Lý do bạn thường xuyên bị cảm
Cảm lạnh thường nhẹ và tự khỏi nhưng vẫn gây không ít phiền toái, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh.
Cảm cúm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Ảnh: Shutterstock.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trung bình, một người trưởng thành có thể bị cảm từ một đến ba lần. Nhưng cũng có những người gần như miễn nhiễm với bệnh tật, trong khi người khác lại cứ mắc đi mắc lại.
Không có con số cụ thể nào để xác định “bình thường” là bao nhiêu lần bị cảm mỗi năm, bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Độ tuổi, công việc, mức độ tiếp xúc với người khác và tình trạng miễn dịch của mỗi người đều có thể ảnh hưởng đến tần suất bị bệnh.
Vì sao nhiều người thường xuyên bị cảm?
Theo TODAY, có nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động đến tần suất bạn bị cảm, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn so với những người xung quanh.
- Hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng khác nhau
Không phải ai tiếp xúc với virus cũng đều bị bệnh. Có người tiếp xúc với mầm bệnh nhưng chỉ cảm thấy hơi mệt rồi tự khỏi, trong khi có người lại bị sốt, ho kéo dài cả tuần.
Điều này phụ thuộc vào sức đề kháng tự nhiên của cơ thể cũng như các yếu tố di truyền. Những người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính hoặc những ai đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, thường dễ bị cảm hơn.
- Tần suất tiếp xúc với virus cao
Nếu bạn làm việc trong môi trường đông người, như là giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên văn phòng hoặc bán hàng, khả năng tiếp xúc với virus cũng cao hơn. Những người có con nhỏ cũng dễ bị lây bệnh từ con cái, đặc biệt khi trẻ đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, nơi vi khuẩn và virus dễ dàng lây lan.
Video đang HOT
- Lối sống ảnh hưởng đến sức đề kháng
Căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng đều có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại virus hơn. Nếu bạn thường xuyên thức khuya, ăn uống không đủ chất hoặc căng thẳng trong công việc, bạn có thể dễ bị cảm hơn so với những người có lối sống lành mạnh.
- Sự lưu hành của nhiều loại virus cùng lúc
Có những thời điểm, không chỉ một mà nhiều loại virus gây bệnh đường hô hấp cùng lúc hoành hành, như cúm, RSV và Covid-19. Nếu bạn vừa khỏi bệnh nhưng lại nhiễm một chủng virus khác, bạn sẽ cảm thấy như mình bị cảm liên tục, dù thực chất đó có thể là những bệnh khác nhau.
Các biện pháp phòng bệnh cúm
Mặc dù không thể tránh hoàn toàn việc bị bệnh, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng những biện pháp đơn giản sau:
Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi ở nơi công cộng, trước khi ăn hoặc sau khi ho, hắt hơi. Hạn chế chạm tay vào mặt để tránh đưa virus vào cơ thể.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm. Các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và protein có thể hỗ trợ sức đề kháng tốt hơn.
Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Khi có dịch bệnh bùng phát, nên hạn chế đến nơi đông người nếu không cần thiết. Nếu phải tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng cảm lạnh, hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Tiêm vaccine phòng bệnh: Một số bệnh hô hấp, như cúm hay COVID-19, có thể được phòng ngừa bằng vaccine. Đặc biệt, người cao tuổi có thể cân nhắc tiêm vaccine phòng virus RSV để giảm nguy cơ mắc bệnh nặng.
Muốn biết người già có sống thọ hay không hãy nhìn 4 dấu hiệu sau
Để sống thọ, sống khỏe người già cần duy trì những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như: ăn uống khoa học, tập luyện đều đặn, ngủ đủ giấc và kiểm soát tốt bệnh nền.
Dấu hiệu sống thọ
Để người già, người cao tuổi có thể sống thọ, sống khỏe cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và các thói quen duy trì hàng ngày.
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị
Tuy nhiên, để nhận biết một người già có sống thọ hay không có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:
Da dẻ trắng sáng và hồng hào: Làn da là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một người già sống thọ. Nếu một người già sở hữu làn da khỏe mạnh, hồng hào thì đó là dấu hiệu hệ tuần hoàn máu tốt cũng như chức năng tim mạch khỏe mạnh.
Răng chắc khỏe: Ở người già, sức khỏe răng miệng không chỉ liên quan đến việc nhai, ăn uống mà còn thể hiện sự liên kết với các cơ quan khác trong cơ thể. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những người già gặp tình trạng mất răng thường có tuổi thọ ngắn hơn so với những người sở hữu hàm răng chắc khỏe.
Lá phổi khỏe mạnh: Một lá phổi khỏe mạnh có thể hạn chế các nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp cho người già. Do vậy người già cần tập luyện các bài tập yoga hay bài tập phục hồi chức năng hô hấp để cải thiện sức khỏe của lá phổi.
Mái tóc chắc khỏe: Nếu người già sở hữu mái tóc óng mượt chắc khỏe, không bị rụng tóc thì cũng là một dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe tốt, sống thọ, sống khỏe.
Ngoài các yếu tố bên trên, để nhận biết một người già có sống thọ hay không bạn cũng có thể dựa vào sức khỏe tình thần như: vui vẻ, lạc quan. Hay việc một người già sở hữu đôi chân thon gọn và săn chắc, chế độ sinh hoạt ăn ngon ngủ tốt cũng là yếu tố quyết định đến việc sống thọ, sống khỏe.
Nếu có vấn đề về khả năng hấp thu, người già có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sữa vào chế độ ăn.
Người già làm gì để sống thọ?
Để sống thọ, sống khỏe người già cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học. Dưới đây là những thói quen giúp người già có thể sống khỏe, sống thọ:
Người già nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng: Người già ăn gì? Chế độ ăn dành cho người già nên tăng cường các loại rau xanh, hoa quả... để cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết. Đây cũng là nhóm thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người già như đái tháo đường, tim mạch, ung thư... từ đó giúp tăng tuổi thọ.
Ngoài ra, người già nên bổ sung thêm canxi và vitamin D dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tăng cường sức khỏe xương khớp. Chế độ ăn giảm muối, giảm đường và duy trì uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể hiệu quả hơn.
Người già nên uống sữa gì? Nếu gặp vấn đề về ăn uống và tiêu hóa người già có thể lựa chọn sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy người già nên uống sữa gì? Tốt nhất là nên chọn sữa tươi và có tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn sữa để sử dụng.
Tập luyện thể thao đều đặn và kiểm soát tốt các bệnh lý nền là cách để người già sống khỏe, sống thọ.
Ngủ đủ giấc để sống thọ
Người già nên ngủ bao nhiêu tiếng? Mỗi ngày người già nên ngủ từ 7-8 tiếng. Nếu không thể ngủ 7-8 tiếng vào ban đêm, người già có thể chia thêm khoảng thời gian ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng. Duy trì giấc ngủ đều đặn sẽ giúp người già sống khỏe, sống thọ hơn. Bởi thời gian ngủ, nghỉ ngơi là lúc cơ thể lấy lại năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch.
Người già cần tập thể dục đều đặn
Người già nên duy trì tập luyện hàng ngày với cường độ vừa phải để giúp cơ thể linh hoạt, xương khớp dẻo dai. Một số môn thể thao mà người già nên lựa chọn là: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi...
Bên cạnh đó, người già cũng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cho tinh thần bằng cách duy trì lối sống lạc quan, yêu đời. Người già có thể tham gia các hoạt động cộng đồng và lựa chọn một số hoạt động như đọc sách, chơi cờ, chơi nhạc cụ... để tốt cho trí não và trí nhớ.
Nhiều phụ nữ mang thai nhiễm cúm, hệ lụy ra sao? BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca sản phụ nhiễm cúm. Theo các chuyên gia y tế, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhiều sản phụ mắc cúm Trong những tuần vừa qua, Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
Vụ cha 'trả thù' thay con ở VL: bạn học, vợ phanh phui sự thật, lộ biểu hiện lạ?
Tin nổi bật
12:40:04 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Phim Việt hay tuyệt đỉnh sau 19 năm vẫn gây ám ảnh: Tâm lý yếu đừng xem, nữ chính đẹp tới độ khó chấp nhận
Phim việt
12:25:33 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025