Luật hóa vai trò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường
Trung tâm Truyền thông TN&MT (Bộ TN&MT) và Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) các tỉnh phía Nam năm 2020.
Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị
Tham dự Hội nghị có ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT và gần 100 đại biểu là cán bộ Mặt trận cấp tỉnh, cấp xã và đại diện khu dân cư của 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam…
Nhiều mô hình điểm về BVMT
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết: Từ năm 2006 đến nay, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chỉ đạo trển khai xây dựng các mô hình điểm Khu dân cư BVMT, hiện đã được nhân rộng tại các địa phương và trong cả nước.
Đặc biệt, thực hiện Chương trình phối hợp số 20, ngày 26/12/2016 giữa Bộ TN&MT với Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2017 – 2020, việc xây dựng các mô hình điểm về BVMT, ứng phó với BĐKH ngày càng được đẩy mạnh và nhân rộng.
Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm như: lồng ghép nhiệm vụ BVMT và ứng phó với BĐKH trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; mô hình “Khu dân cư tự quản BVMT” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; mô hình “Khu dân cư thực hiện hài hoà giảm nghèo bền vững và BVMT”… Theo thống kê, trong 3 năm từ 2017 đến 2019, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã hỗ trợ dựng mới được 294 mô hình tại 50 tỉnh, thành phố.
Theo ông Phùng Khánh Tài, từ những mô hình trên, đã có nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động thiết thực về bảo vệ môi trường được hình thành ở các địa bàn dân cư. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về nội dung BVMT được duy trì thường xuyên, có tác dụng tích cực, tạo thành phong trào trên địa bàn, giúp người dân xây dựng “thói quen tốt” về BVMT. Qua đó, đã hình thành được thói quen, phương pháp thực hiện trách nhiệm giám sát và tự giám sát thực hiện các quy định bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
“Người dân đã nêu cao ý thức, trách nhiệm hơn trong giám sát việc BVMT của các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân trong quá trình triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn khu dân cư” – ông Phùng Khánh Tài nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phát biểu tại Hội nghị
Luật hóa vai trò cộng đồng dân cư trong BVMT
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Tổng cục Môi trường đã trình bày những nội dung chính của Dự thảo Luật BVMT sửa đổi, đặc biệt nhấn mạnh nội dung quyền và trách nhiệm của cơ quan MTTQ, cá tổ chức chính trị – xã hội…
Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Dự án Luật BVMT sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua. Hiện nay, Bộ TN&MT đang phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội.
Dự thảo Luật gồm 16 chương, 186 điều với quan điểm BVMT phải được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Dự thảo Luật đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-75 ngày.
Đặc biệt, Dự thảo Luật đã thể hiện nhiều quy định, chính sách mới quan trọng, trong đó có nội dung nhấn mạnh quyền và trách nhiệm của cơ quan MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong BVMT.
Để làm rõ hơn nội dung này, ông Hồ Kiên Trung, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường cho biết: Luật BVMT 2014 đã đề cập đến quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tuy nhiên chưa tách bạch giữa quyền và trách nhiệm của các tổ chức, nội dung quyền và trách nhiệm chưa đầy đủ, chưa gắn với đặc thù, vai trò riêng của từng tổ chức chính trị – xã hội.
Vì vậy, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi với 5 điều, 12 Khoản ( bổ sung 2 điều, 3 khoản so với Luật BVMT năm 2014) và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư.
Theo đó, Dự thảo Luật quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn, tách riêng quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cộng đồng dân cư, đại diện cộng đồng dân cư; bổ sung một chủ thể mới là các tổ chức xã hội khác; đưa ra định nghĩa cộng đồng dân cư và đại diện cho cộng đồng dân cư.
Về phân công trách nhiệm, cụ thể trách nhiệm của từng tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong hoạt động BVMT, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức.
Về cơ chế đảm bảo thực hiện, Dự thảo Luật dành riêng 1 điều quy định thêm về việc đảm bảo việc thực hiện quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cộng đồng dân cư. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện thực thi này.
Toàn cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, đại diện các cơ quan MTTQ các địa phương đã phát biểu thể hiện đồng tình và hoan nghênh đối với Dự thảo Luật BVMT sửa đổi trong việc quy định rõ quyền và trách nhiệm của của cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng dân cư.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch MTTQ xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, (Bến Tre) cho biết: “Tôi rất ủng hộ với phương án điều chỉnh của Luật BVMT sửa đổi. Rõ ràng, vai trò của cơ quan Mặt trận trong công tác tổ chức, vận động nhân dân tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH đã được nâng lên. Đặc biệt, các quy định mới đã phát huy vai trò người dân (bảo vệ và khen thưởng) trong việc giám sát, phát hiện và tố cáo các vi phạm về môi trường tại địa bàn dân cư”.
Tổng cục Môi trường khẳng định sẽ tăng cường kiểm soát và xử phạt nghiêm các nguồn gây ô nhiễm
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài, thời gian tới, sẽ tăng cường công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; kiên quyết không cấp phép cho các dự án có loại hình, công nghệ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Đẩy mạnh kiểm soát các nguồn thải lớn
Báo cáo của Tổng cục Môi trường cho thấy, năm 2020, Tổng cục đã tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận.
Duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường tại Dự án Bôxit nhôm Lâm Đồng (Ảnh minh họa)
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Tổng cục tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động, như: Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Giấy Lee&Man Việt Nam, Nhà máy Bột - Giấy VNT19 tại KKT Dung Quất, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa; các Dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân - Bình Thuận; Nhà máy nhiệt điện sông Hậu tại Hậu Giang và Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh; Dự án Bôxit nhôm Lâm Đồng và các dự án tại Trung tâm điện lực Thái Bình; Dự án "Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt" tại tỉnh Quảng Ngãi; các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng KCN Tằng Loỏng, Lào Cai; các cơ sở đang hoạt động tại Làng nghề Phong Khê và CCN giấy Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo, Thái Nguyên; Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất; Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn.
Đơn vị cũng tích cực, chủ động hướng dẫn các địa phương triển khai nhiều hoạt động đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; triển khai công tác đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 và định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Đến nay, trên phạm vi cả nước còn 123 cơ sở trong tổng số 435 gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg chưa hoàn thành xử lý triệt để (giảm 24 cơ sở so với cùng kỳ năm 2019).
Chủ động ứng phó, khắc phục ô nhiễm
Thời gian qua, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại khu vực bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg và Quyết định số 807/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin tại các "điểm nóng" về ô nhiễm như sân bay Biên Hòa, thúc đẩy hợp tác quốc tế đặc biệt là đối với Hoa Kỳ.
Tổng cục cũng phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn tại địa phương xác minh, xử lý hàng chục thông tin phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường; trong đó có nhiều vụ việc được Tổng cục Môi trường tổ chức kiểm tra, xác minh nhanh như vụ việc đổ trộm các thùng phuy tại địa bàn Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; vụ việc Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương sử dụng tro lò đốt rác thải để san lấp mặt bằng; thông tin ô nhiễm nước thải công nghiệp nhuộm chưa xử lý tại các xã: Phú Phúc và Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chảy thẳng ra sông Hồng gây ô nhiễm nghiêm trọng; vụ việc đốt rác thải khu vực đường vào Chùa Phật tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; vụ việc người dân tại một số xã ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương phản ánh nhà máy xử lý rác gây mùi ô nhiễm.
Vụ việc đổ trộm các thùng phuy tại địa bàn Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục triển khai có hiệu quả Đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường. Tính đến ngày 25/6/2020, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường đã nhận được tổng số 1.522 thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường, trong đó có 1009 vụ việc đã được xử lý và còn lại 513 vụ việc các địa phương đang xử lý.
Sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
Trong 6 tháng cuối năm 2020, để kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tài cho biết, sẽ tăng cường công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường. Tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2020 của các Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch trong lĩnh vực môi trường và đôn đốc hoàn thành tiến độ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2020.
Tổng cục cũng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; kiên quyết không cấp phép cho các dự án có loại hình, công nghệ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các dự án có tác động đến sinh thái và rừng tự nhiên của Việt Nam.Tăng cường năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường; đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường.
Đồng thời, theo yêu cầu của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, để ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm, Tổng cục Môi trường cần triển khai thực hiện tốt công tac thanh tra, kiêm tra vê bao vê môi trương; tăng cường các hoạt động thanh tra đột xuất; thực hiện thanh tra đến đâu, ban hành kết luận đến đó; xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm; đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật, giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Thứ trưởng đề nghị, Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo rà soát kỹ đối tượng để bảo đảm đưa vào Kế hoạch thanh tra năm 2021 các đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
Nghệ An: Yêu cầu trại lợn khẩn trương khắc phục ô nhiễm Ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Công ty Đại Thành Lộc khẩn trương khắc phục các tồn tại về bảo vệ môi trường của trang trại lợn khiến người dân bức xúc. Nguồn nước đen sì từ đầu nguồn bên cạnh trang trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc xả xuống đập Tràng Đen. Liên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Dừng đèn đỏ, bé trai 10 tuổi bị nhánh cây khô rơi trúng đầu, vỡ hộp sọ

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi
Có thể bạn quan tâm

Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này
Góc tâm tình
21:56:47 08/05/2025
Cựu center quốc dân trở lại làm idol, netizen "dí" bằng được scandal chấn động
Nhạc quốc tế
21:53:56 08/05/2025
Công bố kết luận giám định vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Pháp luật
21:50:23 08/05/2025
Vừa lập kỷ lục "cháy vé" 2 đêm concert, SOOBIN tung thêm "phúc lợi" khủng khiến fan nức nở
Nhạc việt
21:48:47 08/05/2025
Gần 100 ngày mất của Từ Hy Viên, Cổ Thiên Lạc bất ngờ bị chỉ trích vì phát ngôn này
Sao châu á
21:45:25 08/05/2025
Sơn Tùng đi chợ Bến Thành gây sốt, Jack nghi hơn thua, Soobin bị vạ lây?
Sao việt
21:44:38 08/05/2025
6 cách giảm bọng mắt, quầng thâm cho dân văn phòng không cần can thiệp xâm lấn
Làm đẹp
21:18:56 08/05/2025
Rich kid Chao thắng Jenny Huỳnh 1-0, khéo léo khoe 2 thứ đắt giá
Netizen
21:14:42 08/05/2025
Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất
Lạ vui
21:10:21 08/05/2025
Nền tảng nCademy thu hút gần 35.000 người học an ninh mạng sau 2 ngày
Thế giới số
21:07:08 08/05/2025