Lớp học đặc biệt của những đứa trẻ nghèo ở Ấn Độ: Không có giáo viên, chỉ có tiếng giảng bài phát ra từ một chiếc loa
Sau nhiều tháng phải nghỉ học vì Covid-19, những đứa trẻ làng Dandwal, bang Maharashtra , Ấn Độ hào hứng chờ đợi buổi học đầu tiên tại nhà kho của làng. Buổi học vô cùng đặc biệt, không hề có giáo viên , chỉ có tiếng bài giảng phát ra từ một chiếc loa.
Những đứa trẻ làng Dandwal học tại nhà kho, phía trước là chiếc loa phát bài giảng.
Dù vậy, những đứa trẻ vẫn hào hứng ê a đọc theo những câu thơ và trả lời câu hỏi. Một số em gọi chiếc loa là ‘Anh Loa’ hoặc ‘Chị Loa’.
‘Em rất thích học với anh Loa’ , Jyoti, bé gái 11 tuổi, vui vẻ nói.
Những bài giảng đặc biệt này do Quỹ Diganta Swaraj, một tổ chức phi lợi nhuận Ấn Độ nghĩ ra và thực hiện tại 6 ngôi làng phía tây nước này, với mục tiêu giúp 1.000 học sinh được học tập sau khi các trường học đóng cửa tránh dịch Covid-19 từ 4 tháng trước. Tuần trước, nhóm tình nguyện mang chiếc loa đến làng Dandwal, nơi học sinh tập trung ở các điểm được sắp xếp riêng theo quy định giãn cách xã hội .
‘Chúng tôi lo không biết bọn trẻ và bố mẹ chúng có chấp nhận một chiếc loa làm giáo viên không’ , Shraddha Shringarpure, giám đốc Quỹ Diganta Swaraj, tổ chức đã làm công việc phát triển hơn một thập kỷ qua ở những ngôi làng trong khu vực này, chia sẻ. Tuy nhiên, chương trình mang tên Bolki Shaala đã nhận được phản hồi rất tích cực, Shringarpure nói thêm.
Những đứa trẻ vô cùng hào hứng với các buổi học.
Video đang HOT
Các bài giảng bao hàm một phần của chương trình học ở trường, cũng như các kỹ năng xã hội và các bài học tiếng Anh.
‘Những đứa trẻ này không được gia đình dạy dỗ, chúng phải tự học’ , Shringarpure nói.
Học sinh thành phố có thể dễ dàng tham gia lớp học online, nhưng với những đứa trẻ ở những nơi như Dandwal, mạng lưới viễn thông nghèo nàn và nguồn điện không ổn định khiến các tiết học không thể diễn ra nhiều tháng qua.
Chị Sangeeta Yele, phụ huynh của một em học sinh hy vọng con cái mình sẽ có tương lai tốt đẹp hơn và động viên con tham dự những lớp học lưu động như trên.
‘Khi trường học đóng cửa, con trai tôi thường lang thang trong rừng’ , chị Yele nói. ‘Nhưng chương trình Bolki Shaala đến làng và giờ cháu đã bắt đầu đi học. Tôi rất vui khi con trai mình giờ đã biết hát và kể chuyện’.
Học sinh vùng khó vừa chăn bò vừa dò sóng học online trong mùa Covid-19
Vừa chăn bò, cô bé người Ba Na vừa chăm chú ghi chép những hướng dẫn của giáo viên qua chiếc điện thoại bị vỡ màn hình. Lâu lâu, em lại dời lên những ngọn núi cao dò sóng để theo dõi tiếp bài giảng.
Giữa buổi trưa, bầu trời làng Hway (xã Đăk Tnang, huyện Kong Chro, Gia Lai) không một gợn mây trắng. Đi tiếp trên con đường đất đỏ, chúng tôi bỗng dừng lại khi thấy một cô học trò người Ba na đang chăm chú nhìn vào chiếc điện thoại, rồi ghi chép rất tỉ mỉ.
Thấy người lạ, cô bé có chút sợ hãi nhưng vẫn hỏi nhẹ: "Các chú có việc gì không ạ?". Một bên tai em vẫn gắn phone để không bỏ qua những lời giáo viên dạy. Qua một hồi trò chuyện, chúng tôi càng khâm phục về ý chí, nghị lực của cô học trò người Ba Na, nhất là trong mùa dịch Covid-19.
Tận dụng những lúc rảnh rỗi khi đi chăn bò, Lệ lấy sách vở ra ôn tập để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới.
Được biết, em tên là Đinh Thị Mỹ Lệ, hiện là học sinh lớp 12A1, trường THPT Hà Huy Tập (tại Hway, xã Đăk Tnang). Hiện Lệ đang học tại trường nội trú ở trung tâm huyện Kông Chro, cách nhà 15 km. Bố Lệ là cán bộ xã, mẹ làm nông nên cô quyết tâm "thoát nghèo" bằng cái học. Hàng tuần, cô học trò Ba Na lại gói ghém sách vở, áo quần để lên trường học. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19 nên toàn bộ học sinh phải nghỉ ở nhà. Xa trường và bạn bè, cô bé lại về giúp đỡ bố mẹ việc nhà và đi chăn bò. Tuy nhiên, điều Lệ mong mỏi là có thể trở lại trường để tiếp tục việc học và hướng đến cánh cửa Đại học Sư phạm.
Lệ tâm sự: "Sau tiết chào cờ, cả trường thông báo nghỉ dịch. Lúc đó ai cũng vui vì được về nhà xả hơi... Sau một tuần, chúng em tiếp tục được quay trở lại trường. Học được ba tuần, nhà trường tiếp tục cho nghỉ vì lúc ấy "dịch bệnh đang bùng phát dữ dội" và "chưa biết ngày nào học lại". Thông báo lần này khiến em và các bạn không vui như trước nữa. Trái lại là nỗi lo lắng khi năm học lớp 12 sắp kết thúc, nhiều dự định, khao khát tốt nghiệp phổ thông ở phía trước. Xa thầy cô, việc tự học càng trở nên khó khăn, nhiều bài toán khó không biết hỏi ai".
Khát khao của những học sinh vùng khó là sớm quay lại trường để có điều kiện tiếp thu bài tốt hơn
Những ngày trường học đóng cửa, cô học trò 18 tuổi mô tả cuộc sống của mình thật buồn chán và không thể tập trung ôn tập. Buổi sáng, Lệ và đứa em trai lớp 9 lùa đàn bò 17 con lên núi thả. Buổi trưa, em chỉ ăn cơm nắm, muối vừng ăn dưới gốc cây để chăn đàn bò đến 4-5h chiều mới về. Mấy tuần nay, nhà trường thông báo triển khai việc ôn tập trực tuyến trên Truyền hình đã làm em rất thích và có động lực trở lại.
Lệ bộc bạch: "Mỗi tối, em thường chạy vào UBND xã Đăk Tnang để dùng "ké" wifi học trực tuyến. Em mượn bàn và ghế nhựa, đặt giữa hành lang để ngồi học. Những gì các giáo viên hướng dẫn, em đều ghi chép để có cơ sở, định hướng ôn tập. Mỗi lúc đi chăn bò, em cũng mang sách vở và chiếc điện thoại cũ của bố mẹ cho để lên mạng xem lại các bài giảng clip dạy trên truyền hình".
Trong khoảng thời gian ngắn mỗi tối, Lệ vừa xem các bài giảng của các giáo viên bộ môn đăng trên trang web của trường và vừa xem lại video bài giảng trực tuyến qua Youtube. Một nguồn kiến thức mênh mông như vậy trong khi không có sự tương tác nào giữa trò và thầy càng làm khó cô học trò nghèo.
Em Đinh Thị Xuyết (bạn cùng lớp với Lệ) nhà ở làng Bla, xã Đăk Song, huyện Kông Chro, cách trường nội trú hơn 35 km. Trong làng Xuyến, hầu như các bạn đều chỉ học đến lớp 9 rồi ở nhà "bắt chồng". Nhưng khát vọng vào giảng đường đã khiến thiếu nữ người Ba Na quyết tâm đeo đuổi việc học.
Mỗi tối Xuyết lại chăm chú nghe các giáo viên giảng dạy trên mạng nhờ chiếc điện thoại cũ mà bố mẹ cho mượn
Từ khi nghỉ tránh dịch Covid-19, Xuyết cũng phụ giúp bố mẹ chăn đàn bò, đến tối mịt mới về. Chiếc điện thoại thông minh cũ dùng liên lạc, nay Xuyết đăng ký mạng 3G, tháng 50 nghìn đồng. "Lúc chăn bò có mang điện thoại, sách vở theo để học, nhưng mạng chập chờn, pin chai, dùng vài chục phút là tắt ngúm", Xuyết nói.
"Các môn còn lại khi nào thầy cô đăng bài lên trên trang thì học sinh tự vào học và làm bài tập. Chỗ nào khó hiểu, không biết làm thì tra mạng xem cách giải", Xuyết, nói và thừa nhận bản thân còn lúng túng về cách học, phương pháp tự học.
Ông Phạm Hữu Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập cho biết trường có tất cả 624 học sinh, trong đó 153 học sinh người dân tộc thiểu số tham gia học trực tuyến chưa đạt 40%. Nhà trường đang khuyến khích các em đã học bài giảng rồi thì cho bạn trong làng không có điện thoại mượn học. Ngoài ra không còn cách nào khác vì đang trong thời gian cách ly toàn xã hội".
Ông Lê Duy Định - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết: Từ nay đến hết tháng 4 sẽ tập trung ôn tập và luyện thi THPT quốc gia, đối với lớp 12. Từ lớp 11, lớp 9 trở xuống thì sẽ tập trung ôn tập. Nếu tháng 5, học sinh chưa đi học lại thì Sở sẽ chỉ đạo học bài mới. Đối với việc trực tuyến, Sở đã tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác dạy học qua internet trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 cho các trường. Qua đó, tùy tình hình thực tế mà các đơn vị tự lựa chọn để áp dụng cho phù hợp.
Hiện nay, Gia Lai có gần 450.000 học sinh. Sở GD&ĐT Gia Lai đang triển khai chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Tuy nhiên, do địa phương có số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 40%, dân cư phân bố rải rác, nhiều khu vực chưa có điện lưới, sóng di động... nên số lượng học sinh tham gia học truyền hình chỉ đạt 45% và học trực tuyến 10%.
Phạm Hoàng
Thi THPT quốc gia năm 2020: Điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật để tăng cường thêm an ninh, an toàn kỳ thi Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia 2020 đang được lấy ý kiến rộng rãi đến hết 10-3, Bộ GD&ĐT đã sửa đổi, bổ sung quy định một số điều để tăng bảo mật an ninh kỳ thi. Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Bộ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn
Tin nổi bật
18:46:49 25/05/2025
Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam
Thế giới số
18:36:34 25/05/2025
3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine
Thế giới
18:35:32 25/05/2025
Con trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giá
Sao châu á
18:21:32 25/05/2025
Á hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩn
Sao việt
18:18:15 25/05/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng lộ ảnh hồi đi học, không xinh như hotgirl nhưng khí chất tiểu thư "trâm anh thế phiệt" ngút ngàn
Sao thể thao
17:54:21 25/05/2025
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập
Nhạc quốc tế
16:20:43 25/05/2025
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025