Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu “ngụy” khoa học Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

“Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN”.

Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị “Thông báo Khảo cổ học lần thứ 49″ do Viện tổ chức, ngày 25/9.

Nhiều hiện vật khẳng định người Việt sống trên Trường Sa

Theo TTXVN, cụ thể, trong đợt khai quật này, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại các đảo: Trường Sa Lớn, Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca.

Tại đảo Trường Sa Lớn, hiện vật thu lượm khi khảo sát bề mặt đảo gồm một mảnh bát thời Trần, hai mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII-XIX.

Tại đảo Sơn Ca, đoàn khảo cổ cũng thu được một số mảnh sành từ thế kỷ XVIII đến nay. Tại đảo Nam Yết, các nhà khảo cổ thu được một mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và một số mảnh sành có niên đại từ thế kỷ XVIII.

“Kết quả thu được từ đợt khảo sát đã tiếp nối, bổ sung và củng cố thêm kết luật các đợt khảo sát trước được tổ chức trong các năm 1993, 1994, 1999. Đó là những bằng chứng khoa học khẳng định sự có mặt sớm, liên tục của người Việt và các hoạt động trên biển của cư dân tiền sử ở quần đảo Trường Sa”, TS Bùi Văn Liêm khẳng định.

Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu ngụy khoa học Trung Quốc - Hình 1

Hiện vật thu được tại đảo Trường Sa Lớn trong đợt khai quật khảo cổ học cuối tháng 6

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, những tư liệu này góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Trước đó, ngay từ khi chương trình khảo cổ học Trường Sa được triển khai, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại các đảo, các vùng ven biển thuộc Nha Trang, Khánh Hòa. Nhiều phát hiện lớn trong những lần khai quật trước và trong chương trình trên đã đưa đến kết luận, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có người Việt Nam cư trú liên tục cho đến hiện nay.

Đáng chú ý cuộc khai quật trên đảo Bình Ba, phát hiện một ngôi mộ ở độ sâu 0,7m trong hố thám sát. Chủ nhân là một người chưa trưởng thành, đầu quay về hướng Đông Nam. Trong mộ, chôn theo một số đồ tùy táng bằng đất nung, chuỗi hạt bằng đá có khoan lỗ, khuyên tai làm bằng vành miệng ốc mài cũng thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.

Đặc biệt, trong đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, khai quật trên tổng diện tích 171m2, các nhà khoa học đã tìm thấy 331 mảnh đồ gốm đồ sành, đồ sứ rất gần gũi với hiện vật ở các di chỉ Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) và Hợp Lễ (Hải Dương). Những cổ vật này được xác định là vật dụng hàng ngày của cư dân Việt từng đến và sinh sống ở đây các thế kỷ XIV-XV.

Video đang HOT

Là người tham gia xây dựng kế hoạch cho trương trình điều tra, thám sát khảo cổ Trường Sa, PGS.TS Tống Trung Tín – Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đã từng bày tỏ: “Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, văn hóa Sa Huỳnh đã lan tỏa đến Philippines, nên việc gốm Sa Huỳnh có mặt ở Trường Sa là điều hợp lý. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận một cách chân thực, cần có những nghiên cứu sâu hơn”.

Bên cạnh đó, PGS.TS này cũng cho rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số các mảnh gốm, sứ thu được ở quần đảo Trường Sa có những mảnh gốm thuộc về thời Đinh – Tiền Lê. Như vậy, ít nhất, người Việt đã có mặt ở quần đảo Trường Sa từ thế kỷ X.

TQ mượn danh khoa học hiện thực tham vọng biển Đông

Những kết quả khảo cổ nói trên chắc chắn sẽ được coi là bằng chứng xác thực, uy tín để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, đặc biệt khi Trung Quốc cũng đang tích cực dùng cái gọi là khoa học để chứng minh chủ quyền phi pháp của mình.

Cụ thể, ngày 4/12/2013, Trung Quốc lại tiếp tục có tuyên bố ngang ngược, khẳng định nước này sở hữu hàng ngàn xác tàu đắm dưới đáy biển Đông, nhằm tìm kiếm bằng chứng củng cố cho yêu sách “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra ở vùng biển này.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho lực lượng tuần duyên của nước này ngăn chặn các hoạt động khảo cổ tại khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền ở biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đổ tiền cho một chương trình khảo cổ dưới biển.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho chuyến khảo sát đại dương lớn đầu tiên tại các vùng biển bao gồm cả vùng đang có tranh chấp với các nước khác trong khu vực.

“Chúng tôi muốn tìm ra thêm bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc đã từng đến đó và sống ở đó. Những bằng chứng lịch sử này sẽ giúp chứng minh việc Trung Quốc là chủ sở hữu biển Đông”, tờ báo Mỹ dẫn lời ông Liu Shuguang, Giám đốc Trung tâm Di sản văn hóa dưới nước của Trung Quốc, ngang ngược tuyên bố.

Không dừng lại ở đó, đầu tháng 7/2014, Trung Quốc tiến hành lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia và bổ sung hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khái niệm “con đường tơ lụa trên biển”.

Dù không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào, giới chức Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói “con đường” này xuất hiện từ thời Tần – Hán (221 TCN -220 SCN), bắt đầu từ bờ biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải.

Trươc thông tin này, ông Phạm Nguyên Long, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đề cử công nhận di sản “con đường tơ lụa trên biển” là lý thuyết nhảm nhí, không chấp nhận được và thiếu cơ sở.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cũng đồng tình, với hồ sơ trình của Trung Quốc, theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, nếu “Con đường tơ lụa trên biển” này được công nhận thì phải thuộc về Trung Quốc. Lý do họ là nước đệ trình lên và theo luận giải của họ thì mặc nhiên là quyền thuộc về nước đệ trình.

Song GS Ngọc cũng lưu ý, nếu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới này đã thuộc về Trung Quốc thì ít nhiều Trung Quốc sẽ tạo được niềm tin họ mới là chủ nhân đích thực và lâu đời của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Đất Việt

Trung Quốc mưu đồ gì qua sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển"?

"Con đường tơ lụa trên biển" không chỉ là mối đe dọa về an ninh và chủ quyền lãnh thổ đối với các nước láng giềng, nhất là các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông mà còn là mối đe dọa đối với tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên biển

Trung Quốc mưu đồ gì qua sáng kiến con đường tơ lụa trên biển? - Hình 1

Hai "con đường tơ lụa" trên biển (đường màu xanh) và trên đất liền (đường màu đỏ) trong ý tưởng của Trung Quốc

Việc khôi phục lại "con đường tơ lụa trên biển" thời cổ đại vừa là tham vọng của những người lãnh đạo ở Bắc Kinh, vừa là biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Đại Hán của Trung Quốc nên nó ẩn chứa rất nhiều điểm bất lợi cho các nước láng giềng xung quanh của Trung Quốc. Thực chất ý đồ của Trung Quốc trong ý tưởng xây dựng "con đường tơ lụa mới" trên biển là:

Một là, tạo ra một trật tự mới trên biển mà các nước, trước hết là các nước láng giềng ven biển đi theo một quỹ đạo do Trung Quốc điều hành và chi phối. Sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" nằm trong kế hoạch tổng thể "chuỗi ngọc trai" nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển và xa hơn là để cạnh tranh vị trí siêu cường của Mỹ.

Hai là, "con đường tơ lụa trên biển" là công cụ ngoại giao để chứng minh sự trỗi dậy hòa bình và thực thi chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Qua việc sử dụng "con đường tơ lụa trên biển", Trung Quốc cố gắng tạo ra một hình ảnh mềm mại, thân thiện và hòa hữu cho sự trỗi dậy và mở rộng ảnh hưởng của mình.

Ba là, "con đường tơ lụa trên biển" tạo cơ hội cho Trung Quốc thúc đẩy chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" để khai thác các tài nguyên trên biển ở những khu vực mà "con đường tơ lụa trên biển" đi qua, nhất là nguồn năng lượng dầu, khí đáp ứng nhu cầu "khát" năng lượng của Trung Quốc.

Bốn là, sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" là để thực hiện mưu đồ về lãnh thổ và yêu sách biển đảo của Trung Quốc. Thực hiện thành công sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" sẽ tạo ra "danh chính, ngôn thuận" và điều kiện thuận lợi cho việc hiện diện ra các vùng biển của Trung Quốc, trước hết là khu vực Biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, giúp cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển và tăng cường ảnh hưởng về quân sự trên biển.

Điều này sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thông qua "con đường tơ lụa trên biển" Trung Quốc sẽ biến những khu vực biển không tranh chấp thành khu vực tranh chấp để thực hiện yêu sách về chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển.

Đặc biệt, đối với Biển Đông, Trung Quốc đã từng đưa ra lập luận rằng trước đây, trong quá trình thực hiện "con đường tơ lụa" trong thời kỳ cổ đại con tàu của Trịnh Hòa đã "xác lập và thực thi chủ quyền" đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) để biện minh cho yêu sách về chủ quyền của họ. Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng "con đường tơ lụa trên biển" mới để biện minh cho các hành động hung hăng ở Biển Đông làm cho tình hình Biển Đông nóng hơn và căng thẳng hơn.

Năm là, Trung Quốc sẽ sử dụng sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" để thực hiện chính sách chia để trị đối với các nước láng giềng. Có thể xuất hiện khả năng một số nước sẽ bị cuốn hút vào các lợi ích kinh tế trước mắt, sẵn sàng bỏ qua những vấn đề nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế để ủng hộ cho sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc mà làm tổn hại đến lợi ích của các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Mặt khác, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng sức ép và các hành động gây hấn với những nước không ủng hộ cho sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển".

Sáu là, sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc được đưa ra còn nhằm mục tiêu đẩy Mỹ và các nước phương Tây ra khỏi khu vực. Sáng kiến này là nhằm đối trọng lại với chính sách "tái cân bằng chiến lược ở Châu Á - Thái Bình Dương" của Mỹ. Về mặt kinh tế, "con đường tơ lụa trên biển" là để chống lại Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ. Do vậy, có thể thấy "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc sẽ làm cho cuộc cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng ở khu vực giữa các nước lớn nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt.

Một khi "con đường tơ lụa trên biển" được hình thành Trung Quốc sẽ tự đặt ra những luật lệ mới để ép buộc các nước khác phải tuân thủ; Trung Quốc sẽ hành động đơn phương bỏ qua luật pháp quốc tế. Tình hình thực tế ở Biển Đông thời gian qua đã chứng minh điều này. Nhìn từ góc độ này thì "con đường tơ lụa trên biển" không chỉ là mối đe dọa về an ninh và chủ quyền lãnh thổ đối với các nước láng giềng, nhất là các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông mà còn là mối đe dọa đối với tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên biển.

Mặc dù, Trung Quốc đang ráo riết thúc đẩy cho "con đường tơ lụa trên biển", nhưng đến nay các nước phản ứng một cách hờ hững đối với sáng kiến. Nguyên nhân là do những hành động cứng rắn hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông đang tạo ra mối lo ngại của các nước đối với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc bành trướng Đại Hán của những người cầm quyền ở Bắc Kinh. Những hành động gây hấn của Trung Quốc đã làm xói mòn hình ảnh của Trung Quốc, không còn ai tin vào cái gọi là "sự phát triển hòa bình" hay "chính sách hữu hảo với các nước láng giềng" của Trung Quốc.

Tình trạng mất lòng tin đã làm cho các nước phản ứng dè dặt trước sáng kiến này của Trung Quốc, thậm chí là cảnh giác bởi các nước đều nhận thấy đằng sau "con đường tơ lụa trên biển" là những mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc. Chúng ta thấy rõ điều này qua phản ứng của các nước ASEAN đối với sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc.

Trung Quốc đã chính thức đưa ra tài liệu khái niệm về việc xây dựng "con đường tơ lụa trên biển tại cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc, nhưng chưa được các nước ASEAN hưởng ứng. Mỹ tỏ rõ thái độ ngăn chặn Trung Quốc phát huy vai trỏ ảnh hưởng qua sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" thách thức vai trò của Mỹ ở khu vực.

Trung Quốc mưu đồ gì qua sáng kiến con đường tơ lụa trên biển? - Hình 2

Báo China Daily phác họa lại cuộc hành trình của Đô đốc Trịnh Hòa thời nhà Minh, qua 7 chuyến viễn du hải dương

Đối với Việt Nam, sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" là thách thức đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam vì con tàu của Trịnh Hòa thời cổ đại là một lập luận liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Xét một cách khách quan thì một số khía cạnh kinh tế trong "con đường tơ lụa trên biển" nếu được triển khai theo đúng tôn chỉ hợp tác kinh tế bình đẳng cùng có lợi thì sẽ mang lại những lợi ích chung cho các nước trong khu vực. Nhưng bản chất của những người cầm quyền ở Bắc Kinh là nói một đằng làm một nẻo và ý đồ thâm độc của họ là thông qua các hoạt động kinh tế để "trói buộc" các nước liên quan đi theo quỹ đạo do Bắc Kinh vạch ra.

Do vậy, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với sáng kiến này. Trong bối cảnh hội nhập toàn diện, Việt Nam có thể lựa chọn một số lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" để tham gia hợp tác. Kiên quyết không chấp nhận cả gói về sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc.

Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông khác trong ASEAN vạch rõ mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc trong "con đường tơ lụa trên biển" vận động các nước ASEAN khác không ủng hộ cho sáng kiến này của Trung Quốc mà chỉ có thể trao đổi vấn đề hợp tác đối với từng lĩnh vực cụ thể.

Việt Nam cũng cần vận dụng triệt để nguyên tắc "đồng thuận trong ASEAN" để bác bỏ sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc. Mặt khác, cần tranh thủ lôi kéo các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, các nước Châu Âu... thông qua các chương trình, sáng kiến hợp tác ở khu vực để đối trọng lại với "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc.

Theo Biển Đông

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Quân đội Ukraine thừa nhận tấn công tỉnh Kursk khiến nhiều binh sĩ Nga thiệt mạngQuân đội Ukraine thừa nhận tấn công tỉnh Kursk khiến nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng
19:34:37 06/05/2025
Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốcQuân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc
23:20:41 07/05/2025
Chính quyền Trump cấp tiền cho người nhập cư tự nguyện rời MỹChính quyền Trump cấp tiền cho người nhập cư tự nguyện rời Mỹ
15:46:58 06/05/2025
MW 2025 vừa mở màn đã gặp nạn thí sinh bỏ thi, Ấn Độ đòi hủy đăng cai, rớt đài?MW 2025 vừa mở màn đã gặp nạn thí sinh bỏ thi, Ấn Độ đòi hủy đăng cai, rớt đài?
16:30:53 06/05/2025
Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025
21:27:24 06/05/2025
3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis
22:31:16 07/05/2025
Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?
15:10:45 07/05/2025

Tin đang nóng

Diễn viên Thái Hòa phim "Khi đàn chim trở về" bị liệt nửa người vì tai biếnDiễn viên Thái Hòa phim "Khi đàn chim trở về" bị liệt nửa người vì tai biến
06:32:38 08/05/2025
Double2T NS trẻ tuổi nhất hát ở lễ 30/4, lộ quá khứ 'cầm đầu' nhiều người?Double2T NS trẻ tuổi nhất hát ở lễ 30/4, lộ quá khứ 'cầm đầu' nhiều người?
07:15:40 08/05/2025
Màn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệtMàn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệt
09:26:16 08/05/2025
Hết Trấn Thành tới Lý Hải đuối sức: Khi các ông hoàng đã hết chiêuHết Trấn Thành tới Lý Hải đuối sức: Khi các ông hoàng đã hết chiêu
06:29:59 08/05/2025
Nam sinh 10 năm được bạn cõng đi học tốt nghiệp ĐH Bách Khoa loại Giỏi: "Hiếu sẽ cùng bố mẹ mình có mặt ở lễ trao bằng"Nam sinh 10 năm được bạn cõng đi học tốt nghiệp ĐH Bách Khoa loại Giỏi: "Hiếu sẽ cùng bố mẹ mình có mặt ở lễ trao bằng"
06:26:36 08/05/2025
Nam điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Nam Định đang phải điều trị chấn thương đầu, mặtNam điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Nam Định đang phải điều trị chấn thương đầu, mặt
08:00:05 08/05/2025
"Hoa hậu lùn nhất Việt Nam" rút lui khỏi showbiz hậu lấy chồng Tiến sĩ, biệt thự trải dài khắp cả nước"Hoa hậu lùn nhất Việt Nam" rút lui khỏi showbiz hậu lấy chồng Tiến sĩ, biệt thự trải dài khắp cả nước
06:18:19 08/05/2025
Sao Việt 8/5: Mỹ Tâm trẻ trung bên bố, H'Hen Niê tiết lộ tập gym 4 tiếng/ngàySao Việt 8/5: Mỹ Tâm trẻ trung bên bố, H'Hen Niê tiết lộ tập gym 4 tiếng/ngày
08:19:19 08/05/2025

Tin mới nhất

Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump

Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump

11:11:16 08/05/2025
Theo dữ liệu từ công ty phân tích chuỗi khối Chainalysis, khoảng 764.000 ví đã thua lỗ khi đầu tư vào token meme (tiền số trò đùa) TRUMP của Tổng thống Donald Trump.
Nga triển khai mọi biện pháp đảm bảo an ninh cho duyệt binh

Nga triển khai mọi biện pháp đảm bảo an ninh cho duyệt binh

11:04:56 08/05/2025
Điện Kremlin cho biết Nga đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho các sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng 9/5.
Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ

Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ

10:21:09 08/05/2025
Pakistan cho biết các máy bay đánh chặn của Không quân nước này đã bắn hạ 5 chiếc tiêm kích của Ấn Độ trong một cuộc không chiến rạng sáng 7/5.
Pakistan cảnh báo đanh thép Ấn Độ, đe dọa "chiến tranh toàn diện"

Pakistan cảnh báo đanh thép Ấn Độ, đe dọa "chiến tranh toàn diện"

10:09:09 08/05/2025
Thủ tướng Shehbaz chỉ trích cuộc không kích của Ấn Độ vào Pakistan là hành động hèn nhát . Nhà lãnh đạo Pakistan khẳng định quân đội nước này chỉ mất vài giờ để khuất phục đối phương.
Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới

Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới

09:56:20 08/05/2025
Đã nhiều thế kỷ trôi qua kể từ khi một Giáo hoàng được bầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên. Tuy nhiên, hàng chục nghìn người ở Vatican vẫn hy vọng lần bỏ phiếu này sẽ khác.
Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

08:41:18 08/05/2025
Trong bối cảnh hiện đại, việc bảo vệ tính tuyệt mật cho Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng đòi hỏi các giải pháp công nghệ cao nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

07:22:59 08/05/2025
Tỷ phú công nghệ Elon Musk tái khẳng định lý do ông theo đuổi hành trình đưa con người đến Sao Hỏa: đảm bảo sự sống không bị tuyệt chủng khi Trái Đất không còn khả năng sinh tồn.
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

23:24:34 07/05/2025
Khu vực đang xảy ra giao tranh giữa không quân Ấn Độ và Pakistan có địa hình chủ yếu là núi cao nên nếu xung đột lan rộng trên bộ, các đơn vị biệt kích, nhất là đặc nhiệm sơn cước sẽ rất hữu dụng.
Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

23:14:06 07/05/2025
Nga kêu gọi các bên kiềm chế và bày tỏ hy vọng Ấn Độ và Pakistan sẽ giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao hòa bình .
Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

23:04:41 07/05/2025
Đề xuất của Ukraine được cho là thiết lập một khu phi quân sự do Kiev và Moscow cùng kiểm soát, đi cùng với lệnh ngừng bắn tại chỗ .
So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

22:58:35 07/05/2025
Sau vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam thuộc bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, căng thẳng biên giới giữa nước này với Pakistan gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự toàn diện.
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

21:57:51 07/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công nhắm vào lực lượng Houthi ở Yemen, theo Reuters hôm nay 7.5.

Có thể bạn quan tâm

Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây tai nạn"

Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây tai nạn"

Góc tâm tình

11:12:50 08/05/2025
Chồng tôi đã luyện lái rất chắc tay rồi, chỉ là anh muốn duy trì thói quen lái xe thêm thôi, vậy mà anh rể cứ cố tình gây khó dễ.
Hyundai Grand i10 'gây bão' với giá lăn bánh siêu mềm đầu tháng 5/2025, khiến Kia Morning 'toát mồ hôi'

Hyundai Grand i10 'gây bão' với giá lăn bánh siêu mềm đầu tháng 5/2025, khiến Kia Morning 'toát mồ hôi'

Ôtô

11:12:40 08/05/2025
Hãng cũng mạnh tay trang bị nút bấm khởi động thay cho chìa khóa cơ, bảng táp-lô thiết kế dạng mắt tổ ong 3D cực kỳ trendy, cùng vô-lăng mới tích hợp nhiều nút điều khiển tiện dụng.
Gam màu trái cây khuấy đảo thời trang số

Gam màu trái cây khuấy đảo thời trang số

Thời trang

11:09:29 08/05/2025
Thế giới thời trang ngày càng gắn chặt với mạng xã hội và hình ảnh kỹ thuật số, những tông màu rực rỡ, tươi mát như thể bước ra từ một rổ trái cây mùa hè đang trở thành lựa chọn must have của các tín đồ yêu phong cách sống sành điệu.
Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?

Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?

Lạ vui

11:05:55 08/05/2025
Hành vi đâm đầu vào ánh sáng của các loài côn trùng từ lâu đã trở thành một hiện tượng quen thuộc, song cũng đầy bí ẩn.
Tôi từng giữ lại mọi thứ "phòng khi cần" nhưng sau 1 năm chi tiêu tối giản, tôi thấy nhẹ cả người, ví tiền, và lòng mình thì "đầy" hơn bao giờ hết

Tôi từng giữ lại mọi thứ "phòng khi cần" nhưng sau 1 năm chi tiêu tối giản, tôi thấy nhẹ cả người, ví tiền, và lòng mình thì "đầy" hơn bao giờ hết

Sáng tạo

11:05:10 08/05/2025
Sau nhiều năm sống theo kiểu giữ lại hết để phòng khi cần , chị Huyền quyết định chuyển sang chi tiêu tối giản từ năm 2024.
Ngoài xào cùng dưa, lòng heo mà làm thế này, vị chua ngọt ngon vô cùng lại tránh ngấy

Ngoài xào cùng dưa, lòng heo mà làm thế này, vị chua ngọt ngon vô cùng lại tránh ngấy

Ẩm thực

11:05:09 08/05/2025
Ngoài nộm lòng heo, dưới đây còn gợi ý vài món ăn khác cực độc lạ từ nguyên liệu lòng, giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo cho bữa ăn gia đình.
Sao nam Vbiz bị HIV bất lực vì không kiếm nổi 1 đồng, chật vật chạy ăn từng bữa

Sao nam Vbiz bị HIV bất lực vì không kiếm nổi 1 đồng, chật vật chạy ăn từng bữa

Sao việt

11:04:12 08/05/2025
Mới đây, Huy Ma đã đăng tải bài viết mới trên trang cá nhân cho biết sẽ dừng livestream trên TikTok, hiện chỉ còn dư 600.000 đồng trong thẻ ngân hàng và chỉ đủ ăn được trong vài ngày.
Cháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng

Cháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng

Sức khỏe

11:01:46 08/05/2025
Sau khi uống nhầm bột thông cống, cháu bé 2 tuổi được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng toàn bộ khoang miệng, không thể ăn uống và có dấu hiệu nhiễm trùng.
Song Hye Kyo, Suzy cùng dàn mỹ nhân đã "flex nhẹ" sự đẳng cấp tại Baeksang 2025 như thế nào?

Song Hye Kyo, Suzy cùng dàn mỹ nhân đã "flex nhẹ" sự đẳng cấp tại Baeksang 2025 như thế nào?

Sao châu á

11:00:47 08/05/2025
Dàn mỹ nhân xứ Hàn khiến khán giả lóa mắt với những màn flex trang sức đẳng cấp tại Baeksang Arts Awards 2025.
Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Tin nổi bật

10:58:08 08/05/2025
Những ngày qua món ăn hot trend Lòng Se Điếu đang làm mưa làm gió trên thị trường. Món ăn này bỗng chốt viral khiến giá cả bị đội lên dữ dội, loạt tiktoker thay nhau review người giàu săn đón, nay lên bị dừng hoạt động để điều tra gây h...
Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới

Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới

Pháp luật

10:49:52 08/05/2025
Liên quan đến vụ việc lăng mộ vua Lê Túc Tông (ở xã Kiên Thọ, H.Ngọc Lặc, Thanh Hóa) bị xâm hại, Công an tỉnh Thanh Hóa đã dựng lại hiện trường vụ việc, sau khi bắt giữ 2 nghi phạm người Trung Quốc.