/05/2025