Lòi đuôi 8 ứng dụng lừa đảo giả vờ làm app đào coin, quản lý tiền điện tử để lừa gạt người dùng nhẹ dạ cả tin
Người dùng không được ích lợi gì khi tải những ứng dụng này, chỉ có “tiền mất tật mang”.
Tiền điện tử đang rất phổ biến, nhưng khi một thứ gì đó nhận được nhiều sự quan tâm, thì thứ đó cũng sẽ được những kẻ lừa đảo tìm cách tận dụng để lừa gạt mọi người. Theo báo cáo gần đây của nhóm an ninh mạng Trend Micro, hiện đã có rất nhiều ứng dụng ví quản lý và đào coin lừa đảo trên cửa hàng Google Play, lừa người dùng thanh toán cho các dịch vụ giả mạo như khai thác và lưu trữ trên đám mây.
Báo cáo của Trend Micro đã chỉ ra 8 ứng dụng cụ thể sau:
Bitcoin 2021
Bitcoin Miner – Cloud Mining
Bitcoin (BTC) – Pool Mining Cloud Wallet
BitFunds – Crypto Cloud Mining
Crypto Holic – Bitcoin Cloud Mining
Daily Bitcoin Rewards – Cloud Based Mining System
Ethereum (ETH) – Pool Mining Cloud
MineBit Pro – Crypto Cloud Mining & btc miner
Video đang HOT
Hầu hết các ứng dụng này đều tiềm ẩn một trong hai ứng dụng khai thác giả mạo giống nhau, Trend Micro cho biết là “AndroidOS_FakeMinerPay” hoặc “AndroidOS_FakeMinerAd”, đánh lừa người dùng thanh toán cho các dịch vụ đào coin trên nền tảng đám mây giả mạo, thường ở mức phí định kỳ 15 USD hàng tháng. Trên thực tế, không có ứng dụng nào thực sự khai thác hoặc thanh toán tiền điện tử cho người dùng.
Một số cũng chèn quảng cáo buộc người dùng phải xem và có tùy chọn mua thêm trong ứng dụng và ít nhất hai trong số các ứng dụng Crypto Holic và Daily Bitcoin Rewards là những ứng dụng “cao cấp” mà người dùng phải mua để tải xuống. MineBit Pro – Crypto Cloud Mining thật ra chỉ là một game mô phỏng và phần thông tin này được giấu sâu trong điều khoản ứng dụng.
Google đã xóa các ứng dụng này khỏi cửa hàng Google Play sau báo cáo của Trend Micro. Các ứng dụng đã xóa sau đó sẽ bị vô hiệu hóa khỏi bất kỳ thiết bị nào mà chúng được tải xuống, nhưng nếu bạn đã lỡ tải ứng dụng nào trong danh sách này thì hãy kiểm tra lại và đảm bảo đã xóa chúng khỏi máy.
Một ứng dụng buộc người dùng phải mời thêm bạn bè mới có thể vào được giao diện
Thật không may, ngay cả sau những lần quét ứng dụng lừa đảo này (và việc Google sửa đổi các chính sách cho ứng dụng tiền điện tử), các nhà nghiên cứu của Trend Micro khẳng định hiện tại vẫn còn hơn 120 ứng dụng tiền điện tử giả khác trên Google Play. Một số đã được hơn 100.000 người dùng tải xuống, và những ứng dụng này sẽ không được nêu tên hoặc bị xóa cho đến khi được chứng minh rằng chúng thực tế đang lừa đảo.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng từng ứng dụng mà bạn tải xuống. Bám sát các ứng dụng và nhà phát triển nổi tiếng, đồng thời đảm bảo đọc qua các xếp hạng và đánh giá. Bạn cũng nên tìm kiếm nhanh trên internet hoặc thậm chí hỏi ý kiến trên một diễn đàn thảo luận đáng tin cậy.
Tuy nhiên, các nhà phát triển ứng dụng độc hại sẽ cố gắng làm cho ứng dụng của họ trông hợp pháp. Đừng trả tiền cho bất kỳ ứng dụng, dịch vụ hoặc tính năng đặc biệt nào trừ khi bạn chắc chắn rằng chúng là thật. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, đừng giao nộp thông tin thanh toán hoặc dữ liệu cá nhân của bạn. Và nếu bạn đã trả tiền cho một ứng dụng tuyên bố cung cấp dịch vụ khai thác trên đám mây nhưng bạn không thấy bất kỳ lợi nhuận nào, điều đó có nghĩa nó có thể là giả. Xóa ứng dụng và báo cáo nó ngay lập tức.
Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine
Tin rằng việc đầu tư vaccine Covid-19 qua ứng dụng sẽ thu lời hàng ngày, nhiều người bị lừa hàng chục triệu đồng khi app sập và không thể rút tiền.
"Tôi mới đầu tư được ba ngày, giờ không thể rút tiền ra được nữa, cũng không thể liên hệ quản trị viên. Số tiền đã nạp vào coi như mất trắng", Nguyễn Mạnh (Bắc Ninh) cho biết.
Ứng dụng anh Mạnh đang chơi có hình thức đầu tư vào các gói vaccine hoặc trang thiết bị y tế, như khẩu trang, kính bảo hộ. Người dùng được dụ đăng ký tài khoản và chơi qua một trang web hoặc ứng dụng có tên r383 . Việc trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như với các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo hoặc Telegram.
Người dùng được dụ đầu tư vào gói vaccine trên app để thu lời mỗi ngày.
Trên nhóm chat có tên "Chung tay chống Covit 19" mà anh Mạnh được nhóm trưởng đưa vào hồi giữa tháng 7, lúc cao điểm có gần 400 thành viên. Tại đây, các trưởng nhóm và phó nhóm thường xuyên giới thiệu những trường hợp đã thu lãi nhờ ứng dụng, cũng như dụ người dùng mua các gói đầu tư vaccine đắt tiền, để hưởng lãi lớn.
"Ban đầu tôi đầu tư gói vaccine nhỏ nhất 310 nghìn đồng, tôi có lãi và rút về thành công. Tin tưởng, tôi nạp thêm 500 nghìn đồng nữa thì app sập", anh Mạnh kể. Các trưởng nhóm và phó nhóm trước đây cũng rời nhóm hoặc chặn liên hệ của các thành viên. "Với kinh nghiệm chơi nhiều ứng dụng và bị lừa nhiều lần, tôi hiểu ứng dụng này đã sập và không còn cách nào để lấy lại tiền đã đầu tư nữa", anh Mạnh kể.
Ứng dụng hứa hẹn trả lãi trong ngày cho người dùng.
Tương tự nhiều ứng dụng lừa đảo khác, r383 có hàng loạt gói đầu tư, mỗi gói được đặt theo tên một loại vaccine nổi tiếng trên thế giới. Đầu tư với số tiền càng cao, tiền lãi mà người dùng được hứa hẹn càng lớn.
Chẳng hạn, gói đầu tư tên "vaccine Vacuna" yêu cầu số tiền tối thiểu 310.000 đồng mỗi lần. Người chơi sẽ thu lãi 7% mỗi ngày và chỉ được chơi trong một ngày. Trong khi gói đầu tư "Vaccine Pfizer BiNtech" yêu cầu số tiền tối thiểu 1,2 triệu đồng, người chơi sẽ nhận lãi 8,4% mỗi ngày và được chơi trong 10 ngày. Ứng dụng hứa hẹn trả lãi vào 15h mỗi ngày và trả toàn bộ số tiền gốc khi hết thời gian "chơi".
Ứng dụng còn hiển thị tiến độ đầu tư của các gói. Gói nào đạt 100% tiến độ sẽ bị đóng. Vì vậy, nhiều người đã quyết định đầu tư nhanh vì sợ mất cơ hội.
"Theo thông tin trên ứng dụng, nếu đầu tư vào gói Vaccine Pfizer BiNtech với số tiền 12 triệu đồng, tôi có thể nhận về 9,6 triệu đồng sau 10 ngày", người chơi tên Phạm Chiến (Hải Phòng) chia sẻ. Anh Chiến cho biết những lần đầu anh cũng đầu tư gói nhỏ và rút về thành công, được gần 1 triệu đồng. Sau đó anh quyết định đầu tư lớn một lần rồi nghỉ chơi, nhưng chưa kịp nghỉ, ứng dụng đã sập. Số tiền anh nạp vào là hơn 10 triệu đồng.
Trên group chat Zalo mà anh Mạnh tham gia, hàng chục người khác cũng cho biết họ không thể rút được tiền. Số tiền những người này đã nạp đều từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
"Thực ra các vaccine này chỉ là ảo. Họ lấy tên như vậy vì vấn đề Covid-19 đang được nhiều người quan tâm. Người chơi không tìm hiểu, hoặc không thể tìm hiểu được, do thông tin về các dự án này khá sơ sài", anh Chiến nhận xét. "Bản thân tôi cũng hiểu điều này và biết ứng dụng sẽ sập, nhưng không ngờ sập nhanh đến vậy", anh Chiến nói.
Hiện nay, ứng dụng và website mà anh Chiến và anh Mạnh tham gia vẫn hoạt động, nhưng người dùng chỉ có thể nạp tiền vào mà không thể rút ra, cũng không thể liên hệ các trưởng nhóm để nhận hỗ trợ.
Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đây là một kiểu tấn công lừa đảo điển hình trên Internet thời gian qua. "Hình thức này sử dụng kỹ thuật cũ nhưng nội dung, thông tin theo cách mới, nhằm làm cho người dân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy", NCSC nhận định.
Trong trường hợp trên, bẫy lừa đảo này sử dụng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến phòng chống, xét nghiệm, chữa trị Covid-19 - vốn là vấn đề được quan tâm nhiều tại Việt Nam - và lợi nhuận lớn để dụ dỗ người chơi.
"Giai đoạn này, người dân có nhu cầu tìm kiếm thông tin về nhu yếu phẩm, hay khám chữa bệnh qua Internet. Nhiều người gặp khó khăn về tài chính và muốn kiếm tiền dễ dàng. Lợi dụng tình hình đó, kẻ xấu đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, trục lợi qua không gian mạng", đại diện NCSC cho biết.
Theo các chuyên gia, người dùng có thể nhận diện mô hình lừa đảo đầu tư online qua một số dấu hiệu, như kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh; hứa hẹn trả lãi với lãi suất cực cao; cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỉ lệ cố định; khó rút vốn và thường đưa ra lời mời chào các gói đầu tư tiếp với lãi suất cao hơn.
Bẫy người dùng bằng chiêu kiếm tiền online Các ứng dụng như Coolcat, Auto Ads, MoXiaomi... dụ người dùng đầu tư vài trăm nghìn đếm hàng trăm triệu đồng với hứa hẹn sẽ nhận lãi vài phần trăm mỗi ngày. "Thay vì bấm điện thoại lướt Facebook, sao không dành 15 đến 30 phút mỗi ngày để kiếm 300 - 500 nghìn đồng. Vốn tự quản, tiền rút thẳng về thẻ,...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

CPU Panther Lake của Intel lộ kiến trúc nhân qua bản cập nhật phần mềm

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Google ra mắt công cụ AI để học ngoại ngữ

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?
Có thể bạn quan tâm

Khó tin mỹ nhân Trung Quốc U40 trẻ đẹp như gái 18: Nhan sắc ngọt lịm ngắm mà rụng tim
Hậu trường phim
13:40:37 02/05/2025
Rosé bị dân Hàn quay lưng, đòi "tống cổ" chỉ vì 1 màu tóc, fan ra sức bênh vực?
Sao châu á
13:39:48 02/05/2025
Vợ Mark Zuckerberg chê quà tặng của chồng
Netizen
13:38:37 02/05/2025
Võ Hạ Trâm bị nói "cướp" hit, nay có thái độ lạ với Duyên Quỳnh, CĐM khen nức nở
Sao việt
13:38:22 02/05/2025
Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ
Thế giới
13:30:06 02/05/2025
Toàn cảnh tranh cãi xoay quanh ca khúc 3 tỷ view hot nhất dịp 30/4, nhạc sĩ phải lên tiếng xin lỗi
Nhạc việt
13:23:16 02/05/2025
Bộ Công an "khởi động" điều tra lại vụ tai nạn: Gia đình bé gái nói gì?
Tin nổi bật
13:20:00 02/05/2025
Chi Pu được khen tinh tế chỉ với một thay đổi nhỏ ở trang phục biểu diễn
Phong cách sao
13:16:21 02/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Khởi tố vụ án hình sự 'Giết người'
Pháp luật
13:09:01 02/05/2025
Quảng Nam ghi nhận lượng du khách tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Du lịch
13:07:42 02/05/2025