Lớp học đặc biệt của vợ chồng “ông giáo” A Kâm

Cư dân ven sông Đắk Bla, vùng ngoại ô TP Kon Tum từ lâu đã quen với cái lớp học bên triền sông của “ông giáo làng” A Kâm.

Lớp học đặc biệt của vợ chồng ông giáo A Kâm - Hình 1

Trong khi vợ lên rẫy, A Kâm đứng lớp giảng bài cho trẻ con trong làng

Con đường về làng Kon Ktu (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) như chông chênh hơn bởi sỏi đá nhấp nhô. Cư dân ven sông Đắk Bla, vùng ngoại ô TP Kon Tum từ lâu đã quen với cái lớp học bên triền sông của “ông giáo làng” A Kâm.

Mua bánh kẹo để… dụ học trò tới lớp

A Kâm người nhỏ thó với nụ cười dễ mến và trông trẻ hơn hẳn so với cái tuổi 30 của mình. Anh kể, năm 2014 anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum. Thế rồi A Kâm kết duyên cùng cô gái Y Thoan (27 tuổi) cũng vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng với chuyên ngành mầm non. Xin mãi không được việc, vợ chồng anh đành trở về làng làm thuê, cuốc mướn kiếm sống.

Một ngày kia, A Kâm chợt nhận ra những đứa trẻ trong làng lăn lóc chơi đùa, chẳng quan tâm đến việc học hành. A Kâm ngửa đôi bàn tay chai sạn mà đáng ra nó chỉ dùng để cầm phấn, thầm nghĩ, nếu cứ cầm cuốc thế này, giấc mơ làm thầy giáo của anh sẽ mãi mãi vụt tắt. A Kâm liền nghĩ đến chuyện mở lớp dạy miễn phí cho trẻ trong làng.

A Kâm đi tìm lũ trẻ thuyết phục. Thế nhưng với chúng, cái lớp học không thú vị bằng những tổ chim trên núi, chẳng no cái bụng bằng mấy con cá dưới đồng. Đáp lại với lời mời gọi của “ông giáo làng” là những đôi mắt to tròn và cái lắc đầu nguầy nguậy.

Nửa đêm. Nằm nghe mưa đổ, A Kâm chong mắt thức. Đã mấy đêm liền như thế, anh cứ trân trân nhìn lên trần nhà, như đếm từng giọt nước rơi, cho đến gần sáng. Biết chồng trăn trở về chuyện gọi học trò đến lớp, Y Thoan liền bàn: “Hay mình mua bánh kẹo rồi dụ lũ trẻ đi học?”.

A Kâm khen phải rồi yên tâm đi ngủ. Sáng hôm sau, khi con gà vừa cất tiếng gáy, A Kâm trở dậy mua bánh kẹo để chuẩn bị cho lớp học. Chờ lũ trẻ tan trường về, anh đến từng nhà “mời” các em đi học. Ai đi học sẽ được phát bánh kẹo.

“Nghe thấy có kẹo, tụi nhỏ nhảy cẫng lên sung sướng. Buổi đầu tiên khai giảng, các em không cần mang sách vở, dụng cụ học tập. Khi các em đến vợ chồng mình sẽ thông báo thời khóa biểu và giờ giấc học tập cho những ngày sau”, A Kâm hào hứng kể.

Video đang HOT

Đúng 17h, hơn 30 học sinh đem sách vở đến tập trung trước vuông sân nhà thầy A Kâm. “Lễ khai giảng” được tổ chức gọn lẹ, không có diễn văn, không tiếng trống trường mà chỉ có bánh kẹo và tiếng cười đùa của con trẻ. Lớp học của thầy A Kâm bắt đầu.

Niềm vui giản dị

Lớp học đặc biệt của vợ chồng ông giáo A Kâm - Hình 2

A Kâm giảng bài cho học sinh

“Thời gian đầu khá khó khăn khi chưa có bảng lẫn bàn ghế. Hai vợ chồng mình bước đầu phân loại các em theo lớp. Sau đó bố trí mỗi lớp ngồi riêng một khu vực rồi dạy học theo chương trình cho phù hợp với trình độ của các em. Sau này khi biết mình mở lớp, một nhà hảo tâm đã mua tặng một ít bàn, ghế và bảng phục vụ việc dạy học. Thời gian tới mình sẽ cố gắng dành dụm tiền để mở rộng diện tích lớp học, để các em thoải mái ngồi học bài”, anh A Kâm tâm sự.

Có những ngày nhà A Kâm có đến 60 đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 8. Vợ chồng A Kâm hết xoay bên này giảng bài lại xoay bên kia ra bài tập. Lớp học cứ thế kéo dài đến tối mịt.

“Lớp học bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, các môn học chủ yếu là Toán, Văn, Tiếng Anh. Do ban ngày 2 vợ chồng mình phải đi làm rẫy, làm thuê nên chỉ tranh thủ dạy học từ khoảng 17-19h. Bận nhất là thời điểm sắp thi học kì, các em lo ôn tập nên học bài rất hăng say. Những hôm ấy lớp học có thể kéo dài đến tận 21h. Vợ chồng mình dạy xong chỉ kịp ăn tô mì tôm chống đói”, chị Y Thoan nói khi người chồng vừa quay lại giảng bài cho lũ trẻ.

“Đã 6 năm trôi qua, vợ chồng mình đã quen với việc vừa lên rẫy, vừa dạy các em học bài. Nhà có 2ha rẫy, nên cứ vợ lên rẫy thì chồng ở nhà dạy học và ngược lại”, A Kâm nói và cho hay, vợ chồng anh bằng lòng với cuộc sống hiện tại, bởi niềm vui duy nhất là muốn các em nhỏ học được cái chữ để sau này trở thành người có ích cho xã hội.

Bà Y Khiêm, Phó chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa cho biết, A Kâm là một cán bộ không chuyên trách của xã. Anh là cán bộ trẻ có trình độ, năng lực. Trong công tác A Kâm luôn hoàn thành nhiệm vụ. Tại địa phương A Kâm có nhiều đóng góp khi mở lớp học miễn phí, giảng dạy cho con em trong làng. Lớp học của vợ chồng A Kâm đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại địa phương.

Lớp học miễn phí của đôi vợ chồng nghèo trăn trở ước mơ bảng đen phấn trắng

Sau một ngày miệt mài trên nương rẫy, anh chị lại vội vã trở về nhà. Trước khoảng sân nhỏ, hàng chục đứa trẻ làng đang ríu rít nô đùa chờ thầy cô.

Chỉ lát sau, anh đứng góc trên, chị đứng góc dưới, buổi học tình thương chính thức bắt đầu. Những tiếng ê a của đám học trò vang vọng bên dòng sông Đắk Bla hiền hòa...

Lớp học miễn phí của vợ chồng nghèo

Đã từ lâu chúng tôi được nghe kể nhiều về lớp học tình thương của đôi vợ chồng nghèo, anh A Kâm (30 tuổi) và chị Y Thoan (27 tuổi) tại làng Kon Ktu, xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum. Dù cuộc sống của hai vợ chồng còn nghèo khó nhưng vì sự đam mê, nhiệt huyết được đứng trên bục giảng, anh chị đã gõ cửa từng nhà vận động các em nhỏ trong làng đến với lớp học miễn phí của mình để học cái chữ.

Tháng Mười, trời Tây Nguyên đang nắng bỗng đổ mưa rào báo hiệu một mùa mưa chớm đến. Trận mưa khiến chặng đường chúng tôi đến làng Kon Ktu thêm gian nan bởi những "ổ gà" lênh láng nước. Căn nhà của vợ chồng anh A Kâm nằm ở ngoại ô TP.Kon Tum, nơi có dòng sông thơ mộng Đăk Bla uốn quanh.

Chúng tôi đến sớm nên lớp học chưa bắt đầu. Lúc chúng tôi đến, trước hiên nhà đám trẻ con đang ríu rít nô đùa. Trong khoảng sân nho nhỏ là vài bộ bàn ghế gỗ đơn sơ, hai tấm bảng được treo ở hai góc còn in nét phấn của buổi học hôm trước.

Lớp học miễn phí của đôi vợ chồng nghèo trăn trở ước mơ bảng đen phấn trắng - Hình 1

Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm.

Đang mải ngắm lớp học thì ngoài đường đám trẻ con bất chợt hò reo trong sự vui mừng. Không cần giới thiệu cũng có thể biết đám nhỏ vui vì thầy cô đã về đến nhà. Trước mắt chúng tôi, anh A Kâm và vợ trong bộ quần áo lao động lấm lem, mặt đẫm mồ hôi, trên vai mỗi người quàng theo cái quốc. Khẽ nở nụ cười chào khách, anh chị vội buông quốc vào một góc nhà, chuẩn bị cho giờ lên lớp.

Thay bộ quần áo lao động, anh chị từ trong nhà bước ra, trên tay mỗi người cầm một quyển sách giáo khoa ra hiệu cho đám học trò ổn định chỗ ngồi. Một buổi học như thường lệ chính thức bắt đầu. Chồng đứng ở góc trên, vợ đứng góc dưới say sưa truyền lửa cho đám học trò nghèo. Lớp học gần 40 học sinh chia làm đôi, những tiếng ê a bắt đầu vang vọng.

Tranh thủ giờ giải lao, chúng tôi mới có dịp trò chuyện với vợ chồng anh giáo làng. Trò chuyện với chúng tôi, anh A Kâm chia sẻ: "Năm 2014, mình tốt nghiệp trường cao đẳng Sư phạm Kon Tum rồi kết duyên cùng vợ, cũng vừa tốt nghiệp trường cao đẳng chuyên ngành mầm non. Thế nhưng, mãi không xin được việc làm nên cả hai vợ chồng đành gác lại ước mơ. Để có tiền trang trải cuộc sống, hai vợ chồng tiếp nối những ngày tháng lên nương, lên rẫy, làm thuê quốc mướn".

Nhiệt huyết của vợ chồng anh giáo làng

"Bẵng đi một thời gian, niềm khao khát được đứng trên bục giảng của cả hai vợ chồng càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Ngày ngày, tôi vẫn thấy đám trẻ con trong làng lăn lóc chơi đùa chẳng quan tâm đến việc học hành. Trên những chặng đường lên rẫy mình nghĩ rồi bàn với vợ mở lớp học miễn phí tại nhà để dạy cái chữ cho đám trẻ. Như thế, kiến thức mình không bị lãng quên lại thực hiện được ước mơ đứng trên bục giảng và đám trẻ con trong làng có thêm kiến thức. Hai vợ chồng tâm đầu ý hợp lên kế hoạch mở lớp học tình thương".

Nói đến đây, anh A Kâm vẻ mặt buồn bã nhớ lại những ngày đầu mở lớp: "Mình đã phải đi gõ cửa từng nhà, vận động từng gia đình cho con em đến lớp học miễn phí. Nhưng, đáp lại tấm chân tình của mình là những cái lắc đầu của người lớn. Đám trẻ con không thiết tha với cái chữ. Chúng thích ra suối bắt con tôm, con cá. Vận động không được, nhiều lần mình cũng thấy nản lòng muốn bỏ cuộc".

Chia sẻ với chúng tôi, chị Y Thoan cười: "Thấy chồng đi vận động bao nhiêu lần không được, trong đầu mình chợt lóe lên suy nghĩ, mua kẹo "dụ" tụi nhỏ đến lớp. Mừng như bắt được vàng, anh Kâm vỗ tay giọng phấn khởi tán dương vợ "đúng, đúng" cách này thật tuyệt".

Lớp học miễn phí của đôi vợ chồng nghèo trăn trở ước mơ bảng đen phấn trắng - Hình 2

Vốn xuất thân là một giáo viên mầm non nên chi Y Thoan có niềm khát khao được đứng trên bục giảng. Dù không xin được việc nhưng nay cả anh và chị đã có được niềm vui riêng ngay tại ngôi nhà của gia đình mình.

Sáng hôm sau, khi con gà vừa cất tiếng gáy, A Kâm trở dậy mua bánh kẹo để chuẩn bị cho lớp học. Chờ lũ trẻ tan trường về, anh đến từng nhà "mời" các em đi học. Ai đi học sẽ được phát bánh kẹo. A Kâm hào hứng kể: "Nghe thấy có kẹo, tụi nhỏ nhảy cẫng lên sung sướng. Buổi đầu tiên là khai giảng, nên các em không cần mang sách vở, dụng cụ học tập. Khi các em đến, vợ chồng mình sẽ thông báo thời khóa biểu và giờ giấc học tập cho những ngày sau".

Đúng 5h chiều, hơn 30 học sinh đem sách vở đến tập trung trước sân nhà thầy A Kâm."Lễ khai giảng" được tổ chức gọn lẹ, không có diễn văn, không tiếng trống trường mà chỉ có bánh kẹo và tiếng cười đùa của con trẻ.

Chia sẻ về những ngày đầu mở lớp học miễn phí, anh kể: "Khi đã vận động được các em, mình đối mặt với khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất, bàn ghế, dụng cụ học tập. Căn nhà nhỏ hẹp chẳng thể chứa nổi mấy chục con người. Vậy là lớp học phải chuyển ra sân. Những hôm trời mưa, không có mái che, sân trở nên nhớp nháp nên lớp học đành tạm dừng. May mắn khi biết mình mở lớp, 1 nhà hảo tâm đã mua tặng một ít bàn, ghế và bảng phục vụ việc dạy học".

Thấy đi học vui hơn ở nhà, nhiều em bắt đầu tìm đến nhà thầy A Kâm theo học. Lớp học của anh giáo làng cứ thế đông dần lên. Có những ngày, nhà A Kâm có đến 60 đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 8. Vợ chồng A Kâm hết xoay bên này giảng bài lại xoay bên kia ra bài tập. Lớp học cứ thế kéo dài đến tối mịt.

"Lớp học bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, các môn học chủ yếu là Toán, Văn, Tiếng Anh. Do ban ngày 2 vợ chồng phải đi làm rẫy, làm thuê nên chỉ tranh thủ dạy học từ khoảng 5h chiều đến 7h tối. Bận nhất là thời điểm sắp thi học kỳ, các em lo ôn tập nên học bài rất hăng say. Những hôm ấy, lớp học có thể kéo dài đến tận 9h tối. Vợ chồng mình dạy xong chỉ kịp ăn tô mì tôm chống đói", chị Y Thoan nói khi chồng vừa quay lại giảng bài cho lũ trẻ.

Nhà có vài sào rẫy, vợ chồng Y Thoan hết trồng ngô rồi trồng sắn. Năm 2019, anh A Kâm được bầu làm Phó Chủ tịch mặt trận tổ quốc xã. Tiếng là cán bộ nhưng tiền lương cũng chỉ hơn 1 triệu đồng mỗi tháng. Mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào vườn sắn sau nhà. "Thế nhưng, được đứng lớp truyền đạt kiến thức cho học trò là ước mơ cháy bỏng từ bé của mình. Dù khó khăn vất vả thế nào mình cũng cố gắng duy trì lớp học ngày càng đông, phát triển hơn nữa", anh A Kâm nói.

Bà Y Khiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa cho biết, A Kâm là cán bộ không chuyên trách của xã. Anh là cán bộ trẻ có trình độ, năng lực. Trong công tác, A Kâm luôn hoàn thành nhiệm vụ. Tại địa phương, A Kâm có nhiều đóng góp khi mở lớp học miễn phí giảng dạy cho con em trong làng. Lớp học của vợ chồng A Kâm đã góp phần nâng cao năng lực, chất lượng học tập của học sinh tại địa phương.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2
14:39:02 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếngNàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
11:17:06 11/05/2025
Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tàiLệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
12:16:05 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạDoãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
13:05:11 11/05/2025
Tay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy ViênTay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy Viên
13:10:33 11/05/2025
Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"
11:27:24 11/05/2025
Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễnĐệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn
16:08:33 11/05/2025
Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"
14:25:39 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Pháp luật

16:20:00 11/05/2025
Chiều 11/5, Công an Bình Dương đang khẩn trương điều tra vụ người đàn ông được phát hiện tử vong trước tiệm rửa xe ở đường DL12, phường Thới Hòa, TP Bến Cát.
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Tin nổi bật

16:19:47 11/05/2025
Khoảng 4 giờ 30 sáng 11-5, đoạn đường dẫn phía chân cầu Hòa Bình (thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bất ngờ sụt lún.
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

Sao châu á

16:04:31 11/05/2025
Người hâm mộ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang háo hức chờ đến ngày gặp gỡ BABYMONSTER trong chuyến lưu diễn đầu tiên của sự nghiệp. Nhưng 1 thông tin đã khiến họ tụt hết mood.
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Tv show

16:03:00 11/05/2025
Concert Anh Trai D-6 khép lại với nhiều cảm xúc lẫn lộn, buồn - vui - phẫn nộ - lo lắng và cả biết ơn. Khoảnh khắc nói lời tạm biệt khán giả, các nghệ sĩ không giấu nổi sự xúc động mà bật khóc sân trên sân khấu.
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em

Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em

Nhạc việt

15:49:07 11/05/2025
Tối 10/5, liveshow Tỉnh thức của Tuấn Hưng đã diễn ra tại TPHCM, đánh dấu đêm diễn mở màn cho Góc ban công tour 2025 và cũng là liveshow đầu tiên kể từ khi nam ca sĩ chính thức Nam tiến.
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc

Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc

Hậu trường phim

15:39:14 11/05/2025
Nhiều khán giả cho rằng, nếu Yelena không được xây dựng như một nhân vật đặc biệt, chắc chắn Thunderbolts* sẽ không thể tạo được nhiều ấn tượng như vậy.
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất

MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất

Ôtô

15:38:17 11/05/2025
Mức giá cụ thể của bản độ độc nhất này không được công bố. Trên thị trường xe cũ, giá trung bình của một chiếc Ford GT thế hệ thứ hai đang được giao dịch vào khoảng 1,1 triệu USD, tương đương 27,5 tỷ đồng.
Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Thế giới

15:32:00 11/05/2025
Xung đột leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể hé lộ cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc và phương Tây.
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc

Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc

Netizen

15:30:53 11/05/2025
Người đàn ông Trung Quốc gây xúc động khi cõng mẹ già 88 tuổi bị liệt đi du lịch, giúp bà thay đổi không khí và tận hưởng cuộc sống.
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu

Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu

Xe máy

15:27:56 11/05/2025
Moto Guzzi V7 Special, Kawasaki W800 ABS là những mẫu môtô cổ điển đáng mua nhất thế giới năm 2025.
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Thế giới số

15:02:30 11/05/2025
Ở lĩnh vực giáo dục, AI có thể được ứng dụng để cá nhân hóa học tập, phát triển các công cụ hỗ trợ giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh, tạo ra môi trường học tập thích ứng và nâng cao chất lượng giáo dục.