Lo thuốc rẻ tiền, kém chất lượng tràn vào bệnh viện
Bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên tổ chức đấu thầu công khai theo cơ chế mới của Bộ Y tế và mời báo chí chứng kiến với mong muốn tránh mua phải thuốc giá rẻ, chất lượng kém.
Gói thầu trị giá hơn 200 tỷ đồng, cung cấp tất cả các loại thuốc cho Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) năm 2013-2014, được công bố hôm qua. Ngoài 65 doanh nghiệp đấu thầu, lần đầu tiên báo chí cũng được tham dự.
“Tôi nghe rất nhiều đồng nghiệp các nơi nói về thuốc rẻ, chất lượng không tốt vào bệnh viện, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Vì thế, tôi muốn các bạn đến xem xét cụ thể việc đấu thầu. Sẽ không có chuyện thuốc chất lượng kém được vào Việt Đức”, PSG Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ lý do mời một số cơ quan thông tấn tới chứng kiến buổi đấu thầu.
Điều ông Quyết giãi bày xuất phát từ lo ngại của các bệnh viện khi phải thực hiện đấu thầu mua thuốc theo cơ chế mới. Thông tư liên tịch số 01 do liên bộ Y tế – Bộ Tài chính ban hành đầu năm ngoái và có hiệu lực từ 1/6/2012, từng được kỳ vọng giúp giảm giá thuốc thông qua cơ chế đấu thầu công khai. Thực tế, cơ chế này đã giúp nhiều bệnh viện cắt giảm chi phí dành cho mua thuốc một cách đáng kể, có nơi tới 30%.
Tuy nhiên, quy định mới này chỉ chú trọng đến thuốc giá rẻ chứ chưa quan tâm tới nguồn gốc nguyên liệu. Điều 16 của Thông tư này quy định, mỗi nhóm thuốc chỉ được xét trúng thầu một mặt hàng, ngoài các tiêu chí như đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng quy định thì ưu tiên mặt hàng có giá đánh giá thấp nhất trong nhóm thuốc đó.
Lấy ví dụ cụ thể về trường hợp một đồng nghiệp ở bệnh viện khác gửi cho ông 2 lọ thuốc, ông Quyết cho biết cả hai cùng là thuốc kháng sinh, tiêm tĩnh mạch, cùng hoạt chất, hàm lượng 200mg/100ml, thế nhưng một lọ có giá đến 80.000 đồng, lọ kia chỉ 8.000 đồng (khác nhau về nước sản xuất). Về mặt pháp lý, cả 2 loại này đều đã được cấp phép vào Việt Nam, cùng được chấm thang điểm kỹ thuật trên 70, nghĩa là đủ điểm dự thầu vào bệnh viện. Theo cơ chế đầu thấu thuốc mới, loại thuốc giá rẻ sẽ có cơ hội trúng thầu cao hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng loại thuốc chỉ giá 8.000 đồng, lại là kháng sinh, tiêm đường tĩnh mạch thì không thể chữa khỏi được bệnh.
Sở Y tế Quảng Ngãi mới đây thông báo năm nay có 6 gói thầu mua thuốc với giá giảm 30% so năm ngoái. Tiết kiệm ngân sách khoảng 20 tỷ đồng, nhưng cả lãnh đạo Sở lẫn bác sĩ bệnh viện đều ngại nguồn thuốc rẻ dễ dẫn đến chất lượng điều trị kém.
Chung lo ngại này, lãnh đạo một bệnh viện tại Hà Nội cho rằng thuốc theo đúng tiêu chí trong thông tư thì giá rất thấp nhưng không chữa được bệnh.
Trao đổi với báo chí tại buổi đấu thầu hôm qua, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho rằng nên triển khai Thông tư 01 với tinh thần là làm thế nào để đưa thuốc về giá hợp với thực tế, chứ không khuyến khích rẻ mà không chữa được bệnh.
Video đang HOT
Theo ông, muốn mua được thuốc tốt, giá hợp lý cần có một hội đồng thuốc giỏi, gồm các chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực, công khai dân chủ việc đấu thầu. Hội đồng này sẽ phân tích thuốc tốt, không tốt từ đó lựa chọn thuốc phù hợp. Với trường hợp của Việt Đức, ông cho biết nếu ưu tiên chấm thầu cho các loại thuốc rẻ tiền có đủ các tiêu chí, đủ điểm kỹ thuật được phép dự thầu thì dự toán giá nhập theo kế hoạch trong cả năm 2014 chỉ khoảng 150 tỷ đồng. Song vẫn các mặt hàng thuốc đó nhưng nếu lựa chọn các loại thuốc có chất lượng tốt, đúng, để có tác dụng chữa bệnh thì phải mất đến 300 tỷ đồng.
“Doanh nghiệp ưu tiên mặt hàng giá rẻ là đương nhiên. Nhưng bệnh viện không phải nhà buôn, phải chịu trách nhiệm trước tính mạng của người bệnh thì không thể làm như vậy được. Nếu áp cứng nhắc theo Thông tư 01 thì chẳng khác nào bệnh viện tự bắn vào chân mình”, ông Quyết nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia lo ngại cơ chế đầu thầu thuốc mới đang tạo thuận lợi cho thuốc kém chất lượng vào bệnh viện. Ảnh minh họa: N.P.
Khảo sát thuốc trúng thầu vào bệnh viện một số tỉnh gần đây cho thấy, Ấn Độ đang dẫn đầu về thuốc ngoại trúng thầu, Trung Quốc lần đầu đứng hàng thứ 5. Trong khi đó thuốc của Anh, Pháp, Mỹ… rất hãn hữu. Trong khi đó về mặt chất lượng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu kiểm nghiệm 100% lô thuốc nhập khẩu từ các công ty có thuốc vi phạm chất lượng. Trong danh sách này từ ngày 1/1/2011 đến 23/8/2013 có 37 công ty vi phạm thì có 25 công ty của Ấn Độ.
Trao đổi bên lề một hội thảo gần đây, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thừa nhận, thông tư mới, bước đầu đã có một số kết quả, nhưng cần nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo giá tốt nhưng thuốc phải tốt.
“Đúng là có một thực tế là giá mà quá rẻ sẽ lẫn chất lượng không đảm bảo, nhưng cái đấy chúng ta có thể kiểm soát được-kiểm soát nguyên liệu sản xuất thuốc. Chúng tôi cũng đang nghe ngóng từ phía các bác sĩ điều trị”, ông Thảo chia sẻ.
Hiện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đang nhận các ý kiến đóng góp để sửa sửa đổi thông tư này. Nhiều ý kiến cho rằng việc phân chia nhóm thuốc căn cứ tiêu chuẩn nhà máy (PIC/S-GMP và EU- GMP ) là đúng nhưng chưa đủ. Lý do vì chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc còn phụ thuộc yếu tố khác: chất lượng nguồn nguyên liệu, trình độ và quy trình công nghệ, kỹ thuật bào chế…
Hiện nay đã công bố đến 691 nhà máy đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/S-GMP và EU-GMP, trong đó có trên 85 nhà máy của Ấn Độ, 14 nhà máy của Indonesia, 9 của Malaysia… Trong khi, các thuốc sản xuất tại các nước Ấn Độ, Indonesia… chưa được thật sự có uy tín chất lượng nên bác sỹ không sử dụng nhiều.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội thì cho rằng, để đánh giá một loại thuốc thì hiệu quả điều trị, tác dụng phụ, tính an toàn là tiêu chí quan trọng. Khi đóng gói một viên thuốc hoặc lọ thuốc có sự dung sai về hàm lượng. Có loại cho dung sai rộng, nhưng những thuốc của Mỹ, Anh thì dung sai rất ít. Muốn đánh giá đúng thuốc cần phải thử tương đương sinh học nhưng việc này rất tốn kém.
Hiện nay chưa có một tiêu chí riêng để chấm thầu trong đấu thầu thuốc mà vẫn lấy tiêu chí chung của luật đấu thầu. Theo các chuyên gia, thuốc là một mặt hàng đặc biệt nên phải có tiêu chí chấm thầu riêng, đó là tốt, giá hợp lý, không phải thuốc rẻ nhưng không có khả năng chữa bệnh được.
Nam Phương
Theo VNE
Dẹp loạn giá thuốc
Nếu áp dụng đúng quy chế đấu thầu mới, giá một số loại thuốc có thể giảm 20%-30% so với hiện nay.
Chi phí tiền thuốc chiếm đến 60% chi phí điều trị, do đó kiểm soát chi phí thuốc có ý nghĩa quan trọng trong giảm chi phí điều trị. Quy định mới về đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế đang được kỳ vọng là công cụ để ngăn chặn đường vòng, nâng giá thuốc bất hợp lý.
Theo quy định, giá thuốc trong bệnh viện phải thấp hơn ngoài thị trường. Trong ảnh: Mua thuốc tại nhà thuốc của Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM. Ảnh: QUỐC THẮNG
Hạn chế "ăn" chênh lệch
Ngày 7/12, tại hội nghị về đấu thầu thuốc do Bộ Y tế tổ chức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng mặc dù các khảo sát cho thấy giá thuốc tại Việt Nam không cao hơn giá thuốc tại một số nước trong khu vực song vẫn tồn tại bất hợp lý. Đó là cùng một loại thuốc nhưng giá cung ứng vào bệnh viện (BV) khác nhau, vẫn còn thuốc trong BV có giá cao hơn thị trường và thuốc còn phân phối lòng vòng, qua nhiều tầng nấc trung gian, đẩy giá thuốc lên cao bất hợp lý.
Nhiều hãng dược bắt tay với thầy thuốc kê đơn thuốc biệt dược nhập ngoại để hưởng chênh lệch... "Cùng với chấn chỉnh công tác đấu thầu, sẽ phải thực hiện các giải pháp đồng bộ kiểm soát giá. Sắp tới, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam sẽ rà soát toàn bộ danh mục thuốc BHYT vì danh mục thuốc hiện nay quá rộng rãi, nhiều thuốc hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị trực tiếp. Việc này làm tăng tình trạng kê quá mức cần thiết, đội chi phí điều trị. Không thể để vỡ quỹ BHYT vì tiền thuốc!" - bà Tiến nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Tiến, hiện tỉ trọng thuốc tại Việt Nam khá lớn, chiếm 50%-60% chi phí y tế. Hệ thống BV công lập cũng sử dụng khoảng 40% tổng trị giá tiền thuốc sử dụng trong cả nước và 2/3 các đơn vị mua thuốc thông qua đấu thầu tập trung. Tuy nhiên, việc đấu thầu thông qua thông tư cũ ban hành từ năm 2007 có nhiều bất cập. Thông tư này không quy định kết quả đấu thầu thuốc phải thấp hơn giá thuốc kê khai niêm yết trước đó nên phần nào đã "tiếp tay" cho việc đẩy giá thuốc lên cao và cùng một loại thuốc nhưng khi trúng thầu với nhiều mức giá. "Quy định mới này sẽ hạn chế được tiêu cực, làm những đơn vị muốn gian lận để "ăn" chênh lệch giá rất khó khăn" - bà Tiến khẳng định.
Đấu thầu sai làm loạn giá
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Ban Dược BHXH Việt Nam, cho biết Thông tư 01 mới hướng dẫn thực hiện đấu thầu thuốc vào BV có hiệu lực từ nhiều tháng nay nhưng đến năm 2013 mới có thể áp dụng đại trà vì tại thời điểm có hiệu lực các cơ sở y tế đã hoàn tất công tác đấu thầu trong năm. Theo thông tư này, các cơ sở y tế phải lập kế hoạch đấu thầu tối thiểu 1 năm/lần, mỗi nhóm thuốc chỉ được xét trúng thầu một mặt hàng thuốc đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng quy định và có giá thấp nhất trong nhóm thuốc đó, thay vì 7-10 thuốc cùng trúng thầu như từng diễn ra trước đây.
Mỗi cửa hàng thuốc vẫn một giá khác nhau
Tuy vậy, theo bà Yến, với một số cơ sở thực hiện đấu thầu thuốc vào BV theo quy định mới đã xuất hiện một số thuốc có hàm lượng "lạ" cung ứng vào BV. "Đơn cử như thuốc Cefalexin ngoài thị trường có hàm lượng biệt dược là 250 mg, 500 mg nhưng trong danh mục trúng thầu có hàm lượng 300-700 mg và chỉ có một số ít doanh nghiệp cung ứng mặt hàng này. Tính khác biệt này chính là hình thức chỉ định thầu nên hiển nhiên doanh nghiệp trúng thầu" - bà Yến phân tích.
Đại diện BHXH Việt Nam cho biết theo kết quả đấu thầu thuốc vào năm 2011, cùng một biệt dược, cùng một hàm lượng và cùng một công ty sản xuất nhưng giá trúng thầu vào các BV chênh nhau một trời một vực là không hiếm. Chẳng hạn thuốc Arginin 200 mg của Armephaco có nơi trúng thầu với giá 650 đồng/viên nhưng có BV là 1.100 đồng/viên (chênh lệch 69,2%); thuốc Perabact của Sance (Ấn Độ) trúng thầu vào Đồng Tháp là 18.000 đồng/hộp, vào Cần Thơ là 30.000 đồng/hộp (chênh lệch 66,7%). Hay thuốc Cefoperazon 1 g (Việt Nam) có giá 28.000 đồng/hộp tại BV Phổi Trung ương nhưng lại có giá 36.750 đồng/hộp tại BV Trung ương Huế (chênh lệch 31,3%). Cũng do đấu thầu chưa phù hợp, biệt dược gốc của nhà phát minh trúng thầu lại rẻ hơn các thuốc sản xuất theo công thức của nhà phát minh của Ấn Độ và Hàn Quốc.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, chất lượng và giá thuốc cung ứng vào BV luôn được kiểm soát chặt chẽ. Với 1.200 thuốc do BV cung ứng, hầu như đã chấm dứt tình trạng giá thuốc trong BV cao hơn giá thị trường. "Thậm chí BV còn treo thưởng "Ai phát hiện được thuốc của nhà thuốc BV bán cao hơn thị trường sẽ được thưởng 20 triệu đồng" - ông Hiền khẳng định.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Minh Dân (Nam Định), cho rằng nếu áp dụng đúng quy chế đấu thầu mới, giá của một số loại thuốc có thể giảm 20%-30% so với hiện nay.
Khống chế lợi nhuận từ thuốc
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: Nhanh chóng thí điểm "áp dụng thặng số toàn chặng" đối với các thuốc thiết yếu do ngân sách Nhà nước và BHYT chi trả. Theo đó, các thuốc này sẽ bị khống chế lãi suất từ giá nhập khẩu, giá gốc đến giá bán lẻ, chỉ cho phép lợi nhuận được chấp nhận từ 20%-30%. Khống chế mức chênh lệch lãi suất nhằm ngăn chặn tình trạng thuốc phân phối lòng vòng, qua nhiều tầng nấc, đẩy giá cao bất hợp lý.
Theo NGỌC DUNG (Người lao đông)
Giá thuốc bệnh viện bị đẩy lên quá cao Ngày 7.12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Chấn chỉnh đấu thầu thuốc trong bệnh viện (BV) tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hệ thống BV công lập sử dụng khoảng 40% tổng trị giá tiền thuốc "tiêu dùng" trong cả nước và 2/3 các đơn vị mua thuốc thông qua đấu thầu tập...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

10 phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất thập kỷ (P.2): Toàn tuyệt phẩm nên xem ít nhất 3 lần!
Phim châu á
06:55:53 09/05/2025
Nam diễn viên Việt bị ghét nhất lúc này: Họ trù tôi "thằng này ngoài đời chắc không có con"
Hậu trường phim
06:53:45 09/05/2025
Bức ảnh để lộ cận nhan sắc thật của Puka hậu sinh con đầu lòng
Sao việt
06:38:33 09/05/2025
Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
Sao châu á
06:36:21 09/05/2025
Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng
Thế giới
06:34:06 09/05/2025
Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe
Ẩm thực
06:00:22 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025