Lực lượng Nhật đủ sức đấu với Trung Quốc
Một chuyên gia quân sự Mỹ viết rằng sẽ rất khó dự đoán kết quả nếu các lực lượng Trung Quốc và Nhật đụng độ trong cuộc chiến ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước.
Phó giáo sư James Holmes thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ viết trên tạp chí Foreign Policy trong tuần này: “Một cuộc giao tranh như thế khó xảy ra trước năm 2010, khi Lực lượng Tuần duyên Nhật bắt các ngư dân Trung Quốc đâm vào tàu của họ ở quần đảo tranh chấp, song nó có vẻ nhiều khả năng xảy ra hơn vào lúc này”.
Ông Holmes viết rằng các lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng “đang nghĩ về điều không thể nghĩ tới”. Tuy nhiên, Nhật không phải là một đối thủ “dễ xơi”.
Ông nói Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) đã tích lũy được nhiều sở trường quan trọng, như tác chiến dưới biển và lính thủy của họ nổi tiếng với tính chuyên nghiệp.
“Nếu các chỉ huy quản lý được các lợi thế nhân lực, vật lực và địa lý một cách khéo léo, Tokyo có thể biến một cuộc hải chiến với Trung Quốc trở nên ngang cơ, và thậm chí có thể chiếm ưu thế”, ông Holmes viết.
Ông này cho biết một cuộc chiến tay đôi giữa Trung Quốc và Nhật không chắc chắn xảy ra trừ phi Bắc Kinh có thể xoay xở cô lập Tokyo về ngoại giao hoặc Tokyo tự cô lập mình. Ngoại trừ điều này, một cuộc xung đột nếu xảy ra sẽ kéo theo sự tham gia của Mỹ ở phe Nhật.
Các con tàu khu trục của Nhật – Ảnh: Reuters
Xét về các thông số đơn thuần, Nhật có vẻ lép vế trước Trung Quốc. Nhật có 48 tàu chiến trên mặt biển, bao gồm tàu sân bay cỡ nhỏ, tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ và 16 tàu ngầm chạy bằng điện và diesel.
Video đang HOT
Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) khoe khoang rằng họ có 73 tàu chiến trên mặt biển, 84 tàu tuần tra tên lửa và 63 tàu ngầm.
“Hải quân Trung Quốc vượt trội về khối lượng của thép”, ông Holmes viết. Tuy nhiên, PLAN chưa được “thử lửa” và năng lực chưa được đảm bảo.
Sự ưu tú của JMSDF và năng lực con người của họ có thể “bù đắp một phần hoặc toàn bộ các lợi thế về quân số của PLAN”.
“Các đội tàu của JMSDF miệt mài tập luyện trên các vùng biển châu Á, hoạt động đơn độc hoặc kết hợp với hải quân các nước. Trái lại, PLAN thì trì trệ”, ông Holmes viết.
Nhìn chung, các đội tàu của Trung Quốc chỉ xuất hiện trong các chuyến hải hành hoặc tập trận chóng vánh, khiến thủy thủ đoàn ít có thời gian hoạt động nhịp nhàng hoặc trau dồi kỹ năng.
Bởi Trung Quốc và Nhật nằm gần nhau nên cần phải tính đến yếu tố hỏa lực trên bộ của cả hai nước. Các tên lửa đạn đạo quy ước của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể tấn công các địa điểm trên bộ ở khắp châu Á, đe dọa các vũ khí, khí tài của Nhật trước khi chúng rời cảng hoặc cất cánh.
Lực lượng Pháo binh số 2 của Trung Quốc được cho là có các tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công các tàu bè di chuyển trên biển từ đất liền.
Tuy nhiên, nếu Nhật triển khai trước các tên lửa hành trình chống hạm di động Type 88 cùng các đơn vị tên lửa đến những hòn đảo lân cận tại quần đảo Ryukyu, lực lượng trên bộ có thể tạo ra các vùng hỏa lực chồng chéo, biến “vùng biển gần đó trở thành vùng cấm lưu thông với tàu bè Trung Quốc”.
Ông Holmes kết luật bất kỳ ai có thể phối hợp tốt nhất các lực lượng hải lục không quân đều có cơ hội chiến thắng cuộc xung đột.
“Đó sẽ là Nhật nếu các lãnh đạo chính trị và quân sự của họ suy nghĩ sáng tạo, mua sắm đúng loại vũ khí, khí tài và bố trí chúng để đạt hiệu quả tối đa”, ông Holmes viết.
Ông Holmes nói Nhật không cần phải đánh bại quân đội Trung Quốc để giành chiến thắng cuối cùng trên biển vì họ đã có lợi thế về địa lý “không thể tranh đoạt”.
“Nếu vùng biển Đông Bắc Á trở thành nơi không người song các lực lượng Nhật vẫn bám trụ thì chiến thắng chính trị sẽ thuộc về Tokyo”, theo ông Holmes.
Cuối cùng, ông Holmes nói nếu Trung Quốc mất phần lớn hạm đội trong cuộc đụng độ Trung – Nhật, thậm chí với kết quả chiến thắng, Bắc Kinh có thể chứng kiến lực đẩy hướng tới vị thế cường quốc thế giới của họ “bị đảo nghịch trong một buổi chiều”.
Theo Thanh Niên
Ả Rập Xê Út dọa bắn hạ máy bay Israel tấn công Iran
Ả Rập Xê Út dọa bắn hạ bất kỳ máy bay nào của Israel bay ngang không phận nước này trên lộ trình đến và rời khỏi Iran, báo Yedioth Ahronoth của Israel đưa tin ngày 9.8.
Thông điệp trên được đưa ra cho các quan chức cao cấp của Mỹ trong những cuộc thảo luận gần đây ở Jerusalem.
Cả Israel lẫn Mỹ đều tuyên bố không loại trừ khả năng tấn công Iran để ngăn chặn chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Washington và các đồng minh nói rằng Iran đang nỗ lực chế tạo một quả bom hạt nhân, cáo buộc mà Tehran cực lực bác bỏ.
Ả Rập Xê Út sẽ không để chiến đấu cơ Israel bay qua không phận - Ảnh: AFP
Tuyến đường ngang qua Ả Rập Xê Út là một trong bốn tuyến bay được tình báo Israel xác định để tiến hành cuộc tấn công khả dĩ vào Iran.
Truyền thông Israel đưa tin hiện Ả Rập Xê Út sở hữu các chiến đấu cơ và các hệ thống phòng thủ tinh vi do Mỹ sản xuất.
Hồi tháng 2, tờ The New York Times cho biết Israel sẽ phải dùng ít nhất 100 máy bay nếu nước này quyết định tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Các máy bay này sẽ phải bay khoảng 1.600 km qua lãnh thổ các nước đối địch.
Không lực Israel đã sử dụng không phận Ả Rập Xê Út vào năm 1981 trong một chiến dịch phá hủy nhà máy điện hạt nhân Osirak của Iraq. Đã không có máy bay nào bị bắn hạ trong vụ tấn công đó.
Theo Thanh Niên
Muốn khẳng định chủ quyền nhưng mang nhầm cờ Một vụ bê bối trong việc thể hiện chủ quyền ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào ngày 4.7 vừa qua khiến Đài Loan bị mất mặt và bị dân chúng la ó, theo tờ Hoàn Cầu ngày 6.7. Tàu cá Đài Loan tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 4.7 - Ảnh: AFP Số là 3 thành viên thuộc nhóm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Có thể bạn quan tâm

Sau 8 năm chồng mất, mẹ chồng khuyên tôi nên đi bước nữa
Góc tâm tình
08:44:58 22/05/2025
Lịch LCP 2025 Mid Season mới nhất: GAM có thể hóa "ngư ông đắc lợi"
Mọt game
08:42:12 22/05/2025
Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise
Sao châu á
08:36:53 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào
Sao âu mỹ
08:32:05 22/05/2025
Em gái "chân dài" của Lâm Tây tuổi 18 xinh như búp bê, nhìn ảnh hồi nhỏ mới thấy "dậy thì thành công" cỡ nào
Sao thể thao
08:30:43 22/05/2025
Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes
Hậu trường phim
08:24:01 22/05/2025
Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
Sức khỏe
08:06:51 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?
Netizen
07:31:38 22/05/2025