Lớp học siêu đỉnh với 33/33 học sinh đỗ chuyên Hà Nội, toàn Thủ khoa, Á khoa các trường top
Những ngày qua, cộng đồng mạng đang tấm tắc khen ngợi thành tích nổi bần bật của lớp 9A0 trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội.
Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, rất nhiều gương mặt Thủ khoa xuất hiện thậm chí nhiều lớp học còn gây ấn tượng đặc biệt khi 100% học sinh đỗ trường chuyên , lớp chọn , Thủ khoa, Á khoa hầu hết các trường top đầu ở Việt Nam.
Như mới đây, câu chuyện về tập thể lớp 9A0 trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội đang khiến không ít người trầm trồ ngưỡng mộ về thành tích học tập nổi bật. Theo đó, lớp học này có 33 học sinh thì tất cả đều đạt kết quả cao, thi đỗ vào các trường chuyên khác nhau.
Tập thể lớp 9A0 trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội
Đồng thời lớp 9A0 cũng có Thủ khoa, Á khoa Vật lý của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên , Thủ khoa Tin học của THPT chuyên ĐH Sư phạm, Thủ khoa Tin học của THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Á khoa Tin học trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Thủ khoa Sinh học trường THPT chuyên Đại học Sư phạm… Có 3 học sinh tuyển thẳng lớp chuyên Toán trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và chuyên Toán ĐH Sư phạm; 20 bạn giành giải Nhất, Nhì học sinh giỏi thành phố ở tất cả các môn.
Trước thành tích xuất sắc của các con, một phụ huynh lớp này chia sẻ: “Thành quả của các con ngày hôm nay có được từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của thời gian qua. Trong số 207 lượt đỗ chuyên của Hansers khối 9, Hansers 9A0 khẳng định thành tích vô cùng ấn tượng với 3 suất tuyển thẳng Toán, Tin KHTN, có Thủ khoa, Á khoa Lý KHTN, Thủ khoa Tin Sư Phạm, Á khoa Tin KHTN, Thủ khoa Sinh Sư Phạm và hàng loạt suất trúng tuyển Hà Nội Amsterdam & Chu Văn An.”
Lớp học gây choáng váng với 33/33 học sinh đỗ vào các trường Chuyên danh tiếng tại Hà Nội
Trong những ngày đầu tháng 8, trường Ngôi Sao Hà Nội tiếp tục đón nhận những tin vui từ các Hansers báo về: 50 Hansers ghi danh thành công tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và hệ Song bằng; 15 Hansers đỗ trường THPT chuyên Nguyễn Huệ ; 3 Hansers đỗ trường THPT Chu Văn An. Trước đó không lâu, 142 lượt Hansers đã ghi danh vào bảng vàng của các trường THPT chuyên của ĐH KHTN, ĐH KHXH & NV, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Sư phạm và ĐH Khoa học Giáo dục.
Tính đến ngày 04/8/2020, bảng thành tích của Ngôi Sao Hà Nội tại 8 trường danh tiếng hàng đầu tại Thủ đô lại tiếp tục được tăng lên với: 9 suất tuyển thẳng dành cho Hansers vào các trường danh tiếng như: THPT chuyên KHTN, chuyên Sư phạm và trường THPT Khoa học Giáo dục; 4 Thủ khoa các trường THPT chuyên Sư phạm (chuyên Tin và chuyên Sinh), THPT chuyên KHTN (chuyên Lý); Thủ khoa chuyên Hà Nội – Amsterdam (chuyên Tin); 5 Á khoa các trường THPT chuyên KHTN (chuyên Tin và chuyên Lý) và chuyên KHXH&NV (chuyên Địa); 21 suất học bổng dành cho Hansers đến từ các trường THPT chuyên Sư phạm và chuyên Ngoại ngữ, 3 suất học bổng của ĐH Funix. Tổng lượt đỗ trường chuyên toàn khối là 207/153; 112/153 Hansers đăng ký đỗ vào chuyên (với tỷ lệ đỗ chuyên tương ứng đạt 73% tổng số đăng ký). Bên cạnh đó, Ngôi Sao Hà Nội còn có 123 Hansers đỗ vào các trường THPT công lập trên toàn thành phố ngay từ nguyện vọng 1.
Video đang HOT
Lớp học hội tụ toàn “con nhà người ta”
Kết quả này là lời khẳng định chân thực nhất cho chất lượng giảng dạy, sự nỗ lực của thầy và trò, sự đồng hành của các bậc cha mẹ học sinh trong suốt thời gian các con học tập dưới mái trường Ngôi Sao Hà Nội. Cô Vân Trang – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “9A0 là lớp có truyền thống thành tích cao của trường trong nhiều năm. Không chỉ có lớp 9A0, các lớp khác trong trường cũng có tỷ lệ đỗ vào lớp 10 chuyên cao. Năm nay, học sinh của trường đỗ vào lớp 10 chuyên đạt khoảng 73% trên tổng số Hansers đăng ký thi chuyên. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực tuyệt vời của thầy và trò trong kỳ thi vừa qua.”
Nhà báo Thu Hà "bóc mẽ" nhiều trường tuyển sinh với bảng điểm toàn 10: Dù con tốt cỡ nào cũng sẽ bị loại từ vòng gửi xe!
Cứ mỗi mùa tuyển sinh thì câu chuyện về trường chuyên, lớp chọn lại trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, không chỉ có những sĩ tử phổ thông mới ráo riết ôn tập cho kỳ thi THPT Quốc gia cũng như xét tuyển đại học mà ngay cả phụ huynh cũng nơm nớp để tìm trường, chọn trường cho con khi con bước vào lớp 1 hay chuẩn bị lên lớp 6. Những tưởng, với những cấp học này thì chẳng bao giờ xảy ra chuyện chạy trường, chạy điểm ấy vậy mà suốt nhiều năm qua, không ít ngôi trường nổi tiếng ở các thành phố lớn đưa ra các điều kiện tuyển sinh khắt khe để chọn lọc ra những học sinh "ưu tú" nhất về mặt thành tích.
Điều này đặt ra những băn khoăn lớn về việc tại sao con trẻ cứ phải mải chạy theo điểm số, tìm đến các lò luyện thi từ khi còn bé. Việc dựa vào điểm số để đánh giá năng lực của học sinh là đúng nhưng để đưa ra những tiêu chí như phải có bảng điểm đẹp toàn 10 thì liệu có thực sự phù hợp khi các cơ sở giáo dục muốn học sinh của mình phải hoàn hảo ngay ở lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới?
Mới đây, chị Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với cái tên Mẹ Xu Sim, một nhà báo từng cho ra đời nhiều đầu sách về nuôi dạy con nổi tiếng đã chia sẻ quan điểm của mình trên trang cá nhân của mình và nhận được nhiều sự quan tâm. Theo những lời tâm sự, sau khi chuẩn bị hồ sơ để đăng ký cho con vào một trường tư có tiếng tại Hà Nội, chị đã phải vội rút lui vì loạt quy định tuyển sinh trên trời để rồi sau đó, chị quyết định đưa con đến một ngôi trường khác.
Trích lược đoạn chia sẻ như sau:
Giờ này 2 năm trước mình cũng dự tính cho Xu Sim thi vào 1 trường tư được khen là rất rất tốt.
Vòng chuẩn bị hồ sơ dự thi đã phiền, vì bất kỳ giấy tờ gì họ cũng yêu cầu công chứng. Mình có nói: Vài tuần nữa nếu bé đậu thì cũng cần phải nộp bản gốc cơ mà, hay là hôm nay tôi mang luôn bản chính tới có được không? Không, quy định là phải công chứng chị ạ!
Tới khi nhìn quy định tuyển sinh càng hậm hực hơn. Yêu cầu học bạ phải khá giỏi trở lên, điểm tổng kết lớp 4 và 5 tối thiểu phải là 36 điểm 2 môn toán, và ai 40 điểm sẽ được xét trước. Có bằng thi học sinh giỏi tiểu học cấp TP, cấp quốc gia sẽ được cộng 10 điểm, có bằng tiếng Anh được cộng 7,5 điểm.
Ôi, nhìn vào quy định, mình hiểu ra một cách sáng rõ. Lâu nay mình luôn tự tin "đừng chạy theo điểm số", "điểm số không quan trọng, quan trọng là thái độ và tính cách"... chỉ vì con mình chưa dự thi tuyển vào trung học!
Bệnh thành tích ở đâu mà ra? Lạm phát điểm 10, lạm phát học sinh giỏi ở đâu mà ra? Nạn trẻ tiểu học bị nhồi nhét học và nhồi nhét thi ở đâu mà ra? Ép học sinh tiểu học học thêm tới 9-10h đêm ở đâu mà ra?
Dạ, ở những quy định đầu vào của những trường mệnh danh là lá cờ đầu của ngành giáo dục này đó ạ!
Vì những quy định này, nên bắt đầu bước chân vào lớp 1 là cả ba mẹ con cái đã bắt đầu lo chạy theo điểm. Phụ huynh nào chẳng muốn con học trường tốt, đó là ước mơ chính đáng.
Và áp lực đó, như ở Mỹ, là đổ lên đầu phụ huynh, Phụ huynh phải làm ra nhiều tiền để mua nhà giá cao hơn ở những khu dân cư có trường tốt.
Ở Israel, là ba mẹ phải tìm được đam mê riêng của con và cho con cơ hội để theo đuổi những dự án riêng, bồi dưỡng đạo đức, cách cư xử cho con.
Còn ở Việt Nam, thì áp lực đó chủ yếu đổ lên đầu tụi nhỏ: phải cày luyện và thi để đạt học bạ đẹp. Thi trong trường chưa đủ, thì cổ vũ thi thêm các cuộc thi ngoài!
Từ lớp 1, suốt 5 năm trời, cả một hệ thống khổng lồ, trải dài nhiều tỉnh thành, nhiều gia đình, nhiều đứa trẻ, nhiều năm... để "con được luỵện trong lò". Mà được lò học thêm bởi chính cô giáo chủ nhiệm thì càng dễ được điểm cao nhất.
Vì 10 điểm nghĩa là ngoài đúng đáp số, thì từng bước trình bày cũng phải đúng ý cô, giải mấy bước, trình bày xuống dòng lùi vào 1 ô hay 2 ô, cũng đúng ý cô.
Mình vốn anti các kỳ thi, nên sau 5 năm tiểu học Xu Sim chả có bằng cấp giải thưởng nào, ngoài mấy cái cup vui vui.
Nhưng, mình cứ nghĩ hoài, Xu Sim có 2 người bạn trai, rất dễ thương, tinh tế, năng động, hiểu biết, tự lập, tự đi học bằng xe bus công cộng, hoặc xe đạp, 2 cậu biết nấu nướng, đi chợ, biết chăm sóc ba mẹ ông bà, rất ga lăng với Xu Sim, ngồi xem phim bằng tiếng Anh, cậu ấy còn giảng giải cho Xu Sim những tầng nghĩa khác của những câu thoại tiếng Anh, dù chưa học thêm buổi nào, chứng tỏ ba mẹ cậu ấy đã rèn dạy rất kỹ càng.
Nhưng theo cái tiêu chuẩn thi của trường này, 2 anh ấy đều rớt từ vòng gửi xe!
Vậy thì, những trường đòi tuyển bảng điểm toàn 9,10 là đang tuyển những đứa bé nghe lời, chăm đi thi, biết làm đúng ba rem của giáo viên, những đứa bé ghi nhớ tốt và nạp được nhiều sách giáo khoa vào đầu...
***Đầu vào và đầu ra của giáo dục mà cứ như thế, thì tới thời đại trí tuệ nhân tạo này, làm sao con có thể cạnh tranh nổi với robot?
***Và chính các thầy cô còn không chấp nhận cho trẻ nhỏ được quyền nhầm lẫn, sai sót lặt vặt, thì làm sao các em có thể chấp nhận mình không hoàn hảo, chấp nhận ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, còn đâu cơ hội để các con teamwork, sáng tạo, phản biện, tự lập, tự do, tự tìm lối đi riêng?
Năm đó, mẹ Hà đi công chứng 1 đống học bạ giấy tờ, mà càng nghĩ càng nản. Và tới ngày thi, mình cho Xu bỏ thi để đi Nhật Bản chơi 11 ngày, còn Sim thì quên luôn giờ thi.
Có đôi lần mình tự hỏi, có phải mình đã bướng bỉnh quá không? Có phải Xu Sim đã bị lỡ 1 môi trường tốt hay không?
Nhưng giờ, sau 2 năm Xu Sim vui vẻ học ở 1 trường tư khác, mình đã thấy rằng không phải cả thành phố chỉ có 1 trường tốt. Không phải chỉ có ép con chui vào đó thì trẻ con mới trưởng thành. Không phải phụ huynh chỉ có 1 sự lựa chọn.
Bố mẹ vẫn có thể nói "Không"với nhồi nhét học, nhồi nhét thi, mà con mình vẫn an toàn!
Có thể thấy, đề tài về những cuộc đua chọn trường cho con chưa bao giờ hết hot. Ước muốn tìm cho con một môi trường giáo dục tốt là chính đáng, thế nhưng vì điều này mà vô tình phụ huynh tạo ra những áp lực lớn dành cho những đứa trẻ. Câu chuyện về trường chuyên, lớp chọn có lẽ vẫn sẽ được bàn đi bàn lại cho đến khi các trường học thay đổi phương hướng tuyển sinh, phụ huynh dám gỡ bỏ áp lực cho con cái và điểm số không phải là tất cả để đánh giá năng lực của cá nhân.
Dân mạng tranh cãi gay gắt về điều kiện sơ tuyển vào trường, các Amser nói gì? Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện những quan điểm cho rằng tiêu chuẩn sơ tuyển vào trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam quá khắt khe, khiến mô hình trường chuyên lớp chọn mất đi ý nghĩa. Cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt, các Amser đã và đang học tại trường cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Điều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị chỉ trích nặng nề chỉ vì nuôi con 4 tháng nặng 10,2kg: Người mẹ khẳng định chắc nịch 1 điều

Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng

Tiệm chụp ảnh ở Hà Nội kêu oan vì bị tấn công nhầm vụ khách Hàn đánh người

CSGT đưa nam thanh niên bị bất tỉnh trên cao tốc đi cấp cứu

Một thương hiệu tuyên bố dừng hợp tác với TikToker Tun Phạm

Hotgirl bóng chuyền Nguyễn Thị Phương khoe dáng thướt tha trên phố Thượng Hải

8X Thanh Hoá trao bức ảnh khiến mẹ liệt sĩ oà khóc 'đúng con trai tôi rồi'

Phòng gym làm ăn thua lỗ, ông chủ giả vờ tổ chức du lịch rồi lừa bán hơn 30 nhân viên sang Myanmar

CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng

Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế

Khách Tây: "Cả đời tôi chưa từng thấy món thịt Việt Nam nào lạ thế này!"

Các 'nàng thơ' MXH sụp đổ hình tượng
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có cát tinh chiếu rọi, cuối năm Ất Tỵ ăn nên làm ra, cuộc sống sung túc, đủ đầy
Trắc nghiệm
11:46:53 18/07/2025
HIEUTHUHAI đập nát hình tượng "cool ngầu", visual tái xuất khiến dân mạng há hốc
Sao việt
11:19:18 18/07/2025
Công an tìm nạn nhân liên quan vụ "hẻm bom hàng" ở TPHCM
Tin nổi bật
11:18:04 18/07/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn kế hoạch cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách
Thế giới
11:16:01 18/07/2025
Mitsubishi Destinator ra mắt, dự kiến về Việt Nam vào cuối năm nay
Ôtô
11:06:45 18/07/2025
30 mâm cơm nhà siêu ngon, cả tháng không lo trùng món
Ẩm thực
11:03:40 18/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 34: Tuyết bị giám đốc Hà cảnh cáo thẳng mặt
Phim việt
11:00:22 18/07/2025
Tôi rất yêu vợ nhưng lại trót "rung động mạnh" với nữ nhân viên của mình
Góc tâm tình
10:54:14 18/07/2025
Thơ Nguyễn liên tục 'xúc phạm' mẹ Jack, J97 đăng đàn ẩn ý lập vi bằng khởi kiện?

Ngày 3 Nhật ký dọn dẹp: Tặng những bộ quần áo chưa từng mặc, tôi bắt đầu buông bỏ "bản thân lý tưởng" của mình
Sáng tạo
10:46:46 18/07/2025