Lúng túng học trực tuyến mùa dịch Covid-19
Sau hai tuần cho con học online của trung tâm ngoại ngữ, chị Trân rút lui. Suốt 45 phút của tiết học, chị thấy cảnh học sinh nói chuyện, sinh hoạt nhốn nháo, giáo viên lo điều chỉnh nhiều hơn là học.
Vừa học vừa ăn, vừa mắng con
Sau thời gian nghỉ dài tránh dịch bệnh Covid-19, mới đây, trung tâm ngoại ngữ nơi con trai 6 tuổi của chị Bùi Ngọc Trân, ở Bình Thạnh, TPHCM theo học lâu nay thông báo sẽ tổ chức học trực tuyến tuần hai tiết, mỗi tiết 45 phút có phụ huynh kèm. Dù chưa thấy trung tâm nói về học phí, chị Trân vẫn muốn cho con thử.
Lớp khoảng 8 học sinh, học qua ứng dụng Zoom. Buổi đầu, các bạn nhỏ lâu ngày gặp bạn, mừng rỡ gọi toáng tên nhau, át hết tiếng giáo viên. Suốt buổi học, tiếng giảng bài, học bài không nghe được bao nhiêu mà chủ yếu nghe tiếng phụ huynh, tiếng các hoạt động sinh hoạt xung quanh học sinh…
Phụ huynh ngồi kèm con, liên tục nhắc con ngồi xuống, trả lời đi, nói rõ vào.. Khi trẻ nằm dài ra ghế, uể oải, phụ huynh lại thốc con dậy, quát mắng. Chưa kể, khi đang học, có em kêu con đau bụng quá, con đói, con khát nước… Có phụ huynh đưa đồ ăn ra đút cho con, trẻ vừa học, vừa ăn.
Tâm lý ai cũng nghĩ bên kia không nghe mình nói rõ, nên mỗi khi trả lời hay phát biểu đều cố dùng hết âm lượng làm tiết học trở nên ầm ĩ, lộn xộn. Có ông bố, nhắc con tập trung học, trả lời thầy nhưng con không để ý, liền quát: “Không học hành gì nữa!” rồi đóng máy cái rụp.
“Học với giáo viên nước ngoài, nhưng một lúc, trợ giảng tiếng Việt lại lại phải lên hình, đề nghị học sinh, thật ra là đề nghị cả phụ huynh, im lặng, giữ trật tự. Rồi có lúc, làm bài tập nhưng màn hình mờ, các con không nhìn rõ hình, rõ chữ nên giáo viên tự hỏi và tự trả lời”, chị Trân cho hay.
Sau vài tiết, thấy việc học không hiệu quả, chị Trân thông báo ngưng học, lớp chỉ còn lại vài em. Theo chị, những người tham gia đều chưa được hướng dẫn, chưa có khả năng tổ chức học online. Trẻ hầu hết bị cha mẹ ép học, ép ngồi vào bàn chứ không hề hiểu về nguyên tắc học.
Con gái đầu của chị, học lớp 7, ban đầu giáo viên một số bộ môn cũng tổ chức học online. Nhưng sau đó, cũng tạm ngưng.
Video đang HOT
Giáo viên tìm tòi, học trò chưa quen
Mới đây, cô Trần Thúy An, hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1, TPHCM đã gửi đến học sinh những chia sẻ khi tham gia học trực tuyến.
Nhiều thầy cô lớn tuổi đã “vượt lên chính mình”, mày mò học hỏi kỹ thuật sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến từ những đồng nghiệp trẻ, soạn giáo án mới, mong có được tiết dạy tốt nhất dành cho học sinh, để có thể tổ chức các lớp học trực tuyến. Sau một thời gian sàng lọc, các thầy cô ở trường đã lựa chọn 2 ứng dụng là MS Teams và Zoom.
Theo cô An, bên cạnh mặt tích cực, hạn chế có thể thấy là nhu cầu của học sinh tham gia lớp quá đông, nhiều em chưa quen với cách học trực tuyến, còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật. Có học sinh ý thức chưa tốt, còn chơi game trong giờ học và nói chuyện riêng…
Trường đã tách lớp lớp, để nhiều học sinh được tham gia lớp học hơn, kiến thức phù hợp với trình độ hơn. Cô hiệu trưởng mong muốn học sinh thực hiện tốt nội quy lớp học, tắt mic khi không sử dụng, thầy cô gọi phát biểu thì lên tiếng phát biểu, chỗ nào chưa hiểu cần mạnh dạn hỏi lại thầy cô.
Hiện nay, nhiều trường ở TPHCM chưa triển khai đồng loạt dạy học trực tuyến do việc học này đòi hỏi nhiều điều kiện về công nghệ lẫn kỹ năng, trong khi thầy trò chưa được làm quen, hướng dẫn. Chủ yếu nhiều trường dừng lại ở mức khuyến khích giáo viên nào có điều kiện thì thực hiện. Một số giáo viên thực hiện được một thời gian lại ngưng do gặp không ít trục trặc trong quá trình thực hiện.
Như Trường THPT Bùi Thị Xuân, chỉ một số giáo viên thực hiện, còn lại học sinh nhận bài tập qua phần mềm ôn tập, kết hợp thêm các nguồn tài liệu do giáo viên hướng dẫn để tự ôn tập tại nhà.
Đảm bảo cho học sinh không có điều kiện học trực tuyến
Trong hướng dẫn thực hiện hoạt động dạy học trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, yêu cầu các trường cần xây dựng chủ đề dạy học trực tuyến qua mạng để hỗ trợ học sinh học tập tại nhà. Các chủ đề cần được xây dựng và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định và lợi ích chung của người học. Nhà trường xây dựng các phương án hợp lý cho tất cả học sinh, đảm bảo mọi học sinh đều được tham gia học tập, đảm bảo tính công bằng, nhân văn trong giáo dục. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Đặc biệt, ông Hiếu nhấn mạnh, khi học sinh đi học trở lại, nhà trường xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Nhà trường có trách nhiệm thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh không có điều kiện tham gia học tập trực tuyến được bổ sung các nội dung kiến thức mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian nhà trường thực hiện dạy học trực tuyến.
Lê Đăng Đạt
Lúng túng dạy học trực tuyến: Nhiều băn khoăn từ phía phụ huynh
Trong thời gian học sinh nghỉ học, nhiều trường phổ thông, trung tâm ngoại ngữ đã chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, xung quanh cách học này của một số cơ sở giáo dục cũng khiến nhiều phụ huynh ý kiến.
Học sinh tham gia một giờ học trực tuyến - Ảnh: Ngọc Dương
Học trực tuyến sao đóng tiền bằng học thường ?
Theo các phụ huynh có con học tiếng Anh tại Trung tâm Ivy Prep, những ngày gần đây, vì học sinh (HS) nghỉ học, nơi này bắt đầu chuyển từ học bình thường sang học trực tuyến. Trung tâm gọi cho phụ huynh để mời chuyển con qua học trực tuyến. Mỗi lớp học sẽ bao gồm 10 HS với học phí ngang bằng lớp học bình thường.
Tuy nhiên, phụ huynh cho rằng học trực tuyến không thể bằng việc học tương tác trực tiếp tại trung tâm, vì vậy học phí không thể ngang bằng được.
Trả lời về việc này, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Giám đốc phát triển kinh doanh của Ivy Prep, cho biết trung tâm đang đầu tư hiện đại và đồng bộ hệ sinh thái học online về cả thiết bị, phần mềm, giảng viên... Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, vì phải đầu tư nhiều như vậy nên mức học phí vẫn ngang bằng với chương trình học bình thường. Trong những tháng sau, học phí sẽ giảm xuống nếu học viên tiếp tục học trực tuyến. Trung tâm cũng sắp áp dụng mức học phí thấp đặc biệt với việc luyện thi IELTS, TOEIC... trong những tháng sắp tới đối với cả hệ offline và online.
Cũng tương tự, phụ huynh có con học tại Trung tâm Anh ngữ Apollo cho biết trung tâm đã chuyển HS qua học trực tuyến. Chị B.Q, phụ huynh có con học tại đây, cho biết thay vì học lớp bình thường với thời gian học 90 phút/buổi thì học online 45 phút/buổi. Học phí online cũng bằng với lớp bình thường.
"Khi con học, bố mẹ phải ngồi cạnh học cùng. Trong thời điểm này, khó khăn chung của cả nước chứ không chỉ ở trung tâm ngoại ngữ. Trung tâm cần phải chia sẻ khó khăn từ phụ huynh chứ không thể học online mà vẫn đóng học phí cao như học bình thường được", chị B.Q cho biết.
Học trực tuyến có được học bù ?
Gửi ý kiến đến Báo Thanh Niên, chị T.L, phụ huynh có con học tại Trường quốc tế Saigon Star, cho biết trong thời gian con nghỉ ở nhà, trường có tổ chức dạy trực tuyến. Tuy nhiên, sau khi theo dõi quá trình học của con, phụ huynh cho rằng việc học trực tuyến vẫn chưa có nhiều hiệu quả. Phụ huynh gửi thư đề nghị cho HS học bù khi quay trở lại trường sau kỳ nghỉ.
Tuy nhiên, trả lời đề nghị của phụ huynh, ông James Quantrill, Trưởng nhóm giáo viên, cho biết giáo viên rất hiểu và đồng cảm với việc đóng cửa trường liên tục này ảnh hưởng đến các thành viên của trường theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đề nghị học bù là không khả thi. Lý do vì trường vẫn yêu cầu giáo viên làm việc trong những tuần qua và sẽ tiếp tục thực hiện như vậy. Nhưng trường không thể yêu cầu giáo viên làm thêm giờ trong mùa hè mà không phải trả thêm tiền.
Giải thích thêm về điều này, trưởng nhóm giáo viên chia sẻ ông biết các trường công lập đang tìm cách rút ngắn kỳ nghỉ hè để bù lại thời gian đã nghỉ học. Tuy nhiên, ở các trường này, thời gian qua giáo viên không làm việc, trong khi giáo viên tại Trường quốc tế Saigon Star vẫn đi làm. Các trường công lập cũng không có việc học trực tuyến ngay tại nhà như trường này đang cung cấp.
Ý kiến về chuyện này, chị T.L cho biết: "Sau khi theo dõi, tôi thấy phương pháp học trực tuyến như hiện nay không có hiệu quả như mong đợi. Lý do là cha mẹ không có kỹ năng để dạy trẻ và cũng không có chuyên môn để theo dõi tiến trình học của con. Tất cả phụ huynh cũng đi làm, không ai kiểm soát được việc học của con ở nhà. Vừa qua, Bộ GD-ĐT có đề nghị các trường có dạy trực tuyến cũng sẽ dạy bù cho HS. Tại sao HS của trường không được học bù?".
Giải đáp thắc mắc này, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết quan điểm của sở là việc dạy học trực tuyến của các trường trong thời điểm này chủ yếu để HS củng cố kiến thức, không quên bài vở trước khi đến trường. Sau khi HS trở lại trường, các trường vẫn phải dạy bù cho HS trong thời gian các em nghỉ ở nhà.
Cũng theo ông Trung, quan điểm này của sở áp dụng với tất cả các đơn vị trường học do sở quản lý. Những trường nào không tuân thủ, phụ huynh có thể liên hệ để phản ánh, nhằm để trường thực hiện quyền lợi học tập cho con em mình.
Theo Thanh niên
Bộ GD&ĐT hướng dẫn đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục ĐH, các cơ sở đào tạo CĐ, TC sư phạm. Ngày 13/3/2020, Bộ GD&ĐT đã có Công văn hướng dẫn các cơ sở đào tạo triển khai đào tạo từ xa (ĐTTX) đối với...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'
Thế giới
14:44:58 05/05/2025
Nhận tin nhắn vỏn vẹn 5 chữ từ chồng Tây, mỹ nhân Việt bất ngờ thừa nhận "thua cuộc"
Sao việt
14:42:04 05/05/2025
"Nữ hoàng phòng vé" khóc lóc đòi "cạch mặt" bạn diễn vì 1 hành động đi quá giới hạn
Sao châu á
14:34:26 05/05/2025
Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật
Thế giới số
14:33:37 05/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'
Tin nổi bật
14:29:29 05/05/2025
Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ
Pháp luật
14:21:48 05/05/2025
Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?
Nhạc việt
14:01:34 05/05/2025
Bộ Nội vụ lên tiếng về hình ảnh bia mộ "liệt sĩ 6 tuổi" ở TP HCM
Netizen
13:55:37 05/05/2025
Sex and the City phần mới: Diễn viên yêu cầu có nhiều cảnh nóng hơn
Hậu trường phim
13:01:12 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025