Lùng Tám Sắc màu độc đáo giữa Cao nguyên đá Hà Giang
Tuổi trẻ của tớ gắn liền với những chuyến đi tới Hà Giang.
Lần nào cũng vậy, dù lịch trình du lịch Hà Giang thể nào, tớ bị choáng ngợp bởi cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, đẹp một cách lạ lùng. Chuyến đi lần này tớ có đi cùng một người bạn và được giới thiệu tới một làng nghề rất nổi tiếng ở đây, đó chính là làng dệt Lùng Tám.
Một ngày trời thu cuối tháng 8, tớ và cô bạn quyết định quay lại Hà Giang một lần nữa, lý do chỉ là nhớ Hà Giang quá đi thôi và một lý do quan trọng nữa là chúng tớ muốn tìm hiểu về làng dệt lừng danh Lùng Tám, một địa điểm mà chúng tớ chưa tới trước đây bao giờ.
Đường lên cao nguyên đá
Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Để đến với làng Lùng Tám bạn bắt đầu rời khỏi thành phố Hà Giang, đi khoảng 50km tới núi đôi và cổng trời Quản Bạ. Sau đó, xuôi theo con đèo đi qua thị trấn Tam Sơn, rồi đi qua cây xăng Tam Sơn thêm vài km thì đến địa điểm được gọi là Cua Tay Áo thuộc thôn Cốc Mạ (có 7 cua). Đến cua thứ 7 thì rẽ phải vào con đường nhỏ dẫn đến Lùng Tám Hà Giang. Đây là nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, không chỉ đem lại thu nhập cho các hộ gia đình ở làng Lùng Tám mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Mông. Nếu không được ai đó chỉ trước thì bạn sẽ dễ bỏ qua làng dệt trên hành trình khám phá miền cao nguyên đá Đồng Văn. Nằm cách cổng trời Quản Bạ không xa, bản Hợp Tiến của xã Lùng Tám là nơi sinh sống của đồng bảo H’mông (Mông) với nghề dệt thổ cẩm lâu đời.
Đất Lùng Tám là một thung lũng nhỏ nằm giữa bốn bề núi đá và có dòng sông Miện (Miệm) chảy qua. Để chạm chân tới mảnh đất này, người đi sẽ phải vượt qua những con dốc quanh co sườn núi, trập trùng giữa mây bay hoặc sương mờ mịt. Làng dệt Lùng Tám là một điều đặc biệt chỉ trồng lanh trong khi hầu hết tập quán của người H’Mông ở vùng cao nguyên đá này là trồng ngô trong những hốc đá trên núi khô cằn.
Người dân đang dệt vải.
Nằm bên dòng sông Tráng Kìm êm đềm, cùng với các xã Đông Hà, Cán Tỷ; xã Lùng Tám (Quản Bạ) đang từng bước vươn lên thoát nghèo bằng chính nguồn lực thế mạnh sẵn có của địa phương.Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám một địa phương nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”
Đã thành truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, được người Mông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi.
Những sợi lanh.
Từ cổng trời nhìn xuống, Lùng Tám là một xã nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”
Người dân chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn.
Nguyên liệu chính để làm nên những tấm thổ cẩm là từ những sợi lanh. Những cây lanh được trồng ở trong xã hoặc vùng lân cận và chọn lựa rất kỹ, sau khi ngâm và tuốt sẽ tách ra từng sợi nhỏ. Tiếp theo, những người phụ nữ H’mông sẽ luộc và hấp cho sợi lanh mềm. Khâu nhuộm màu cũng rất đặc biệt. Tất cả các màu đều được làm từ lá cây rừng như chè, ổi hay củ nâu hoặc loại gỗ khác mà tuyệt đối không có hóa chất công nghiệp nào. Người Mông thường dệt bằng khung cửi đai lưng. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng. Sau đó tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng.
Video đang HOT
Phụ nữ Mông không chỉ giỏi dệt mà kỹ thuật nhuộm của họ cũng độc đáo khó có nơi nào sánh bằng.Vải sau khi dệt và chà mịn nhẵn thì được ngâm trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ sau đó vớt ra để ráo rồi lại ngâm tiếp, lặp đi lặp lại như thế khoảng năm, sáu lần. Công đoạn kế tiếp là đem đi phơi rồi lại nhuộm lại, cứ như thế thêm chục lần nữa mới xong. Làm ra những tấm vải lanh tốt là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Mông, có lẽ cũng chính vì vậy mà họ luôn thận trọng trong từng công đoạn, dù là căng sợi hay luồn khung. Tất cả mọi công đoạn đều được làm thủ công theo phương pháp từ xưa truyền lại tới bây giờ.
Những sợi lanh đang được phơi khô
Trong câu chuyện với chúng tớ, chị Vàng Thị Mai – chủ nhiệm Hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến cho biết rằng người Mông rất ưa chuộng vải lanh bởi nó có độ bền chắc hơn vải bông. Thêm nữa, theo quan niệm của đồng bào, vải lanh được coi là sự gắn kết bền chặt giữa con người và thế giới tâm linh. Họ cho rằng sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho người chết trở về với tổ tiên và đầu thai trở lại làm người. Với người Mông, dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng phẩm hạnh của người phụ nữ. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người Mông rất bền và bắt mắt. Và mặc dù dệt nên một tấm vải mất rất nhiều công sức, nhưng những chàng trai, cô gái ở Lùng Tám vẫn hàng ngày tỉ mẩn để bảo vệ cho một nét văn hóa độc đáo mà tổ tiên bao đời để lại.
Bắt đầu quá trình dệt.
Chuẩn bị luộc và hấp sợi lanh.
Một trong những điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của vải lanh chính là việc tạo hoa văn, họa tiết trên váy, khăn đội đầu, thắt lưng hoặc mặt địu… Nó được thể hiện bằng kỹ thuật thêu tay, đắp vải mầu và vẽ hoa văn sáp ong. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của người thợ. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày.
Người ta thường ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải khô, nó lại được mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng 8-10 lần. Thời gian ngâm cho vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, khoảng hời gian đó có khi kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.
Vải lanh thành phẩm.
Lùng Tám là làng dệt nổi tiếng nhất Hà Giang. Với lịch sử làm nghề lâu đời, làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang không chỉ là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ gia đình, mà đây còn là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống của người dân nơi đây. Đến nay, sản phẩm lanh Lùng Tám làm ra ngày càng nhiều và chất lượng không ngừng tăng lên.
Những sản phẩm này đã theo chân bao du khách đến khắp mọi miền đất nước và cũng đã xuất khẩu sang hơn 20 nước, trong đó, có những thị trường đặc biệt ưa chuộng như các nước: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thụy Sỹ… Các sản phẩm này đi khắp các nước đều nhận được sự ưa chuộng của khách hàng bởi nét độc đáo của sản phẩm với chất liệu truyền thống tự nhiên.
Người phụ nữ ở Lùng Tám.
Những đứa trẻ ở Lùng Tám.
Khuôn mặt trong sáng.
Những người phụ nữ ở Lùng Tám.
Trên đường ra nương.
Vải lanh không chỉ bền mà còn được biết đến là một loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không bị mốc, có khả năng hấp phụ cao, luôn tạo cho làn da sự thông thoáng mỗi khi mặc. Cũng chính vì lý do đáo mà nhu cầu tiêu thụ vải lanh, đặc biệt của khách hàng nước ngoài ngày càng cao. Đây thực sự là một cơ hội lớn để các sản phẩm đệm, túi, quần áo… những sản phẩm văn hóa vừa hoang sơ, vừa lộng lẫy của mảnh đất mù sương nơi hấp dẫn du khách đến với du lịch Hà Giang.
Đứa trẻ vùng cao.
Con đường quanh co, uốn lượn.
Rừng thông Yên Minh.
Tạm biệt Lùng Tám, tớ và cô bạn tiếp tục rong ruổi trên những con đường để lên với Cao nguyên đá. Ban đầu hai đứa dự định sẽ nghỉ ở Đồng Văn, nhưng do trời đã muộn nên chúng tớ quyết định dừng chân ở Mèo Vạc và chọn Auberge de Meo Vac để nghỉ lại.
Auberge de MeoVac còn có tên gọi khác là Chúng Pủa theo tiếng của người Hmông, nơi đây đa phần là người Hmông sinh sống, nên kiến trúc và cách thức sinh hoạt cũng mang đậm chất người Hmông với các mái ngói âm dương, tường được trình bằng đất, cột nhà bằng gỗ Sa Mộc, mọi người trong bản cũng như khách du lịch đến đây chủ yếu đi bộ hoặc đi xe nên không gian rất yên tĩnh.
Thư giãn cùng Auberge de Meo Vac.
Phía trước Auberge de Meo Vac.
Du lịch Hà Giang, mảnh đất của những câu chuyện truyền thuyết đầy thi vị về ngọn Núi Đôi ở Quản Bạ hay những rừng Thông mê hoặc tại Yên Minh, hay là những ngọn núi đá kỳ vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Dù lịch trình du lịch Hà Giang của bạn thế nào thì bạn cũng nên trải qua những con dốc quanh co như dải lụa để đến vùng quê của những sắc màu thổ cẩm Lùng Tám duyên dáng nép mình giữa những núi đá mù sương bốn mùa sương phủ. Hãy thử một lần ghé thăm làng dệt Lùng Tám này nhé!
'Đệ nhất động' trên Cao nguyên đá Hà Giang
Khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ 'Viên ngọc xanh' Phù Luông
Động Lùng Khúy nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ trên 10km, thuộc thôn Lùng Khúy, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Từ khi được phát hiện và đưa vào khai thác năm 2015 đến nay, động Lùng Khúy được người dân Hà Giang tự hào coi là "Đệ nhất động" trên vùng Cao nguyên đá.
Hệ thống đường đi trong động Lùng Khúy tạo điều kiện cho khách tham quan.
Lùng Khúy trong tiếng gọi của người dân địa phương có nghĩa là "Rồng trong khe đá". Hang động Lùng Khúy Hà Giang trùng với tên của bản Lùng Khúy nhỏ xinh của đồng bào dân tộc người Mông sinh sống phía dưới chân núi. Trước khi đưa vào khai thác du lịch, nơi này gắn chặt với đời sống tâm linh người Mông bản Lùng Khúy. Vì thế, bà con bảo vệ và giữ gìn động rất nghiêm ngặt.
Cái tên đó gắn liền với truyền thuyết về sự tích giếng nước trong động Lùng Khúy. Theo truyền thuyết kể lại, xưa kia trên vùng cao nguyên đá bị hạn hán khiến cho muôn loài không thể sống nổi. Đồng thời, cuộc sống người Mông trên núi cũng cực kỳ khốn khó, họ chỉ biết trèo lên núi cao để cầu trời mưa giải cơn khát.
Trời thiêng đã thấu và ban cho bản Lùng Khúy mạch nước nhỏ, chính là giếng thần nằm trong hang động và cử thần Rồng xuống trần gian để cai quản. Ở hạ giới, thần Rồng hóa thành chàng trai người Mông xin trời ban mưa. Không chỉ cây cối tốt tươi, mà các cô gái Mông dùng nước thần cũng ngày càng tươi tắn, xinh đẹp.
Quá trình cai quan dòng nước thần ở động Lùng Khúy, thần Rồng đã cảm mến, kết hôn cùng cô gái người Mông và sinh sống luôn trong hang. Lùng Khúy trong tiếng gọi của người dân địa phương có nghĩa là "Rồng trong khe đá".
Động Lùng Khúy nằm ở lưng chừng núi, vì vậy để lên tới cửa động, du khách phải đi bộ trên con đường bê tông quanh co vòng quanh núi chừng 1km. Đứng ở cửa hang từ trên cao, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh bản người Mông bên dưới. Cửa động rộng 1m, cao gần 2m, nằm ẩn sau những tán cây mọc lên từ núi đá tai mèo. Ẩn sau cửa động là một thế giới rộng lớn với vòm cao và lòng khá rộng.
Khác với hệ thống hang động những nơi khác, khối lượng thạch nhũ ở Lùng Khúy có mật độ dày đặc và tập trung. Cột đá này xếp lên cột đá kia tựa vào nhau, che kín cả khung cảnh hang...
Trong hang có nhiều hố, vũng chứa nước, từ vòm hang có những thạch nhũ lớn độ dài 2-3m buông xuống tạo hình thù kỳ dị. Từng bước chân bạn di chuyển còn được nghe đâu đây những giọt nước tí tách nhỏ xuống thật vui tai, cảm nhận bầu không khí mát lạnh từ hơi nước.
Trong lòng động có những mảng thạch nhũ lấp lánh dưới ánh sáng của đèn điện nhiều màu sắc; nhiều hình thù như tòa tháp, cây hoa, dòng thác chảy, đầu sư tử... tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Khác với hang động những nơi khác, khối lượng thạch nhũ ở Lùng Khúy có mật độ dày đặc và tập trung. Có những khối thạch nhũ xếp thành quần thể, đứng riêng lẻ, hiện diện với hình thù sinh động, kích thích trí tưởng tượng của du khách. Nhiều chỗ nhũ đá có hình răng lược, xếp đều đặn như một chiếc đàn đá khổng lồ.
Từ vòm hang có những thạch nhũ lớn độ dài 2-3m buông xuống tạo nên những hình thù kỳ dị. Càng đi sâu vào bên trong, khung cảnh càng choáng ngợp. Hầu hết các khối nhũ đá lấp lánh màu vàng kim, số còn lại có màu trắng trong vô cùng lạ mắt.
Với chiều dài trên 300m, hang Lùng Khúy còn có các nhánh, ngách nhỏ thông ra nhiều hướng khác nhau trong lòng núi. Đặc biệt, tại địa điểm được cho là đẹp nhất và ở sâu nhất trong động có một khoảng bằng phẳng giống như chiếc giường lớn. Tại khu vực này có những nhũ đá lớn từ trên cao buông xuống tạo nên hình thù như chiếc rèm nhiều màu sắc bao quanh chiếc giường. Chỗ này thường được nhiều đôi trai gái người Mông chọn làm nơi trao đổi những lời hẹn ước trăm năm.
Câu chuyện lãng mạn về tình yêu nơi hang động Lùng Khúy đã khiến biết bao du khách tour du lịch Hà Giang say đắm.
Những đứa trẻ "mộc mạc" trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Giữa vùng núi đá vôi hùng vỹ cao trên 1.000m so với mực nước biển của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), những đứa trẻ thuộc đồng bào thiểu số như một điểm nhấn vào sự hoang sơ, sự mộc mạc của đời sống vùng cao. Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu là một cao nguyên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Mái nhà rêu xanh đẹp như tranh ở Hà Giang

Khám phá vẻ đẹp lạ của những hòn đá kỳ vĩ trên dãy Chư Pao

Khám phá Hang Múa, nơi mệnh danh "tiên cảnh" Ninh Bình

Dòng suối lạ cứ 15 phút lại ngừng chảy một lần

6 hang động ở Phong Nha Kẻ Bàng được CNN vinh danh xứng tầm thế giới

Điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo

Bình Sơn - Điểm đến thân thiện, mến khách

Việt Nam đứng thứ 7 trong số những điểm đến được yêu thích nhất thế giới

Ngắm hoàng hôn, thưởng thức trà chiều ở hồ Lục Nhạc

Báo Hồng Kông "mách nước" du khách những trải nghiệm phải thử tại Sa Pa

Người phụ nữ Malaysia đi xe máy qua 7 châu lục
Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc: Đã khống chế được 90 - 95% diện tích cháy tại nhà máy Kumho Tire
Thế giới
18:00:00 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
Sao âu mỹ
17:58:59 19/05/2025
Tiểu thư giới tài phiệt là "ái nữ ngành thép": 20 tuổi đứng tên 5 công ty, hiện lao đao vì nghi vấn tham nhũng của ông nội và bố mẹ
Sao châu á
17:54:58 19/05/2025
Phan Đình Tùng: Từng muốn làm linh mục, thủng màng nhĩ, giờ ra sao?
Sao việt
17:51:53 19/05/2025
Hoa hậu Thiên Ân diện váy đính hoa, được khen khi trở lại sàn catwalk
Phong cách sao
17:46:05 19/05/2025
Sau biến cố bệnh tật, vợ chồng ở Gia Lai biến nhà cũ thành điểm săn mây đẹp mê
Netizen
17:39:50 19/05/2025
Nhạc sĩ Anh Quân: "Mỹ Anh là một nghệ sĩ khác biệt và hoàn toàn tự lập"
Nhạc việt
17:13:33 19/05/2025
Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
17:04:54 19/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát, dễ ăn
Ẩm thực
16:40:21 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025