Lọc máu không thể chữa bách bệnh
Các chuyên gia y tế cho biết, lọc máu là một kỹ thuật chuyên sâu chỉ được triển khai tại một số bệnh viện được cấp phép và áp dụng cho những trường hợp bệnh lý cụ thể.
Loạn các thông tin lọc máu trên mạng
Chỉ cần gõ cụm từ “lọc mỡ máu” hay “ngừa đột quỵ”, hàng loạt trang mạng xã hội ngay lập tức đua nhau xuất hiện những lời mời gọi đầy mê hoặc. Nhiều trong số đó là những lời quảng cáo, tuyên bố rằng phương pháp lọc máu không chỉ phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mà còn hiệu quả như một loại tiên dược có thể chữa lành mọi bệnh tật.
Thậm chí, các quảng cáo này còn ca ngợi công nghệ máy móc với khả năng tự động tách lọc mọi chất độc hại trong cơ thể từ vi khuẩn, virus, đến kim loại nặng. Họ khẳng định chỉ cần trải qua 2-3 lần lọc máu, các bệnh lý nguy hiểm như cảm cúm, gút, nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ, tai biến mạch máu não… sẽ giảm đến 70%, khiến người bệnh như được “hồi sinh” trong nháy mắt.
Từ một phương pháp điều trị bệnh lý chuyên sâu, giờ đây, việc lọc máu trở thành mục tiêu cho vô số cơ sở kinh doanh tùy tiện, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để quảng cáo rầm rộ trên mạng. Những hình ảnh bệnh nhân được cho là đã “hồi phục kỳ diệu” từ việc lọc máu càng làm gia tăng sự hoang mang và kỳ vọng sai lầm về hiệu quả của phương pháp này.
Từ các thông tin trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát nội dung quảng cáo của cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn để xử lý theo quy định của pháp luật đối với nội dung không được cấp giấy phép.
Phanh phui những cú lừa lọc máu
Video đang HOT
Lọc máu là một kỹ thuật chuyên sâu chỉ được triển khai tại một số bệnh viện được cấp phép, áp dụng cho những trường hợp bệnh lý cụ thể. Về kỹ thuật, việc lọc máu hỏi bác sỹ và điều dưỡng phải được đào tạo kỹ thuật tuân thủ các quy trình khắt khe, cũng như kiểm soát nhiễm khuẩn tuân thủ các chỉ định về chuyên môn.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết: “Tôi xin khẳng định không có phương pháp nào chữa được bách bệnh. Nếu có, thì đã không có ngành y tế. Lọc máu là phương pháp điều trị tốt, nhưng không phải phương pháp dự phòng”. Cũng theo TS. Nguyễn Lân Hiếu, lọc máu cần có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và chỉ giải quyết trong giai đoạn cấp cứu người bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ trở lại cuộc sống bình thường.
Lọc máu chữa bệnh cần được hiểu như thế nào?
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc của Bệnh viện Đức Giang được chẩn đoán theo dõi ngộ độc thực phẩm và biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Sau 10 tiếng cấp cứu điều trị lọc máu, sức khỏe đã cải thiện, tình trạng tan máu cải thiện về bình thường và được dừng lọc máu.
Một trường hợp khác được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn cũng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt và được chỉ định lọc máu, thay thế thận, lọc các yếu tố viêm, hấp thụ vi khuẩn, giải quyết tình trạng loạn toan kiềm.
TS. Bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc cho biết: “Lọc máu có hai chuyên khoa được Bộ Y tế cho phép triển khai, là chuyên khoa thận lọc máu và các kĩ thuật liên quan tới hồi sức cấp cứu”.
Nguyên lý chung của kỹ thuật lọc máu là máu được đưa ra khỏi cơ thể thông qua kim hoặc ống thông vào tĩnh mạch, dẫn máu qua một hệ thống ống dẫn. Sau đó, máu được trao đổi qua màng lọc và đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. Màng lọc có hai khoang, một khoang máu và một khoang dịch lọc, chúng được ngăn cách với nhau bởi lớp màng bán thấm.
Màng lọc bán thấm giúp giữ lại protein, tế bào máu và loại bỏ chất thải như ure, creatinine, kali và dịch thừa. Sau khi lọc, máu được truyền trở lại cơ thể qua tay còn lại. Lọc máu là kỹ thuật xâm lấn có nhiều rủi ro. Trong quá trình lọc máu sẽ thúc đẩy hình thành các cục máu đông nên có nhiều nguy cơ bị đông máu hoặc chảy máu. Vì vậy, trước khi bệnh nhân được chỉ định lọc máu, các bác sĩ sẽ phải tiến hành nhiều xét nghiệm và hội chẩn.
Các bệnh nhân có thể gặp biến chứng như chảy máu, tắc cục máu đông, nếu kĩ thuật không tốt. Ngoài ra, các phản ứng với các màng lọc, tăng huyết áp cũng là biến cố có thể gặp trong quá trình lọc máu. Các biến cố có thể xảy ra trong quá trình lọc máu phải được thực hiện trong các bệnh viện để đảm bảo an toàn, theo bác sĩ Oanh.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
'Nếu chỉ cần 2-3 tiếng với chi phí chưa đến chục triệu mà phòng ngừa được đột quỵ, hết cả mỡ máu, tiểu đường thì bác sĩ tim mạch như tôi thất nghiệp'.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân thông tin trên trước trào lưu gần đây nhiều người rủ nhau đi lọc máu để loại bỏ mỡ máu và nhiều bệnh khác. Trong khi đó không ít cơ sở "nổ" chỉ cần lọc máu thì không những xóa bỏ mỡ máu mà còn loại bỏ máu xấu, ngăn ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, một phương pháp thực sự hiệu quả sẽ được đưa vào hướng dẫn của các hội chuyên ngành nhưng hiện chưa có khuyến cáo nào cho việc lọc máu dự phòng. Lọc máu chỉ được chỉ định khi cần điều trị, nghĩa là khi được chẩn đoán xác định là có bệnh thực sự. Đây là phương pháp hiệu quả cứu sống nhiều bệnh nhân như suy thận, suy tim, nhiễm khuẩn nặng, viêm tụy cấp.
Hình ảnh máy lọc máu cho bệnh nhân tại bệnh viện. (Ảnh: BSCC)
Liên quan vấn đề lọc máu phòng đột quỵ, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, khoa Nội thận - tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (cơ sở Hoàng Mai) khẳng định, lọc máu là kỹ thuật "làm sạch máu" trong cơ thể nhằm mục đích điều trị những rối loạn bệnh lý mà không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường như dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Mục đích của lọc máu nhằm loại bỏ trực tiếp và nhanh chóng các độc tố, những thành phần dư thừa hoặc những tác nhân gây bệnh ra khỏi máu của người bệnh.
Nguyên lý chung của kỹ thuật này là máu của bệnh nhân được đưa ra khỏi cơ thể thông qua các kim hoặc ống thông vào tĩnh mạch, dẫn máu qua một hệ thống ống dẫn (dây lọc), đến hệ thống màng lọc. Sau đó máu được trao đổi chất và "làm sạch" tại màng lọc (quả lọc) và được trả lại cơ thể người bệnh.
Kỹ thuật lọc máu được áp dụng với 3 lĩnh vực lâm sàng chính là lọc máu cho người bị ngộ độc, hỗ trợ cho những bệnh nhân bị suy chức năng các cơ quan như lọc máu cho bệnh nhân bị suy thận cấp và suy thận mạn tính, lọc máu cho bệnh nhân bị suy gan; điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa và miễn dịch, như các bệnh tự miễn dịch. Như vậy lọc máu là kỹ thuật chuyên sâu và hiện đại được chỉ định cho những trường hợp mắc các bệnh lý nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Người bệnh lọc máu chạy thận tại một bệnh viện ở Hà Nội. (Ảnh: Như Loan)
Theo bác sĩ Thanh, quan điểm mỡ máu cao có thể gây đột quỵ đúng nhưng chưa đầy đủ. Rối loạn mỡ máu kéo dài là yếu tố nguy cơ tim mạch cần phải can thiệp do nguy cơ gây xơ vữa mạch máu và tổn thương thành mạch, gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, có thể gây các biến chứng như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não (tắc mạch não).
Nếu chỉ bị mỡ máu cao nhưng người bệnh được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ giảm thiểu khả năng dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, rối loạn mỡ máu hay mỡ máu cao chỉ là một trong rất nhiều nguy cơ khác của đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân và béo phì, hội chứng chuyển hóa, xơ vữa và hẹp động mạch nội sọ hoặc các động mạch cấp máu cho não, dị dạng mạch máu não, nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia, mỡ máu cao, người cao tuổi, người bị suy thận mạn.
Vì vậy, mỡ máu cao có thể dẫn đến đột quỵ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và để phòng ngừa đột quỵ cần phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ chứ không chỉ điều chỉnh mỡ máu. "Nhiều người có suy nghĩ bị mỡ máu cao chỉ cần đi lọc máu sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ là quan điểm sai lầm", bác sĩ Thanh nói.
Hiện Việt Nam chưa có hướng dẫn và chỉ định lọc mỡ máu để điều trị hay dự phòng đột quỵ. Kỹ thuật lọc mỡ máu hiện tại chỉ được chỉ định và áp dụng cho những trường hợp viêm tụy cấp kèm theo một chỉ số mỡ máu là triglycerid tăng cao.
Đối với người bình thường, chỉ số mỡ máu tăng cao nhưng chưa có biểu hiện về lâm sàng cũng không cần phải lọc máu. Lọc máu để phòng ngừa đột quỵ như thông tin quảng cáo hay tư vấn của một số cơ sở y tế là không hợp lý và chưa có đủ căn cứ khoa học. "Vì vậy, người dân cần thận trọng, không nên tin vào quảng cáo hay lạm dụng lọc mỡ máu sẽ rất nguy hiểm", bác sĩ Thanh khuyến cáo.
Người dân nên chủ động phòng bệnh bằng cách điều trị bệnh lý nền, tuân thủ điều trị của bác sĩ; đồng thời điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục. Người dân cần đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện các rối loạn và cần được tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Biểu hiện nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng Tụ cầu vàng gây bệnh rất đa dạng, xâm nhập hoặc xuyên qua da và có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, thường là nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da, cũng có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng trong máu, nhiễm trùng xương, các mô, thậm chí viêm màng não. Sốc nhiễm khuẩn, tiên lượng xấu vì nhiễm tụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025