Luật cạnh tranh EU đứng trước thách thức mới
Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJEU) vừa đưa ra một phán quyết quan trọng có thể ảnh hưởng đến chính sách chống độc quyền của EU.
Quyết định này cho rằng Ủy ban châu Âu (EC) không có thẩm quyền can thiệp vào thương vụ Illumina, tập đoàn hàng đầu thế giới về máy móc giải trình tự gene, mua lại công ty công nghệ sinh học Grail của Mỹ.
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN
Ngày 3/9, CJEU đã ra phán quyết nhấn mạnh EC không nên can thiệp vào thương vụ Illumina mua lại Grail vào mùa thu năm 2022.
Theo các thẩm phán, thương vụ trị giá 7 tỷ USD này không vi phạm bất kỳ quy định nào tại các quốc gia thành viên EU và cũng không đạt “quy mô châu Âu”, vì Grail không có doanh thu tại EU hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.
Video đang HOT
Illumina đã bày tỏ sự hài lòng với phán quyết của Tòa án CJUE, đồng thời cho rằng EC đã “vượt quá quyền hạn” trong vụ việc này. Illumina cũng không chấp nhận khoản phạt 432 triệu euro mà EC áp đặt trước đó, cho rằng giao dịch đã hoàn tất trước khi được Ủy ban xem xét.
Trước đó, vào tháng 3/2021, EC đã ban hành các quy định mới nhằm mở rộng quyền hạn giám sát đối với các thương vụ mua lại các công ty khởi nghiệp sáng tạo. Mục đích là để ngăn chặn các thương vụ có thể gây hại đến cạnh tranh trong các lĩnh vực mới nổi.
Sau khi Illumina hoàn tất việc mua lại Grail, các chuyên gia cạnh tranh của EC, theo yêu cầu từ Pháp, Bỉ, Hy Lạp và Hà Lan, đã quyết định áp dụng các quy định mới để điều tra vụ việc. Đến tháng 9/2022, EC bày tỏ lo ngại rằng thương vụ này có thể “gây cản trở cho sự đổi mới và làm giảm số lượng các xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư trên thị trường”. Tháng 10 cùng năm, EC đã chính thức ra lệnh cho Illumina phải hủy bỏ giao dịch mua lại Grail.
Tháng 4/2023, các cơ quan chức năng của Mỹ cũng phản đối thương vụ này, cho rằng nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường xét nghiệm ung thư tại Mỹ. Trước áp lực này, Illumina đã quyết định rút lui, đưa Grail lên sàn chứng khoán và chỉ giữ lại 14,5% cổ phần.
Sau khi xem xét trường hợp của Illumina và Grail, vào tháng 8/2023, EC thông báo sẽ tiếp tục xem xét thêm hai giao dịch khác. Giao dịch đầu tiên là việc EEX, đối thủ cạnh tranh chính của Nasdaq tại Đức, mua lại hoạt động về hợp đồng tương lai điện ở khu vực Bắc Âu của Nasdaq. Giao dịch thứ hai là Qualcomm, tập đoàn bán dẫn lớn của Mỹ, mua lại Autotalks, một công ty sản xuất bán dẫn của Israel chuyên về công nghệ xe kết nối.
Trong trường hợp đầu tiên, các bên liên quan đã tự nguyện từ bỏ việc tiến xa hơn. Trong trường hợp thứ hai, Qualcomm đã rút lui sau khi các cơ quan quản lý của Israel và Mỹ cho rằng thương vụ có thể gây rủi ro.
Phán quyết của Tòa án CJEU đã buộc EC phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với các vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Ủy viên phụ trách cạnh tranh Margrethe Vestager đã khẳng định EC sẽ tiếp tục sử dụng các quy định mới về chống độc quyền, nhưng cũng thừa nhận cần phải có những điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả giám sát trong các trường hợp phức tạp.
Trên mạng xã hội X, nghị sĩ châu Âu Stéphanie Yon-Courtin nhấn mạnh cần xem xét lại các quy tắc về mua bán và sáp nhập để ngăn chặn các thương vụ thâu tóm độc quyền và duy trì tính cạnh tranh, sự đổi mới trên thị trường duy nhất của EU.
Phán quyết của CJEU đặt ra câu hỏi về giới hạn quyền lực của EC trong việc giám sát các thương vụ mua bán và sáp nhập, đồng thời thúc đẩy EU cần phải điều chỉnh các quy định để bảo vệ sự cạnh tranh và đổi mới trong thị trường chung.
Nvidia sẽ trở thành đối tác lớn của một công ty khởi nghiệp kỳ lân tại Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ sẽ đầu tư hàng tỷ yen (hàng chục triệu USD) vào công ty Sakana AI (Trí tuệ nhân tạo) - một công ty khởi nghiệp do các cựu nghiên cứu viên của Google đồng sáng lập, có trụ sở tại Tokyo.
Siêu máy tính của Tập đoàn Nvidia tại triển lãm công nghệ Foxconn ở Đài Loan (Trung Quốc) ngày 18/10/2023. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trước đó, Sakana AI cũng đã đàm phán hợp tác với một số công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng của Mỹ để thu hút thêm các khoản đầu tư lớn.
Theo thông báo ngày 4/9 của Sakana AI, tổng số tiền tài trợ cho giai đoạn phát triển kinh doanh, được gọi là vòng Series A, là khoảng 20 tỷ yen (tương đương 137 triệu USD). Nvidia đóng góp nhiều nhất cho giai đoạn này, lên tới vài tỷ yen. Ngoài ra, còn có một số công ty đầu tư mạo hiểm khác của Mỹ cũng tham gia là New Enterprise Associates, Khosla Ventures và Lux Capital.
Hồi tháng 1, Sakana AI cũng đã huy động được khoảng 4,5 tỷ yen từ NTT Group, Sony Group, Khosla Ventures và các công ty khác. Nếu tính tổng số tiền huy động được, giá trị doanh nghiệp của Sakana AI sẽ vượt quá 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, Sakana AI mới chỉ được thành lập từ tháng 7/2023 nhưng có tốc độ trở thành kỳ lân (công ty chưa niêm yết có trị giá hàng tỷ USD) nhanh nhất tại Nhật Bản. Điểm mạnh của công ty này là công nghệ và việc kết hợp các mô hình AI để tạo ra các mô hình có trí thông minh cao một cách hiệu quả. So với OpenAI và Google của Mỹ là những công ty có mô hình AI quy mô lớn đòi hỏi lượng dữ liệu đào tạo khổng lồ và máy tính tiên tiến, Sakana AI có chi phí và mức tiêu thụ điện năng thấp hơn.
Trong số các nhà đầu tư cho Sakana AI tính tới thời điểm này, Nvidia có mức đầu tư lớn nhất. Hãng sản xuất chip của Mỹ sẽ đẩy mạnh hợp tác về nghiên cứu, phát triển và đào tạo nhân tài AI tại Nhật Bản, đồng thời hỗ trợ sử dụng các đơn vị xử lý đồ họa (GPU) vốn là yếu tố rất cần thiết trong quá trình phát triển AI. Trước khi đầu tư vào Sakana AI, Nvidia từng rót tiền cho một công ty khởi nghiệp khác của Nhật Bản là AI Abeja vào năm 2017 và tháng 3 năm nay, Nvidia đầu tư vào nhà sản xuất game Ubitus có trụ sở tại Tokyo thông qua một quỹ phụ.
Trong năm ngoái, Nvidia đầu tư vào 39 công ty trên toàn thế giới, trong đó có 20 công ty liên quan đến AI tạo sinh. Làn sóng đầu tư vào AI tăng mạnh trên toàn cầu không chỉ kéo theo Nvidia mà còn nhiều công ty công nghệ lớn khác như Amazon và Microsoft nhằm giành giật công nghệ và nhân tài trong lĩnh vực còn mới và nhiều triển vọng này.
Công nghệ 'tóm' CO2 từ tàu biển để chống biến đổi khí hậu Hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và các tàu vận tải biển chiếm khoảng 3% lượng khí thải carbon của thế giới. Một công ty khởi nghiệp tại Mỹ đã tìm ra phương pháp để biến CO2 do tàu biển thải ra, chuyển thành muối. Tàu chở hàng di chuyển qua kênh đào...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Có thể bạn quan tâm

Phơi bày nhan sắc quá khứ của đại mỹ nhân 2K2 bị đồn "sửa mặt để giống Jennie (BLACKPINK)"
Sao châu á
09:03:50 30/04/2025
Rosé có da có thịt rồi bạo tới cỡ này, MXH được một phen chấn động!
Phong cách sao
08:59:49 30/04/2025
Ra mắt trên Steam, game sinh tồn nhận cơn mưa lời khen, 99% rating tích cực
Mọt game
08:59:35 30/04/2025
Việt Nam sắp có ô tô điện Volkswagen nhập khẩu từ Malaysia
Ôtô
08:54:48 30/04/2025
Người xưa dạy, "Xây nhà để Bạch Hổ che Rồng Xanh", con cháu nghèo ba đời: Bạch Hổ, Rồng Xanh là gì?
Trắc nghiệm
08:52:54 30/04/2025
Điểm danh 4 món thời trang công sở trẻ trung nhất
Thời trang
08:50:21 30/04/2025
Loạt cán bộ "dính chàm" vụ biến đất công thành tư ở Vũng Tàu
Pháp luật
08:44:32 30/04/2025
Cặp đôi Hoa hậu - hot boy không một bức ảnh chung nhưng ai cũng biết đang hẹn hò
Sao việt
08:33:26 30/04/2025
iPhone 17 sắp được sản xuất hàng loạt
Đồ 2-tek
08:23:06 30/04/2025
Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
Sức khỏe
08:10:14 30/04/2025