Lý do giúp Ba Lan tự tin, không lo lắng khi bị Nga cắt khí đốt
Khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Ba Lan phụ thuộc vào Nga. Thế nhưng Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định việc Gazprom (Nga) ngừng cung cấp khí đốt không tác động nhiều tới Ba Lan.
Khoảng 50% nhu cầu khí đốt của Ba Lan phụ thuộc vào Nga. Ảnh: Bloomberg
“Việc làm của phía Nga không ảnh hưởng đến các hộ gia đình, không ảnh hưởng tới Ba Lan”, Thủ tướng Morawiecki phát biểu trước các nghị sĩ Quốc hội nước này hôm 27/4.
Cùng ngày, phát biểu trên đài Phát thanh RMF, ông Petr Naimsky, quan chức trong chính phủ Ba Lan phụ trách lĩnh vực hạ tầng năng lượng chiến lược cho biết Warsaw sẽ không mua khí đốt của Nga nữa.
Sự tự tin của Thủ tướng Morawiecki là nhờ vào những nỗ lực bền bỉ của Ba Lan trong hơn một thập kỷ qua nhằm đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào năng lượng Nga. Nỗ lực đó càng được đẩy nhanh khi hợp đồng cung ứng khí đốt dài hạn ký với tập đoàn Gazprom (Nga) chuẩn bị hết hiệu lực.
Video đang HOT
Dự đoán của ông Morawiecki thành công đến đâu sẽ phụ thuộc vào việc các dự án hạ tầng có hoàn thành đúng tiến độ hay không, kế đến là việc các nước láng giềng có đủ nguồn cung khí đốt để hỗ trợ nguồn thiếu hụt từ Nga.
Hiện tại, Ba Lan tiêu thụ khoảng 20 tỉ m3 khí đốt mỗi năm, trong đó có khoảng 8,5-10 tỉ m3 được vận chuyển qua tuyến đường ống khí đốt Yamal kéo từ Nga, đường ống đã bị Gazprom ngừng hoạt động từ ngày 27/4. Nguồn còn lại là khoảng 6,5 tỉ m3 LNG nhập khẩu thông qua một trạm đầu mối, cùng với sản lượng khai thác trong nước đạt khoảng 3,8 tỉ m3. Kho dự trữ chiến lược của Ba Lan hiện được lấp đầy khoảng 76%, với 2,4 tỉ m3.
Ba Lan cũng có thể bù đắp thiếu hụt thông qua tuyến đường ống khí đốt từ Na Uy chạy qua biển Baltic. Nhưng phải đến năm 2023 tuyến đường ống này mới có được mức công suất 10 tỉ m3/năm. Ba Lan cũng có một số kết nối đường ống nhỏ hơn với các đồng minh Trung Âu như Lithuania, Slovakia và Cộng hòa Séc, cũng như khả năng đảo ngược dòng chảy khí đốt trên tuyến đường ống Yamal để nhận khí đốt từ Đức.
Nhìn về dài hạn, Ba Lan cũng có kế hoạch xây dựng các nhà máy phát điện chạy bằng khí đốt để cắt giảm phát thải carbon, thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy than. Dịch chuyển này có thể sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Ba Lan lên mức 30 tỉ m3/năm, làm căng thẳng thêm yếu tố nguồn cung.
Nga bắt đầu dừng cấp khí đốt, nguồn cung LNG có giúp châu Âu thoát sức ép?
Rất khó để châu Âu tiếp cận các chuyến hàng khí hóa lỏng LNG trong ngắn hạn và nếu có mức chi phí cũng sẽ bị đội lên nhiều so với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
LNG xuất khẩu được vận chuyển bằng các tàu chuyên dụng. Ảnh: Alamy
Ngày 26/4, tập đoàn Gazprom (Nga) đã gửi thông báo tới các công ty khí đốt thuộc sở hữu nhà nước tại Bulgaria và Ba Lan, cảnh báo việc sẽ ngừng vận chuyển khí đốt tới hai nước này trong vòng 24 giờ. Đây là lần đầu tiên Nga ngừng cấp khí đốt với một quốc gia tại châu Âu kể từ khi nổ ra xung đột tại Ukraine. Khoảng 50% khí đốt tiêu thụ ở Ba Lan là do Nga cung ứng, tỉ lệ này với Bulgaria là 90%.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã khơi lại những đồn đoán lâu nay về tương lai của năng lượng châu Âu, đặc biệt là nguồn cung khí đốt, mặt hàng chiếm tỷ trọng 25% trong tổng tiêu thụ năng lượng tại châu lục. Năm 2019, 40% khí đốt của châu Âu là do Nga cung ứng.
Phương Tây cho đến thời điểm này vẫn không dám đi quá xa trong áp hạn chế đối với xuất khẩu khí đốt của Nga, dù Đức ra quyết định đóng băng vô thời hạn tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để phản đối Nga can thiệp ở Ukraine. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin ra quyết định ngừng cấp khí đốt cho phương Tây?
Một lựa chọn thay thế khí đốt Nga là khí hóa lỏng (LNG) - mặt hàng thường được vận chuyển bằng đường biển thông qua các tàu chuyên dụng. Nhưng LNG nhập khẩu có thể thay thế khí đốt Nga ở mức độ nào là điều vẫn còn đang để ngỏ.
LNG không phải là nguồn cung mới, khi châu Âu đã sử dụng loại nhiên liệu này. LNG chiếm khoảng 25% tổng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của châu lục. Điểm nghẽn nằm ở khả năng tăng tiếp nhận và xử lý LNG của của châu Âu. Để đưa LNG vào sử dụng, đầu tiên các hãng vận hành sẽ khai thác khí thiên nhiên từ các mỏ ở biển khơi, dẫn vào đất liền và làm lạnh ở nhiệt độ âm 162 độ C. Quá trình này sẽ tạo ra khí LNG ở dạng lỏng và được chứa trong các thùng có dung tích lớn.
Sau đó LNG được chuyển đến bồn chứa, hoặc bơm lên tàu thủy để vận chuyển đến thị trường tiêu thụ. Đối với xuất khẩu, LNG được chuyên trở bằng tàu chuyên dụng, lưu trữ trong các bồn chứa với cấu tạo đặc biệt gồm lớp vỏ kép phân cách nhau bởi một lớp vật liệu cách nhiệt để giữ nhiệt độ trong khoang chứa luôn là âm 162 độ C. Nước nhập khẩu sẽ phải xây dựng các trạm đầu mối (LNG terminals) ngay tại các bến cảng. LNG tại đây sẽ được tái hóa khí, kết hợp với hệ thống đường ống dẫn khí tới các khách hàng tiêu thụ.
Các khoản đầu tư quy mô lớn trong khâu tái hóa khí khiến châu Âu rơi vào tình cảnh dư thừa công suất thiết kế. Năm ngoái, các trạm đầu mối LNG chỉ vận hành ở mức 45% công suất - theo dữ liệu của Energy Intelligence. Hơn thế, phân bố các trạm cũng không đồng đều, hợp lý. Đức không có một trạm nào, trong khi Tây Ban Nha chiếm 25% tổng công suất trạm tiếp nhận LNG, nhưng hạ tầng đường dẫn lại gần như bị cô lập với phần còn lại của châu Âu.
Vấn đề cấp bách tiếp theo là nguồn cung ứng LNG sẵn có. Mỹ, Australia và Qatar là ba nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu LNG. Cả ba đều có nguồn trữ lượng dư thừa, nhưng mức xuất khẩu đã đạt tối đa hoặc gần hết công suất. Muốn mở rộng năng lực khai thác, chiết xuất, xuất khẩu LNG cần nhiều thời gian cùng mức đầu tư lớn. Vì thế hy vọng tốt nhất đối với châu Âu trong ngắn hạn chính là việc tiếp cận các chuyến tàu LNG trước đó đã được xếp lịch sang khu vực khác.
Đến đây châu Âu cũng gặp phải rào cản mới đến từ châu Á. Nhu cầu nhập khẩu LNG tại nhiều nước châu Á tăng vọt. Đơn cử, nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc tăng 82% từ năm 2017 tới 2020. Riêng trong năm 2021, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Khoảng 70% LNG được giao dịch trên toàn cầu là theo các hợp đồng dài hạn từ 10 năm trở lên. Trong trường hợp này, châu Âu có thể chỉ biết trông đợi vào các hợp đồng ngắn hạn và hoặc hợp đồng giao ngay. Trong quá khứ, châu Âu có lợi thế đối trong tiếp cận các hợp đồng dạng này, khi khí đốt và các mặt hàng nhiên liệu giảm giá sâu, khiến các kho chứa chất đầy, ưu thế thuộc về người mua. Nhưng nay điều đó không còn, châu Âu rơi vào tình thế dễ bị tổn thương, do lệ thuộc vào biến động thị trường.
Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ba Lan Điện Kremlin đưa ra quyết định ngay sau khi Ba Lan từ chối yêu cầu của Nga về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Đại diện cơ quan phân phối khí đốt Ba Lan (PGNiG) thông báo việc cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Ba Lan sẽ bị chấm dứt từ ngày 27/4. Điện Kremlin đưa ra quyết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump rộng cửa theo đuổi chính sách thuế

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống
Có thể bạn quan tâm

Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường
Netizen
18:31:30 03/05/2025
Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?
Phim châu á
18:26:21 03/05/2025
Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
18:21:33 03/05/2025
Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử
Ôtô
18:19:43 03/05/2025
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long
Sao châu á
18:14:52 03/05/2025
Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?
Sao việt
17:58:20 03/05/2025
Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng
Ẩm thực
17:57:32 03/05/2025
Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư
Sao âu mỹ
17:44:28 03/05/2025
Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù
Pháp luật
17:34:10 03/05/2025
Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
17:31:06 03/05/2025