Lương cơ sở tăng thêm 100.000 đồng mỗi tháng từ 1/7
Theo quy định tại nghị định 38 về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức là lực lượng vũ trang vừa được Chính phủ ban hành, mức lương cơ sở mới là 1.490.000 đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 38 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhằm thay thế nghị định 72 năm 2018 đã hết hiệu lực.
Nghị định mới có hiệu lực từ 1/7/2019. Theo đó, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng kể từ thời gian này, tăng 100.000 đồng so với trước đây.
Lương cơ sở sẽ tăng lên 1.490.000 đồng từ 1/7/2019. Ảnh: D.V.
Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật, cũng là để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Người hưởng lương, phụ cấp trên gồm cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện, cấp xã, các viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204 của Chính phủ; người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
Video đang HOT
Các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân hoặc người làm việc trong tổ chức cơ yếu, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố… cũng là đối tượng áp dụng nghị định này.
Kinh phí thực hiện tăng lương được sử dụng từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2019 đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…
Cùng với đó từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ sử dụng từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; sử dụng nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương, hoặc 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập; sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2019 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi đã thực hiện các quy định.
Theo Zing.vn
Tại sao không cách chức mà xóa tư cách khi kỷ luật cán bộ nghỉ hưu?
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 17.4), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã giải trình ý kiến thắc mắc tại sao kỷ luật cán bộ nghỉ hưu khi phát hiện sai phạm không dùng cách chức mà dùng xóa tư cách (mức độ vi phạm kỷ luật nặng).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình về những ý kiến xung quanh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức (ảnh quochoi.vn).
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Nhìn nhận về quy định mới này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, quy định này vừa mang tính răn đe, vừa gắn với thực tiễn của Việt Nam.
"Thời gian vừa qua, chúng ta đã xử lý một số trường hợp cán bộ cấp cao được người dân và xã hội đồng tình", ông Giàu nói. Tuy nhiên, ông tỏ ra băn khoăn về quy định thời hạn hồi tố trong vấn đề này. Ông ví dụ, 65 tuổi nghỉ hưu, đến 72 tuổi lại gọi đến bảo trước đây có vi phạm giờ mới kỷ luật thì cần cân nhắc.
Ở góc độ khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, kỷ luật người đã nghỉ hưu là vấn đề lớn "vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính đạo lý". Góp ý chi tiết hơn, bà Nga đề nghị cân nhắc quy định "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm". "Đây là vấn đề cán bộ, viên chức, cử tri, người dân rất quan tâm. Tôi quan niệm xóa là xóa cái đang hiện hữu, tồn tại, không thể xóa cái không còn", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu góp ý (ảnh quochoi.vn).
Bà Lê Thị Nga lấy ví dụ: "Bây giờ xóa tư cách Bộ trưởng khóa X của ông A sẽ đặt ra trường hợp không ổn ở chỗ, chức vụ này về mặt nhà nước là vấn đề lịch sử khách quan, đã từng tồn tại. Những việc ông A đã làm, đã ký với tư cách một chủ thể về mặt nhà nước và của cơ quan đó. Vậy những văn bản ông A đã ký nếu không bị pháp luật bác bỏ thì vẫn còn hiệu lực".
Từ dẫn chứng này bà Nga cho rằng, cần tìm khái niệm chỉ rõ, xóa là xóa các quyền lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu. Đây là quyền về nhân thân gắn với chức vụ đó. Còn những quyền khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... không gắn với chức vụ Bộ trưởng ấy thì họ vẫn được hưởng bình thường.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Ban soạn thảo phải cân nhắc để bảo đảm sự hợp lý. Về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác, Chủ tịch Quốc hội đồng tình giao Chính phủ quy định chi tiết.
Giải trình về quy định xử lý cán bộ về hưu khi phát hiện vi phạm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Cán bộ đã về hưu là không còn giữ chức vụ nữa nên không dùng từ "cách chức" mà dùng từ "xoá tư cách".
"Ví dụ một người giữ chức vụ Bộ trưởng trong hai nhiệm kỳ thì vi phạm ở nhiệm kỳ nào sẽ bị xoá tư cách nhiệm kỳ đó. Tương tự, người chuyển công tác sang cơ quan khác thì bị xử lý về vi phạm trước đó ở cơ quan cũ", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích.
Theo Danviet
Có nên bỏ hình thức kỷ luật giáng chức với cán bộ vi phạm? Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức, Chính phủ đề nghị bỏ hình thức kỷ luật giáng chức. Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (ảnh IT). Sáng nay (17.4), tiếp tục phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Điều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nước

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025