Luận bàn tiếp về “công lý được thực thi” qua vụ Dương Chí Dũng
Không còn nhiều lắm “lửa nhiệt tình” để bình luận sôi nổi ngoài lề như với phiên tòa sơ thẩm xét xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm, dư luận tỏ ra dè dặt hơn với phiên phúc thẩm. Đa số xoay quanh chuyện mạng sống con người và cán cân Công lý…
Bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa phúc thẩm
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
Trước hết, bức tranh toàn cảnh với những gam màu trái ngược trong chính Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ( Vinalines), nơi cựu Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng và các đồng phạm đã làm mưa làm gió một thời, lại được bạn đọc thẳng thắn “soi rọi” tới tận những góc khuất nẻo nhất:
“Anh em chúng tôi đi làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, có khi còn mất cả mạng trên biển cả. Ăn uống thì khổ sở, sống tù túng… Vậy mà đổi lại thì sao? Đổi lại là nợ lương, thậm chí còn bị quỵt lương. Có những người đi làm cả 2 năm trời trên biển, xa nhà, xa người thân… vậy mà về nhà không được 1 đồng lương nào. Thử hỏi ai sẽ bảo vệ thuyền viên VN bây giờ? Mà ở VN thời kỳ này, vấn nạn nợ lương rồi quỵt lương trong ngành hàng hải là rất rất nhiều, còn những công ty trả lương sòng phẳng bây giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi. Xin hỏi các cấp quản lý bên trên có biết những nỗi khổ này cho người lao động không?” – Đặng Văn Ngà: ngavoi1990@yahoo.com.vn
“Tội tham ô sô tiên lớn như vây không thê gây hậu qua băng hê luy đã lam cho ca tâp đoan Vinalines đứng trên bơ vực pha san. Bao nhiêu can bô công nhân viên cua tâp đoan nay không co công ăn viêc lam, đơi sông rất kho khăn. Một nganh kinh tê được coi là mui nhon cua quôc gia, vốn đươc nhân dân gửi gắm nhiều kỳ vong đã không thê phat triên đươc, việc pha san những tâp đoan tương tự cũng rât dê xay ra. Giới chức nào cung như ông DCD nay thi đât nươc đi vê đâu? Mà nêu cho dung tiên tham nhung đê thoát tôi chêt thi nhiêu đối tượng tham nhung se “nhơn” vơi phap luât. Hy vong phap luât công minh va Chu tich nươc se quyêt đinh hơp vơi lòng dân. VN chúng ta hay xem Trung Quôc ngay bên cạnh chông tham nhung mạnh mẽ thế nào…” – Tri Nguyen: canhdonghoa67@gmail.com
“Những tội phạm trong vụ Vinashin, Vinalines thật khó tha thứ vì quá sức tưởng tượng và sức chịu đựng của nhân dân. Đã vậy các đối tượng còn ngoan cố chối tội (cứ như lúc vẫn còn nắm quyền hành)? Theo tôi, đây là mối nguy cực kỳ nghiêm trọng, cần xử lý nghiêm trước pháp luật để làm gương cho những quan chức nào đang còn lộng hành (cậy quyền cậy chức để lạm dụng vào những việc làm sai trái, tham ô, lũng đoạn, ăn hết phần của nhân dân… nhưng còn chưa bị đưa ra ánh sáng). Đề nghị giữ nguyên bản án tử hình và các mức án như đã tuyên để giữ gìn kỷ cương, phép nước. Chứ mới bồi thường được vài tỷ so với vài trăm ngàn tỷ bị tham nhũng mà thoát án tử hình, thì nhân dân không còn cơ sở nào để lấy lại được niềm tin nữa cả” – Vui: thienthannhattk21@yahoo.com
“Quê tôi là 1 xã thuộc diện 135 của tỉnh Hà Giang, đến nay vẫn chưa có điện, chưa có đường bê tông, chưa có sóng điện thoại…. Chỉ cần một góc nhỏ của số tiền tham nhũng đó chắc là đã có thể giải quyết xong những vấn đề của vùng 135. Phải nói VN ta vẫn nhiều tham nhũng quá nên mãi mà vẫn là một nước “đang phát triển”…” – Sy Dang: dangquangsy1989@gmail.com
Luật sư Trần Đình Triển trình bày bản tuyên thệ khai báo của ông Goh Hoon Seow mà các luật sư vừa thu thập được từ Singapore (ảnh theo: P. Thảo)
Cán cân công lý
Video đang HOT
Rất quan tâm với niềm phấn khởi, hy vọng vừa được nhen nhóm lại khi thấy các vụ “đại án” tham nhũng được đưa ra xét xử. Nhưng ngay trong chính dư luận cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Với phiên phúc thẩm này, đa số tranh luận xoay quanh chuyện số phận con người và công lý phải được thực thi như thế nào?
“Đối với tội phạm về kinh tế, nộp tiền khắc phục hậu quả chẳng phải có lợi hơn việc mang đi xử tử sao. Xử chết rồi, dân mình lại è cổ trả nợ thay ư?” - Ngoc Linh: cho_gam_xuong@yahoo.com
“Nếu khắc phục bằng tiền để thoát án tử hình thì những người bị phát giác chỉ coi như “tai nạn nghề nghiệp” thôi sao? Còn những ai chưa bị hoặc không bị phát giác thì…OK quá!? Vậy thì cứ tham ô đi, nếu bị phát giác lại lấy tiền đó nộp khắc phục hậu quả. Còn không thì càng có tiền xài vô tư hay sao? Các vị quan tòa nên nghĩ đến người dân hai sương một nắng vất vả làm ra những đồng tiền đó, họ vẫn đang chờ công lý phải được thực thi đấy!” - Phúc Chiến: phucchien1972@gmail.com
“Tội của DCD và MVP để lại hậu quả rất nặng nề với nền kinh tế VN. Tuy nhiên, phiên tòa hôm nay là sự phán quyết của tòa án đối với mạng sống của hai con người. Tôi tin vào sự công tâm của các thẩm phán và cả các luật sư bào chữa. Nếu DCD còn sống thì còn có cơ hội bù đắp thiệt hại cho đất nước dù ít, dù nhiều. Nếu DCD chết là… hết chuyện…???” - Thuanhanhquyen: thuanhanhquyen@gmail.com
“Chỉ với 1,666 triệu USD tham ô cùng nhau chia chác với đồng bọn, liệu ông Dũng lấy đâu ra số tiền cực “khủng” để mua nhà hạng sang, sắm xe cho vợ con và… như vậy? Chưa điều tra thì thôi, một khi đã điều tra thì phải đến tận gốc rễ của vấn đề. Tìm được nguồn gốc số tiền phi pháp, lật lại cả thời gian trong quá trình công tác, đưa ra ánh sáng những vấn đề còn khuất tất trong các phi vụ làm ăn, mua bán hay các dự án xây dựng, không loại trừ những cá nhân nào có liên quan. Đây là điều mà chúng ta cần làm ngay và có thể làm được, thể hiện quyết tâm của VN trong lĩnh vực chống tham nhũng. Còn nếu không thì vụ án này cũng lại chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” mà thôi…” – Hồ Văn Ty: congratulation.hvty@gmail.com
“Dư luận cả nước rất mong chờ vụ “đại án” này được xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm… Làm vậy cũng nhằm lấy lại uy tín của đất nước VN với quốc tế…” – Thanh Bui: thanhp791@gmail.com
Và chúng ta hãy cùng kiên nhẫn thêm để chờ xem, dù dự báo chung từ dư luận có vẻ cũng không mấy khả quan hơn sau khi theo dõi phiên tòa sơ thẩm.
Kiều Anh
Theo Dantri
Dương Chí Dũng 'thề độc' trước tòa
Hôm qua, phiên tòa xét xử phúc thẩm 9 bị cáo trong "đại án tham nhũng" xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã khai mạc. Bị cáo Dương Chí Dũng đã "thề độc" để kêu oan.
Các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (hàng trước) tại phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: Hoàng Trang
Xuất hiện tại tòa sáng qua, bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines nổi bật trong áo sơ mi trắng quần tây giữa các bị cáo còn lại đều mặc đồng phục áo quần màu xanh của trại giam. Trong khi ông Dũng tỏ ra bình tĩnh, thậm chí tươi cười trước tòa thì các bị cáo khác như Trần Hải Sơn, Mai Văn Phúc lộ rõ vẻ căng thẳng.
Ngoài 9 bị cáo, HĐXX đã triệu tập nhiều nhân chứng, người có nghĩa vụ liên quan và đại diện các ngành tài chính, đăng kiểm, GTVT.
Chứng cứ từ... Singapore
Ngay tại phần thủ tục khai mạc phiên tòa, luật sư Trần Đình Triển (bào chữa cho Dương Chí Dũng) đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc hoãn xử, bởi chuyến đi Singapore của ông "đã thu thập được nhiều tài liệu có liên quan đến khoản tiền lại quả 1,66 triệu USD" cũng như mối liên hệ giữa thân chủ ông về khoản tiền này. Trong đó có lời tuyên thệ của ông Goh Hoon Seow, đại diện công ty môi giới, thể hiện không có sự thỏa thuận nào giữa ông ta và Dương Chí Dũng về khoản tiền "lại quả" cùng nhiều tài liệu khác được cơ quan chức năng Singapore chứng thực.
Đống sắt vụn mỗi tháng "đốt" 800 triệu - 1 tỉ đồng Được triệu tập đến tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự, đại diện Vinalines cho biết ụ nổi 83M sau khi được mua với giá 9 triệu USD, thuê vận chuyển đưa về VN và sửa chữa đã bị đội lên 20 triệu USD tính đến tháng 5.2012. "Từ đó đến nay ụ được neo đậu tại cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Toàn bộ chi phí neo đậu từ đó đến nay đã lên tới 23,6 tỉ đồng. Tại thời điểm này, ụ nổi tiêu tốn từ 800 triệu - 1 tỉ đồng/tháng". Người đại diện này cũng nói hiện dự án đã bị đình lại, Vinalines đã đưa ra các phương án cho thuê, sửa chữa để khai thác, thậm chí bán sắt vụn cũng không tiến hành được do đây là tang vật của vụ án. Mặt khác, tình hình khủng hoảng, khó khăn của ngành vận tải hàng hải nên thị trường không có nhu cầu ụ nổi.
Luật sư Triển cho rằng, các tài liệu này rất quan trọng, có thể tạo ra những tình tiết mới nhưng thời gian rất gấp nên các luật sư khác chưa kịp nghiên cứu, trong khi phiên tòa này có 2 bị cáo đang phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình.
Tuy nhiên sau khi cân nhắc, Hội đồng xét xử cho biết các tài liệu sẽ được xem xét tại tòa, các luật sư khác nếu cần thì sẽ được photo để nghiên cứu.
"Còn gì chức vụ tổng giám đốc nữa"
Theo án sơ thẩm, các bị cáo trong vụ án này đã cố ý mua ụ nổi 83M (một hạng mục quan trọng của dự án Nhà máy sửa chữa đóng tàu phía nam) trái quy định, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 367 tỉ đồng. Trả lời thẩm vấn tại tòa, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận có sai sót nhưng "chỉ dừng lại ở mức độ" và xin chịu trách nhiệm các mức khác nhau.
Bị cáo Dương Chí Dũng nói việc thực hiện dự án nhà máy đóng tàu khi Thủ tướng Chính phủ mới đồng ý về mặt nguyên tắc và mua ụ nổi khi chưa có nhà máy là sai, "nhưng việc quyết định là cả HĐQT Vinalines chứ không riêng mỗi bị cáo".
Nguyên Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc lại cho rằng thời điểm xảy ra vụ việc bị cáo mới về công tác tại Vinalines được vài tháng, toàn bộ quá trình đầu tư dự án và việc mua bán ụ nổi đều do bị cáo Trần Hữu Chiều, nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines, phụ trách. Bị cáo này cũng nói qua báo cáo thấy ụ nổi quá tuổi thọ, hư hỏng nhiều nhưng "không còn sự lựa chọn nào khác" nên chỉ nhận hành vi của mình là thiếu trách nhiệm. Từ lời khai của Phúc, chủ tọa phân tích: "Nói như thế này thì còn gì chức vụ tổng giám đốc như vị trí của bị cáo nữa".
Đến lượt mình, bị cáo Trần Hải Sơn khai, sau khi đoàn đi công tác tại Nga để khảo sát việc mua ụ nổi 83M đã đưa vào báo cáo một số thông tin không đúng sự thật nhằm mục đích để mua cho bằng được ụ nổi. Theo Sơn, chính Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã chỉ đạo làm mọi cách để mua ụ nổi nhưng không phải theo văn bản mà bằng miệng.
"Người lập báo cáo là bị cáo Mai Văn Khang, vậy ai là người đã đưa thông tin không trung thực vào báo cáo?", chủ tọa hỏi tới. Tuy nhiên, Sơn trả lời "không rõ ai là người lập vì thời điểm này không nhớ nổi".
Khi được hỏi, bị cáo Mai Văn Khang (thành viên Ban quản lý dự án mua sắm ụ nổi 83M và là người trực tiếp sang Nga khảo sát ụ nổi) cũng khai không biết ai là người đã đưa các thông tin sai sự thật vào báo cáo. "Vai trò của bị cáo trong đoàn công tác chỉ là phiên dịch, chứ không quyết định việc mua sắm, đánh giá tình hình ụ nổi", bị cáo Khang nói.
"Chỉ ký nháy đã được chia 7,8 tỉ đồng"
Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội đồng xét xử đã dành nhiều thời gian để làm rõ hành vi tham ô của các bị cáo. Tuy nhiên chỉ có Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều thừa nhận còn Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tiếp tục kêu oan.
Bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines tại phiên xử - Ảnh: TTXVN
Theo lời khai của Sơn, việc nhận 1,66 triệu USD "lại quả" từ Công ty AP chuyển vào tài khoản người thân của bị cáo là làm theo sự tư vấn của ông Goh và "thực hiện theo chỉ đạo của anh Dũng và anh Phúc". Sơn cũng nhắc lại lời khai tại tòa sơ thẩm rằng sau đó rút ra được gần 28 tỉ đồng đã chia cho Dũng 10 tỉ đồng, Phúc 10 tỉ đồng. Việc đưa tiền được Sơn mô tả rành rọt đưa từng vali tiền. Trong khoản tiền được hưởng Sơn đã cho em gái 2 tỉ đồng, đưa cho Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng "là hoàn toàn tự nguyện". Sơn khai một số người khác như Khang và Dương cũng "có công sức" trong thương vụ mua bán ụ nổi nhưng không được chia vì "do cảm tính của bị cáo". Sơn thừa nhận hành vi cố ý làm trái như cáo buộc nhưng nói "chỉ ở mức độ ký nháy" vào các văn bản giấy tờ. Từ lời khai của bị cáo, chủ tọa thốt lên: "Bị cáo chỉ mới ký nháy đã được chia 7,8 tỉ đồng, nếu làm nhiều hơn chắc bị cáo được ăn cả".
"Có trời đất chứng giám"
Khi được hỏi về những khoản tiền theo lời khai của Sơn, Dương Chí Dũng nói "không hề nhận một đồng nào" và thề độc "có trời đất chứng giám". Bị cáo cho rằng, lời khai của Sơn về lần đưa vali chứa 5 tỉ đồng tại khách sạn Victory ở TP.HCM, đối chiếu thời điểm thì bị cáo đang ở trên máy bay. "Do vậy lời khai này không có cơ sở", bị cáo Dũng nói và khai đã đề nghị cơ quan điều tra cung cấp danh sách điện thoại Sơn gọi báo việc đưa tiền nhưng không được đáp ứng. Ngoài ra, bị cáo này và luật sư cũng đề nghị tòa triệu tập người lái xe đã từng chở Sơn đưa tiền mang cho Dũng để làm rõ thêm.
Tương tự, bị cáo Mai Văn Phúc khai chỉ có lần nhận quà của Sơn là chai rượu Chivas 18 và phong bì 2 triệu đồng vào dịp lễ tết chứ không có những khoản tiền lên đến hàng tỉ đồng. Bị cáo này cũng đề nghị làm rõ việc Sơn khai là rút tiền từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải 5 tỉ đồng để tự tay xếp vào vali mang đến nhà Phúc, nhưng qua xác minh tại ngân hàng thì không có việc Sơn rút tiền như đã khai.
Về việc khắc phục hậu quả, bị cáo Dũng khai đã nộp 4,7 tỉ đồng để khắc phục hậu quả đối với hành vi cố ý làm trái. Còn bị cáo Phúc lại cho rằng việc vợ bị cáo nộp 3,7 tỉ đồng là do gia đình tự ý "chứ bị cáo không đồng tình".
"Đá" nhau về ụ nổi Trả lời chủ tọa, đại diện Bộ GTVT cho rằng theo điều 11 luật Hàng hải quy định tàu là vật thể nổi, di động được trên biển. Ụ là cấu trúc nổi, bảo đảm được điều kiện cần rồi, nhưng không tự di động được, cần có tàu kéo đi. Do vậy ụ nổi không phải là tàu biển. Trong khi đó, ông Trần Thái Sơn, giám định viên của Bộ Tài chính, khẳng định ụ nổi chính là tàu biển. Vị này cũng nói việc nhập khẩu và đăng ký ụ nổi cũ có tuổi thọ hơn 40 tuổi theo quy định về tàu biển là 15 năm là sai và thuộc trách nhiệm của Vinalines.
Theo TNO
Dương Chí Dũng vẫn không tin mình sẽ phải nhận án tử Các luật sư bảo vệ cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng cho biết, tinh thần, sức khỏe của bị cáo rất tốt. Dũng thoải mái, không lo lắng, hoảng sợ trước bản án tử hình bị tuyên và tin tưởng sẽ được làm rõ "tội trạng" tại phiên tòa phúc thẩm ngày mai. Ngày mai, 22/4, phiên tòa phúc thẩm xét xử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc

Nam thanh niên nghi 'ngáo đá' chém nhiều người nhập viện ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025