Loài nào có thể ghi nhớ và ‘nhại’ tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau?
Loài chim Cầm Điểu hay còn gọi là chim Đàn Lia là loài chim bản địa của Australia.
Vẻ ngoài của chúng nổi bật với chiếc đuôi lớn của những con trống khi tán tỉnh chim mái. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy Cầm Điểu có ghi nhớ và ‘nhại’ tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau.
Cầm điểu – Giả giọng siêu việt
Hiện các nhà khoa học chỉ phát hiện được 2 loài Cầm Điểu. Một là Siêu giống Cầm Điểu hay còn gọi là weringerong và hai là Albert. Chim mái có chiều dài khoảng 74 – 84 cm và chim trống dài khoảng 80 – 98 cm. Chim Cầm Điểu thường làm tổ trong các bụi cây rậm rạp, ăn côn trùng, nhện, giun đất và đôi khi là hạt giống.
Loài Cầm Điểu có khả năng đặc biệt là có thể nhại giọng của các loài động vật khác, thậm chí là máy móc. Nhờ hệ thống thanh quản đặc biệt mà chúng có thể bắt chước tiếng kêu của tất cả các loài động vật, kể cả máy cưa, máy chụp hình và tiếng người . Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy Cầm Điểu có ghi nhớ và “nhại” tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau.
Chim cầm điểu hay còn gọi là chim đàn Li-a (Lyrebird), loài động vật bản địa của Australia. Loài chim này có khả năng bắt chước tuyệt vời một dải âm thanh nào mà nó đã nghe, điều này được chúng sử dụng như một cơ chế tự vệ để đe dọa và chạy trốn khỏi các kẻ thù.
Top 10 loài chim biết bắt chước tiếng nói hay nhất thế giới
Mỗi loài đều động vật đều có ngôn ngữ riêng của chúng mà con người thường hiểu đơn giản là tiếng kêu hay tiếng hót,…. Thế nhưng, một số loài lại rất thông minh và nhạy bén, chúng có thể hiểu và bắt chước được tiếng người một cách chính xác.
Thực chất, các loài động vật này chỉ nhại lại những âm thanh quen thuộc được nghe hàng ngày và phát ra tiếng nói theo phản xạ, bản năng của chúng mà không có tư duy.Thế nhưng, chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự thông minh và khả năng bắt chước điêu luyện của chúng.
African Grey Parrot – Vẹt xám châu Phi
Vẹt xám châu Phi thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Chúng được biết đến với sự hiểu biết và bắc chước tiếng ngưới rất tốt. Đặc biệt, chúng thường chỉ gắn bó với chỉ một người, mối quan hệ chủ – tớ này rất quan trọng, bởi đây là cơ sở để hình thành được khả năng nói chuyện của chúng.
Budgerigar – vẹt yến phụng
Vẹt yến phụng hay còn gọi là vẹt đuôi dài Úc. Chúng có khả năng ghi nhớ và nói được 300 – 500 từ và câu. Thế nhưng, không phải tất cả đều có khả năng nói như nhau, điều có còn phụ thuộc vào các phương pháp huấn luyện của người chủ.
Yellow-naped Amazon – vẹt gáy vàng
Vẹt gáy vàng thường ghi nhớ các từ vựng từ khi còn nhỏ và có khả năng phát âm rất chuẩn xác. Không chỉ là các từ hay câu, chúng còn có thể lặp lại những bài hát mà chúng nghe thấy.
Vẹt Eclectus Parrot
Vẹt Eclectus Parrot có nguồn gốc từ đảo New Guinea. Không chỉ bắt chướt những âm thanh mà chủ nhân dạy cho, chúng còn học theo những âm thanh trong môi trường mà chúng thích. Thậm chí, chúng còn có thể ngân nga hết cả một bài hát có nhịp điệu đơn giản mà chúng thường nghe.
Indian Ring Parakeet
Vẹt Indian Ring Parakeet thường cố gắng bắc chước tiếng nói của những người xung quanh chúng. Chúng có thể học được khoảng 200 – 250 từ, điều này còn phụ thuộc vào sự tiếp thu của mỗi con khác nhau cũng như phương pháp dạy của chủ nhân.
Monk Parakeet
Monk Parakeet hay còn gọi là chim vẹt thầy tu, sống phổ biến ở các khu vực châu Âu, Nam và Bắc Mỹ. Cũng như các loài chim biết nói khác, khả năng nói chuyện của chúng phụ thuộc vào phương pháp dạy của người huấn luyện, đặc biệt là tần số của các từ mà nó nghe được.
Hill Myna – yểng
Yểng gây ấn tượng bởi khả năng biết nói và phát âm chuẩn xác. Chúng sinh sống ở khắp khu vực Đông Nam Á và nổi bật với bộ lông xanh biếc, mỏ màu đỏ vàng và đầu có sọc vàng
Cockatoo – vẹt mào
Vẹt mào là chim có khả năng nói tiếng người cực tốt và có thể bắt chước hàng loạt các âm thanh. Tuy nhiên, sự thay đổi về giai điệu khiến chúng khó khăn trong việc ghi nhớ.
Vẹt Yellow-crowned Amazon
Vẹt Yellow-crowned Amazon sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới của Nam và Bắc Mỹ. Một số con của loài này có khả năng nói rất tốt, tuy nhiên một số lại không nói được.
Tần suất tương tác với con người cũng như các yếu tố môi trường tác động lớn đến khả năng nói chuyện của chúng.
Blue-fronted Amazon
Vẹt Amazon Blue-fronted có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được đặt tên theo màu xanh đặc biệt trên đầu của chúng. Đây là loài chim rất thích nói chuyện, chúng có thể nói hàng giờ liền mà không hề chán. Khả năng nói chuyện của chúng phần lớn phụ thuộc vào chất lượng dạy của chủ nhân.
Video loài chim có thể bắt chước tiếng trò chơi điện tử:
1001 thắc mắc: Tim cá voi xanh 'khủng' thế nào, làm sao đo được nhịp tim của chúng?
Một con cá voi xanh trưởng thành có thể dài tới 30m, nặng gần 200 tấn và quả tim của nó cũng rất khủng nặng tới 180kg. Câu hỏi là làm thế nào con người có thể đo được nhịp tim của chúng?
Cá voi xanh còn gọi là cá ông, là loài động vật biển có vú, khi trưởng thành đạt tới chiều dài 30 mét và nặng 180 tấn hoặc hơn nữa. Cá voi xanh được cho là loài động vật lớn nhất và nặng nhất từng tồn tại cho tới nay.
Trước thế kỉ 20, cá voi xanh tồn tại với số lượng cá thể lớn ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Nhưng hơn 100 năm qua, chúng bị săn bắn đến mức gần như tuyệt chủng cho đến khi được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế vào năm 1966.
Theo một báo cáo vào năm 2002, có xấp xỉ 5.000 - 12.000 cá thể sống trên toàn thế giới, bao gồm ít nhất 5 nhóm. Trước khi bị săn bắt ráo riết, quần thể cá voi xanh lớn nhất ở vùng biển Nam cực có khoảng 239.000 cá thể (từ 202.000 tới 311.000). Các quần thể nhỏ hơn khác (khoảng 2000 cá thể) tập trung ở các vùng biển Đông bắc Thái Bình Dương, Nam Cực. Có 2 quần thể khác ở Bắc Đại Tây Dương và ít nhất 2 quần thể nữa ở Nam Bán Cầu.
Mới đây, các chuyên gia từ ĐH Stanford (Mỹ) đã tìm ra cách đo được khả năng bơm máu của quả tim 180kg ở ngay giữa lòng đại dương, mà không gây tổn hại đến bản thân cá voi.
Ccác chuyên gia định gắn thẻ cho cá voi, bằng một bộ cảm biến có cách thức hoạt động giống như những chiếc giác hút. Bộ cảm biến đã thu lại được khối dữ liệu dài 8,5h sau những lần ngụp lặn của cá voi. Qua đó cho thất, nhịp tim của cá voi đập rất chậm, ở độ sâu, nhịp tim của á chỉ rơi vào khoảng 4 - 8 nhịp mỗi phút, thậm chí có lúc tụt xuống 2 nhịp.
Được biết, cá voi xanh không phải là loài săn mồi hung dữ, mà chúng kiếm ăn nhờ vào phương pháp "lọc". Nhờ hàm răng giống như một tấm lưới, chúng sẽ hút nước vào, sau đó đẩy nước ra khỏi miệng và giữ lại con mồi bên trong - như tôm và phù du.
Theo các chuyên gia, nhịp tim quá thấp của cá voi một phần có thể do cơ chế co động mạch khi lặn, nhằm giữ máu lưu thông lâu hơn.
Những loài động vật sở hữu trái tim "kì quặc" nhất quả đất
Trái tim con người thường đập 72 nhịp/phút trong khi cùng thời gian đó, trái tim một con thú đang ngủ đông chỉ đập 5 lần nhưng với chim ruồi là 1.260 lần. Quả tim người chỉ nặng khoảng 0,3kg nhưng con số này ở hươu cao cổ là 12kg - lý do là bởi chúng cần một quả tim cực khỏe để có thể bơm máu chạy qua hết cái cổ dài.
Động vật thân mềm có tới ba quả tim
Tất cả các loài thủy sinh bao gồm bạch tuộc, mực ống hay sao biển trên thực tế đều có tới ba trái tim. Trong đó, hai quả tim phụ hai bên giúp động vật thân mềm hấp thu máu còn quả tim trung tâm giữ vai trò điều tiết máu qua các động mạch đi nuôi cơ thể.
Đặc biệt, máu được ba quả tim trên cung cấp không có màu đỏ như chúng ta vẫn tưởng tượng. Thực tế, máu của các loại thân mềm này có màu xanh do tế bào chứa nhiều nguyên tố đồng. Còn sở dĩ máu người và thú có vú có màu đỏ vì chứa nhiều chất sắt trong hemoglobin.
Gián: Trái tim không làm nhiệm vụ
Giống như các loài côn trùng khác, gián có hệ thống tuần hoàn máu đặc biệt khi máu không phải lúc nào cũng chảy đầy trong tất cả các mạch mà chỉ xoay quanh 12 đến 13 đường chính.
Các xoang sống lưng, bộ phận nằm trên đỉnh thân của gián giúp chuyển máu đã hấp thụ oxy đến các ngăn của tim. Tuy nhiên, trái tim ở đây lại không làm nhiệm vụ luân chuyển máu đi khắp cơ thể như tim ở các loài vật khác.
Đó là bởi gián và các loài côn trùng khác hô hấp thông qua các lỗ khí trên cơ thể thay vì phổi, vì vậy nên máu cũng không cần làm nhiệm vụ mang oxy từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra, theo chuyên gia Don Moore III tại Vườn thú Quốc gia Smithsonian, tim gián có chung nhịp đập với tim con người.
Giun đất dùng tim "fake"
Giun đất vốn là loài động vật không có tim nhưng chúng lại có tới năm bộ phận được gọi là "tim giả" bao quanh thực quản. Những tim giả này không làm nhiệm vụ bơm máu mà chỉ thực hiện việc co bóp các mạch máu để giúp tuần hoàn máu diễn ra. Ngoài ra giun cũng không hề có phổi và chúng hấp thu oxy thông qua lớp da ẩm của mình.
Giun đất có máu màu đỏ bởi chúng chứa hemoglobin, chất protein luôn mang theo oxy. Tuy nhiên, khác với loài người là chúng có hệ thống tuần hoàn mở nên hemoglobin chỉ trôi dạt giữa những chất còn lại chứ không được hấp thu hay chuyển hóa.
Cá ngựa vằn có thể tái sinh trái tim
Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học vào năm 2002, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.
Nếu như gan người có thể tự tái tạo còn các loại bò sát hay lưỡng cư có thể tự mọc lại đuôi thì khả năng tái tạo tim của cá ngựa vằn đi đầu trong việc nghiên cứu về sự phát triển của tim mạch. Tuy nhiên, tim của loài cá này lại vô cùng đặc biệt bởi chúng chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất đồng thời có tới hai cấu trúc khác hoàn toàn so với tim người.
Đối với các loài động vật khác thì quả tim làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên với cá thì các xoang ở sống lưng vận chuyển dưỡng khí qua lại giữa tâm thất và tâm nhĩ. Tâm thất càng mỏng thì tường động mạch càng dày và máu được bơm lên tâm nhĩ càng nhanh.
Cá voi có trái tim to khổng lồ
Theo ông James Mead, chủ tịch danh dự của Học viện Smithsonian, tim cá voi có bốn ngăn và được biết tới với kích thước lớn nhất trong thế giới động vật. Đây phải là một quả tim cực kỳ to lớn và cực khỏe để có thêm bơm oxy đi khắp cơ thể đồ sộ như hai chiếc xe bus của loài này. Theo ước tính, tim cá voi xanh nặng tới 589kg, tương đương cân nặng của gần 9 người trưởng thành (nặng trung bình 70kg). Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng bức tường gồm các động mạch chính trong tim của cá voi có độ dày tương đương với chiều dài của một chiếc iPhone 6 Plus.
Tim ếch chỉ có ba ngăn
Theo nhà nghiên cứu Daniel Mulcachy của Viện nghiên cứu Washington, tim của hầu hết các loại thú có vú và chim đều có bốn ngăn nhưng với ếch thì chỉ là ba ngăn, bao gồm hai tâm nhĩ và một tâm thất. Quả tim này có nhiệm vụ lọc oxy mà cơ thể hấp thụ được, chuyển nó qua phổi để hô hấp và sau đó đẩy dưỡng khí xuống toàn bộ các cơ quan.
Đối với tim người, việc oxy hóa tế bào máu và tách oxy từ tế bào này là hai quá trình hoàn toàn riêng biệt nhưng với loài ếch thì một bộ phận có tên là cơ tim giữ cho hai quá trình trên hoạt động độc lập với nhau trong cùng một tâm thất.
Cũng theo Mulcachy, ếch không chỉ lấy oxy qua phổi mà còn từ lớp da của mình. Tim của loài ếch cũng thực sự hoạt động theo nguyên tắc riêng - tế bào máu đi vào tâm nhĩ phải và ra ở tâm thất đến phổi và da để lấy oxy. Các tế bào đã hấp thụ oxy sau đó quay trở lại tâm nhĩ trái, đến tâm thất và đem oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Clip: Cá voi sát thủ hạ cá mập trắng.
Ảnh động vật: Oanh cổ đỏ quyết chiến tranh thức ăn với chim sẻ ngô Oanh cổ đỏ quyết chiến tranh thức ăn với chim sẻ ngô, sư tử tắm nắng trong vườn thú,...là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua. Oanh cổ đỏ quyết chiến tranh thức ăn với chim sẻ ngô trong một khu bảo tồn thiên ở Preston, Anh. (Nguồn Guardian) Hai mẹ con thỏ thoải mái trên đường phố vắng ở Christchurch,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc

Người hầu gái trở thành nhà thiên văn học

Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

Chủ căn nhà 1.000 m không chịu di dời dù được bồi thường hơn 5,8 tỷ đồng, tuyên bố: "Chúng tôi muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi"

Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ

Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê

Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm

"Báu vật khác thường" tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới: Có thể thay đổi tương lai nhân loại

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?
Có thể bạn quan tâm

Nhân vật mới của Genshin Impact chưa ra mắt đã bị "chê" thậm tệ, miHoYo cố cứu nhưng bất lực
Mọt game
08:17:03 25/05/2025
Ngọc Trinh xác nhận đã chia tay
Sao việt
08:16:37 25/05/2025
Giải mã bộ phim Trung Quốc đang hot nhất hiện nay: Gây sốt bởi chuyện tình giằng xé quá cuốn, nữ chính nhan sắc quá hợp
Hậu trường phim
08:14:06 25/05/2025
Phát hiện kho chứa gần 12.000 lon sữa bột không rõ nguồn gốc ở Long An
Tin nổi bật
08:08:16 25/05/2025
Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu
Thế giới
07:56:06 25/05/2025
10 phim ngôn tình hay nhất thế kỷ 21: Hạng 1 sau 20 năm vẫn hot chỉ nhờ một cái chạm tay
Phim âu mỹ
07:46:48 25/05/2025
5 món đồ giá rẻ tôi nguyện "chung thủy kiếp này", mua đi mua lại N lần không ngán!
Sáng tạo
07:28:46 25/05/2025
Son Heung-min bất ngờ bị xếp "chung mâm" với Kim Soo Hyun ở top những sao Hàn bị công chúng quay lưng
Sao thể thao
07:26:12 25/05/2025
Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí
Nhạc quốc tế
06:56:01 25/05/2025
Bên trong thành phố nơi mọi người nuôi chó nhiều hơn nuôi em bé: Không phải ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu
Netizen
06:52:54 25/05/2025