Lúng túng vì nguồn tuyển cạn kiệt
Nguồn tuyển sau đợt tuyển sinh chính theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia đã cạn nên kết quả tuyển bổ sung rất thấp khiến nhiều trường ĐH điêu đứng
Đại diện phòng tuyển sinh của một trường ĐH tại TP HCM cho biết trường xét tuyển bổ sung hơn 400 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đến nộp hồ sơ mỗi ngày chỉ vài bộ nên không hy vọng tuyển đủ.
Quá ít hồ sơ xét tuyển bổ sung
Vị đại diện phòng tuyển sinh của trường ĐH trên cho biết thực tế những trường tuyển sinh tốt thì lượng thí sinh đăng ký ngay đợt đầu xét tuyển đã đủ, không cần đến xét tuyển bổ sung.
Tân sinh viên nhập học tại một trường ĐH ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Cũng ở trường ĐH này, sau khi công bố điểm trúng tuyển đợt xét tuyển đầu tiên, trường đã thông báo xét tuyển bổ sung nhưng lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển quá ít nên trường không hy vọng tuyển đủ. Đây là năm tuyển sinh quá khó khăn đối với nhiều trường ĐH.
Kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nhiều trường ĐH đã công bố xét tuyển bổ sung hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chỉ tiêu nhưng lượng hồ sơ các trường nhận được rất ít, đó là chưa tính “ảo” ở đợt xét tuyển này rất lớn khi thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc nhiều trường.
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, lượng hồ sơ nộp xét tuyển bổ sung không đáng kể. Thạc sĩ Nguyễn Bá Anh, Phó trưởng Phòng Truyền thông và Tuyển sinh của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhìn nhận trường đã lượng được giới hạn nguồn tuyển bổ sung nhưng không ngờ số hồ sơ đăng ký xét tuyển lại ít hơn cả dự đoán.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, 2 phân hiệu của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận phải xét tuyển bổ sung. PGS-TS Huỳnh Thành Hùng, phó hiệu trưởng nhà trường, nhận xét lượng hồ sơ xét tuyển bổ sung vào 2 phân hiệu trên rất hiếm hoi. Theo nguồn tin từ Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP HCM), năm nay trường tiếp tục tuyển bổ sung ở phân hiệu Bến Tre nhưng kết quả rất hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của các trường ĐH đóng ở các địa phương.
Nhiều ngành không còn hợp thời
Năm 2019, 116 trường ĐH thông báo xét tuyển bổ sung với số lượng từ hàng trăm đến hàng ngàn chỉ tiêu xét tuyển. Tuy nhiên, các trường không đạt kết quả tuyển sinh theo yêu cầu.
TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam – cho rằng lượng thí sinh thi THPT quốc gia giảm trong các năm qua. Những trường ĐH lớn, những ngành “hot” đã đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên nên ở đợt xét tuyển bổ sung số thí sinh tham gia xét tuyển không còn nhiều. Hơn nữa, những ngành có xét tuyển bổ sung nhưng không hấp dẫn thí sinh nên cũng khó tuyển sinh đủ.
Video đang HOT
Đại diện một trường ĐH công lập tại TP HCM nhận định nhiều ngành nghề không còn hấp dẫn nên rất khó tuyển sinh. Điều này khiến các trường phải xem xét có thể đóng ngành để mở những ngành mới. Nhu cầu của thí sinh hiện nay rất ít khi đăng ký vào học những ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm vì nhu cầu thị trường lao động không nhiều, thu nhập không cao. Trong khi đó, thí sinh thường đăng ký vào những ngành như quản trị kinh doanh, logistics, du lịch hay mới đây là công nghệ thông tin…
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, đánh giá trong thời đại số, nhiều ngành không còn phù hợp, nhiều ngành mới xuất hiện nên nếu các trường không thay đổi ngành nghề mà luôn theo những ngành nghề truyền thống sẽ rất khó tuyển sinh vì nhu cầu nhân lực không cần. Bên cạnh đó, các trường khó tuyển sinh thường là những trường không có sự đầu tư tốt, trường tỉnh vì thí sinh thường có nhu cầu tìm đến học ở các đô thị lớn để phát triển kỹ năng và dễ tìm việc làm sau khi ra trường.
Phải gắn với nhu cầu nhân lực
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng để có người học, các trường ĐH cần nâng cao chất lượng đào tạo. Chừng nào, yếu tố chất lượng được bảo đảm thì mới hy vọng có người học. Ngoài ra, việc đào tạo cũng cần gắn với nhu cầu nguồn nhân lực chứ không phải đào tạo tràn lan.
Huy Lân
Theo nguoilaodong
Điểm chuẩn HV Cảnh sát giảm sâu, Bách khoa, Ngoại thương vượt Y, Dược
Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân "lao dốc" khiến nhiều người ngỡ ngàng. Khối ngành Kinh tế, Khoa học máy tính điểm chuẩn tăng mạnh.
Hôm nay, các trường đại học trên cả nước vẫn tiếp tục công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển năm 2019. Những ngôi trường "thương hiệu" của cả nước đã có sự thay đổi vị trí nếu chỉ xét về điểm chuẩn.
Công an có ngành giảm hơn 7 điểm
Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân năm 2019 khiến nhiều người sửng sốt vì mức trúng tuyển giảm sâu.
Cụ thể, điểm chuẩn các ngành Nghiệp vụ Cảnh sát phía Bắc với thí sinh nam năm nay giảm mạnh so với 2018. Thậm chí, điểm chuẩn ngành này ở khối A01 giảm đến 7,53 điểm, từ 27,15 của năm 2018 giảm còn 19,62 điểm. Ở tổ hợp xét D01, năm ngoái điểm chuẩn là 24,65 thì năm nay còn 19,88. Khối C01 của ngành này cũng giảm 1 điểm.
Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân năm nay giảm mạnh do với năm 2018. Ảnh: Chụp màn hình.
Tương tự, điểm chuẩn Học viện An ninh Nhân dân năm nay cũng giảm ở nhiều ngành. Đáng chú ý, ngành Nghiệp vụ An ninh đối với nam ở tổ hợp C01 giảm 2,35 điểm ở phía Bắc; 4,15 điểm ở phía Nam.
Ngược lại, điểm chuẩn năm 2019 của khối ngành quân đội lại tăng, có trường còn tăng mạnh. Cụ thể, điểm chuẩn của Học viện Quân y ở tổ hợp A00 đối với thí sinh nam miền Bắc tăng gần 5 điểm, từ 20,05 (2018) tăng lên 25,25 (2019).
Điểm chuẩn ĐH Bách khoa vượt Y, Dược
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, chia sẻ trường đã tuyển được trên 60% thí sinh trúng tuyển tổ hợp A00 thuộc top 5% toàn quốc. Trong đó, 1/3 số thí sinh trong diện top 1% có tổng điểm khối A00 cao nhất toàn quốc.
Điểm trúng tuyển vào trường cũng dao động ở mức cao, từ 20-27,42 điểm. Chuyên ngành Khoa học máy tính xác lập kỷ lục điểm chuẩn với 27,42 điểm.
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính của ĐH Bách khoa Hà Nội lên đến 27,42 điểm. Ảnh: Chụp màn hình.
TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương, cho biết năm 2019 điểm chuẩn các ngành của trường tăng từ 1,5-2 điểm so với năm ngoái.
Ngành có mức điểm xét tuyển cao nhất của trường này năm nay là kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế theo tổ hợp A00 với 27 điểm. Nhóm ngành kinh tế, kinh tế quốc tế và luật có mức 26,2 điểm.
Trong khi đó, ĐH Y Hà Nội xác nhận mức trúng tuyển cao nhất của trường năm nay là 26,75 thuộc về ngành Y đa khoa. Tương tự, ngành Y khoa của ĐH Y Dược TP.HCM cũng có mức trúng tuyển cao nhất là 26,1 điểm.
Ngành Dược học của ĐH Dược Hà Nội cũng có mức trúng tuyển là 24,5 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2018 (23,5 điểm).
Dù khác biệt về tổ hợp xét tuyển, đây là lần đầu tiên điểm chuẩn một ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Ngoại thương, vượt qua điểm chuẩn của ngành Y đa khoa, ĐH Y Hà Nội.
Gần 9 điểm mỗi môn mới đỗ Sư phạm Toán
Năm 2019, điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh khối A00 của ĐH Sư phạm Hà Nội là 26,4 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2018 và tiệm cận với điểm chuẩn cao nhất của ĐH Y Hà Nội. Như vậy thí sinh phạt đạt gần 9 điểm mỗi nếu muốn đậu vào ngành Sư phạm Toán nếu không được cộng điểm ưu tiên.
Năm nay, điểm chuẩn các ngành đào tạo giáo viên và khoa học giáo dục của ĐH Sư phạm Hà Nội đều từ 18-26,4 điểm.
Khoa học máy tính, Kinh doanh quốc tế "hot" ở các trường
Năm nay, điểm chuẩn khối ngành kinh tế nói chung và ngành Kinh doanh quốc tế nói riêng đều tăng ở nhiều trường.
Đáng chú ý, điểm chuẩn trung bình của ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) là 24,13. Trong đó điểm trung bình trúng tuyển khối ngành kinh tế là 24,2; khối ngành kinh doanh và quản lý 24,38 điểm và khối ngành luật là 23,51 điểm.
Ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại có điểm chuẩn rất cao. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
So với năm 2018, điểm chuẩn của trường năm nay tăng từ 1,6 đến 4,1 điểm. Riêng chương trình Kinh tế Đối ngoại của ngành Kinh doanh Quốc tế của trường có mức trúng tuyển cao nhất là 25,7 điểm.
Kinh doanh quốc tế cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất tại ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương với mức điểm lần lượt là 25,1; 26,15 và 27.
Một ngành khác đã có điểm chuẩn "tăng nhiệt" trong vài năm trở lại đây và đã thiết lập kỷ lục trong năm 2019 là ngành Khoa học máy tính. Điểm chuẩn ngành này dẫn đầu ở các trường có đào tạo.
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính tại ĐH Bách khoa Hà Nội là 27,42. Tại ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) mức trúng tuyển ngành này là 25,75.
Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin cũng dần đầu điểm chuẩn tại ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) với 25 điểm. Tương tự, tại ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) điểm chuẩn ngành Máy tính và Khoa học thông tin cũng dẫn đầu với 23,5 điểm.
Theo Zing
Điểm chuẩn các trường ra sao? Theo dự kiến một số trường ĐH sẽ công bố điểm chuẩn ngay trong chiều tối mai (8.8), một số trường sẽ công bố vào ngày 9.8. Thí sinh sẽ biết điểm chuẩn chính thức các trường từ tối 8.8 - Ngọc Dương Ngày mai (8.8), Báo Thanh Niên tổ chức buổi thứ 17 trong chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vì cái điều hòa, đồng nghiệp bất hòa, mẹ chồng giận nàng dâu 3 ngày
Góc tâm tình
06:43:23 18/05/2025
Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin
Thế giới
06:36:09 18/05/2025
Người cha lao xuống giếng sâu 35 mét cứu con gái
Netizen
06:34:25 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Greenwood lên tiếng về tương lai ở Marseille
Sao thể thao
05:54:44 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025