Lý do Malaysia và Indonesia thúc đẩy quan hệ với Liên bang Nga

Khi Mỹ không còn là lựa chọn duy nhất, Malaysia và Indonesia đang tìm đến Liên bang Nga để đa dạng hóa quan hệ và khẳng định vai trò độc lập trong trật tự thế giới đa cực.

Lý do Malaysia và Indonesia thúc đẩy quan hệ với Liên bang Nga - Hình 1
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim gặp nhau tại Điệm Kremlin ngày 14/5/2025. Ảnh: Trang web của Tổng thống Liên bang Nga (en.kremlin.ru)

Theo Đài phát thanh Quốc tế DW (Đức) ngày 7/7, trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đầy biến động, Malaysia và Indonesia – hai quốc gia Đông Nam Á có ảnh hưởng – đang ngày càng tăng cường quan hệ với Nga. Từ việc Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G7 để thăm Nga, đến việc Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim có tới ba chuyến thăm Nga trong hai năm (chuyến thăm Nga mới nhất của ông Ibrahim là vào tháng 5 vừa qua), rõ ràng có nhiều lý do đằng sau sự dịch chuyển này.

Khẳng định chính sách “không liên kết” và đa dạng hoá quan hệ

Ban đầu, cả Indonesia và Malaysia đều phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, họ đã duy trì lập trường trung lập về cuộc chiến và, đáng chú ý hơn, các tuyên bố công khai của hai nước dần trở nên ủng hộ Moskva rõ rệt hơn từ đầu năm 2024.

Ông Ian Storey, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng Tổng thống Prabowo và Thủ tướng Anwar “muốn củng cố chính sách không liên kết của mỗi quốc gia bằng cách theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng hơn, bao gồm quan hệ chặt chẽ hơn với cả Nga và Trung Quốc”. Điều này cho thấy mong muốn đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại nhằm tránh bị cuốn vào sự cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sự dịch chuyển này càng được thúc đẩy bởi nhận định từ nhiều nhà lãnh đạo châu Á rằng họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ, đặc biệt sau những động thái của Washington đối với các thể chế quốc tế. Prashanth Parameswaran, người sáng lập bản tin ASEAN Wonk, nhấn mạnh: “Sự thay đổi gần đây trong chính quyền Mỹ và những cơ hội như tư cách thành viên BRICS đã tạo cho cả hai nước nhiều không gian hơn để hợp tác với Nga”.

Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, thương mại song phương giữa Moskva và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt mức cao kỷ lục 22 tỷ USD vào năm 2023, tăng hơn 14% so với năm trước đó. Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục. Kuala Lumpur và Jakarta đang tích cực tìm kiếm những cách thức để mở rộng thương mại, bao gồm cả nhập khẩu vũ khí và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Năng lượng là một lĩnh vực hợp tác quan trọng. Indonesia, một quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga để đa dạng hóa nguồn năng lượng. Tháng 2 vừa qua, Triển lãm về Hợp tác ASEAN-Nga trong lĩnh vực Năng lượng và Công nghệ hạt nhân dân sự cũng đã được khai mạc tại trụ sở ASEAN ở Jakarta, cho thấy sự quan tâm chung của khu vực.

Video đang HOT

Ngoài ra, quỹ đầu tư quốc gia Danatara của Indonesia và Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga đã ký một thỏa thuận thành lập quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ euro tại Diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg, mở ra những cơ hội hợp tác tài chính đầy hứa hẹn.

BRICS: Một diễn đàn thay thế

Trong khi một số nước Đông Nam Á như Thái Lan tìm cách gia nhập các tổ chức đa phương do phương Tây dẫn dắt (ví dụ: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD), thì nhiều nước khác lại coi BRICS là một khối thay thế cho chính trị toàn cầu. Indonesia hiện đã là thành viên chính thức của BRICS, trong khi Malaysia, Thái Lan là các quốc gia đối tác. Sự tham gia vào BRICS giúp các quốc gia này có thêm một kênh ngoại giao và kinh tế độc lập, ít bị ảnh hưởng bởi áp lực từ các cường quốc phương Tây.

Việc Malaysia và Indonesia xích lại gần Nga không chỉ dừng lại ở những tính toán địa chính trị hay lợi ích kinh tế. Zachary Abuza, Giáo sư tại Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington D.C., nhận định Nga cung cấp một “mô hình thú vị” cho Indonesia và Malaysia – vốn là quốc gia “có thể hành động độc lập, đối trọng với Mỹ và phương Tây, và tìm cách thiết lập một trật tự quốc tế mới”.

Thêm vào đó, tâm lý bài phương Tây cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi như Malaysia và Indonesia. Nhà phân tích chính trị Bridget Welsh, cộng tác viên nghiên cứu danh dự tại Viện nghiên cứu châu Á của Đại học Nottingham Malaysia (UoNARI-M) có trụ sở tại Kuala Lumpur, chỉ ra rằng việc Thủ tướng Anwar nhiều lần thăm Nga đã thúc đẩy mong muốn của chính phủ nước này nhằm đạt được vị thế nổi bật hơn trên trường thế giới. Bà cũng giải thích rằng Nga “nhận được sự ủng hộ của người dân Malaysia do có tư tưởng bài phương Tây, khi nhiều người Malaysia tin rằng Mỹ đã kích động cuộc chiến ở Ukraine”.

Thực tế, kết quả khảo sát tình hình Đông Nam Á năm nay của Viện ISEAS-Yusof Ishak đã phát hiện ra rằng tâm lý bài phương Tây đang gia tăng ở Indonesia và Malaysia, phần lớn là do việc phương Tây ủng hộ Israel trong các cuộc xung đột ở Trung Đông.

Tóm lại, việc Malaysia và Indonesia thúc đẩy quan hệ với Nga là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: mong muốn đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tìm kiếm cơ hội kinh tế và hợp tác chiến lược, tham gia các diễn đàn đa phương thay thế, và cả sự cộng hưởng với một mô hình quốc gia có thể hành động độc lập khỏi phương Tây,… Những động thái này cho thấy các quốc gia Đông Nam Á trên đang chủ động định hình vị thế của mình trong một trật tự thế giới đa cực, không bị ràng buộc bởi sự phân cực truyền thống.

Thực hư việc Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa

Nếu được triển khai từ một căn cứ ở Indonesia, Không quân Liên bang Nga có khả năng tiến hành các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đối với các cuộc tập trận của Australia, thu thập dữ liệu về các cơ sở quân sự có sự hiện diện của quân đội Mỹ Mỹ ở Bắc Australia như Darwin hay Tindal, thậm chí theo dõi hoạt động quân sự của Mỹ ở Guam.

Thực hư việc Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa - Hình 1
Máy bay ném bom Tu-95MS của Nga trong một cuộc diễn tập ở nước này ngày 19/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tạp chí tình báo quốc phòng Janes ngày 14/4 dẫn nguồn tin riêng từ chính phủ Indonesia cho biết Liên bang Nga đang tìm cách sử dụng Căn cứ Không quân Manuhua ở đảo Biak thuộc tỉnh cực Đông Papua của Indonesia để bố trí các khí tài không quân tầm xa. Đề xuất này được Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Seigei Shoigu đưa ra vào tháng 02 vừa qua trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin.

Trong đề xuất của mình, Moskva (Moscow) mong muốn triển khai một số máy bay quân sự tầm xa tại Căn cứ Không quân Manuhua, nơi sử dụng chung đường băng với Sân bay Quốc tế Frans Kaisiepo. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Indonesia đang tiến hành tham vấn các bộ ngành khác về đề xuất của phía Nga.

Sau khi thông tin nêu trên loan đi, theo báo The Guardian của Anh, khi trả lời báo chí hôm 15/4, người phát ngôn Điện Kremlin đã từ chối bình luận với lý do có nhiều thông tin giả mạo.

Trả lời phỏng vấn kênh ABC News của Australia chiều 16/4, Đại sứ Liên bang Nga tại Indonesia, ông Seigei Tonchenov cũng không xác nhận hay phủ nhận thông tin đăng tải trên tạp chí Janes, thậm chí còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga và Lực lượng Vũ trang Indonesia trong đó có hợp tác giữa Không quân hai nước.

Ông Tonchenov cho rằng sự hợp tác này nhằm tăng cường năng lực phòng phủ của cả hai bên, không nhắm vào bất cứ quốc gia thứ ba nào và không gây ra mối đe doạ nào đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về phía Indonesia, theo kênh ABC News của Australia, tới nay, cả Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống Indonesia đều chưa lên tiếng công khai về thông tin Liên bang Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa ở Căn cứ Không quân Manuhua.

Tuy nhiên, vào ngày 15/4, theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles, qua trao đổi, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin đã đảm bảo với ông rằng Jakarta sẽ không cho phép điều đó xảy ra.

Còn vào hôm 16/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia nói rằng khi kiểm tra biên bản làm việc với Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Seigei Shoigu thì không thấy ghi chép về nội dung mà tạp chí Janes đăng tải và ông không biết thông tin mà tạp chí Janes đăng tải xuất phát từ đâu.

Vậy thực hư việc Liên bang Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa ra sao?

Thực hư việc Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa - Hình 2
Máy bay ném bom Tu-95MS tham gia một cuộc diễn tập tại Nga ngày 19/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo tạp chí The Conversation, tăng cường hiện diện, phô trương sức mạnh trong khu vực là mong muốn của Liên bang Nga. Hiện nay, Điện Kremlin nhận thức rõ rằng châu Âu không phải là đối tác thân thiện trong tương lai gần, cho nên càng cảm thấy cần thiết phải khẳng định vai trò ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và điều này kéo theo sự kiện diện về quân sự và an ninh.

Đối với Indonesia, kể từ khi ông Prabowo Subianto nhậm chức Tổng thống Indonesia vào tháng 10 năm ngoái, Jakarta cũng tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác quân sự với Moskva. Trên thực tế, hai nước đã tổ chức cuộc tập trận hải quân song phương đầu tiên chỉ một tháng sau khi ông Prabowo nhậm chức. Trước đó vào năm 2017, Liên bang Nga từng điều hai máy bay Tu-95 tới Manuhua, sau đó cất cánh từ đây trong một chuyến bay dường như nhằm mục đích thu thập thông tin tình báo.

Ngoài ra, nếu được triển khai từ một căn cứ ở Indonesia, Không quân Liên bang Nga có khả năng tiến hành các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đối với các cuộc tập trận của Australia, thu thập dữ liệu về các cơ sở quân sự có sự hiện diện của quân đội Mỹ Mỹ ở Bắc Australia như Darwin hay Tindal, thậm chí theo dõi hoạt động quân sự của Mỹ ở Guam.

Vì vậy, việc Liên bang Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa ở Căn cứ Không quân Manuhua, nơi cách Căn cứ Darwin ở Australia khoảng 1.300 km là có thể hiểu được. Hơn nữa, thông tin lại được tạp chí Janes, một cơ quan báo chí uy tín trong lĩnh vực tin tức quốc phòng. Vì vậy, rất có khả năng phía Nga đã đưa ra đề xuất liên quan, nhưng ở cấp thấp hơn.

Đối với cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Sjamsoeddin với người đồng cấp Australia Marles rằng các báo cáo về đề xuất của Nga là không đúng sự thật, theo chuyên trang quân sự Bulgarian Military, việc này chỉ nhằm tránh làm phật lòng Canberra - một đối tác khu vực quan trọng của Indonesia (năm 2024 đã ký với Indonesia thoả thuận hợp tác quốc phòng). Đây có thể là nguyên nhân đằng sau việc Indonesa không chính thức lên tiếng phủ nhận.

Cho dù Liên bang Nga có đề nghị, nhưng theo chuyên trang quân sự Army Recognition, bó đặt ra bài toán rất phức tạp với Indonesia. Về chính thức, Jakarta vẫn duy trì chính sách đối ngoại "độc lập và tích cực" lâu đời, phản đối việc liên kết với bất kỳ khối quyền lực lớn nào. Hiến pháp Indonesia nghiêm cấm việc thành lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước này.

Năm 2020, Jakarta đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc sử dụng các sân bay của họ cho máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon, cho thấy rõ lập trường chống lại việc hiện diện quân sự nước ngoài lâu dài. Các nghị sĩ Indonesia, bao gồm cả Thiếu tướng về hưu TB Hasanuddin, gần đây đã tái khẳng định lập trường này và cảnh báo rằng bất kỳ thỏa thuận nào với Moskva sẽ vi phạm luật pháp Indonesia và làm suy yếu tính trung lập của đất nước.

Ngoài ra, việc cho phép máy bay ném bom tầm xa của Liên bang Nga đồn trú lên đất Indonesia rõ ràng là một quyết định rủi ro về chính trị và gây tranh cãi về chiến lược. Nó có thể khiến Indonesia xa rời các đối tác trong khu vực như Australia và Singapore, làm leo thang căng thẳng với Mỹ, và có thể khiến nước này phải đối mặt với các biện pháp trả đũa ngoại giao hoặc kinh tế.

Quan trọng nhất, điều đó có thể làm tổn hại đến uy tín của Indonesia với tư cách là một bên trung lập trong khu vực ngày càng bị chi phối bởi cạnh tranh giữa các cường quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng dỡ bỏ trừng phạt IranTổng thống Mỹ để ngỏ khả năng dỡ bỏ trừng phạt Iran
15:18:17 08/07/2025
Tổng thống Donald Trump khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quanTổng thống Donald Trump khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
17:48:31 09/07/2025
Ukraine dùng lưới đánh cá 'bắt sống' UAV NgaUkraine dùng lưới đánh cá 'bắt sống' UAV Nga
16:46:52 08/07/2025
Đằng sau việc quân đội Mỹ thử nghiệm trung tâm hậu cần bí mật tại vùng hẻo lánh của Australia-Kỳ 1Đằng sau việc quân đội Mỹ thử nghiệm trung tâm hậu cần bí mật tại vùng hẻo lánh của Australia-Kỳ 1
05:03:01 08/07/2025
Thảm kịch rơi máy bay Ấn Độ có thể đến từ nguyên nhân khó ai ngờThảm kịch rơi máy bay Ấn Độ có thể đến từ nguyên nhân khó ai ngờ
19:21:02 09/07/2025
Tổng thống Trump thừa nhận xung đột Ukraine khó giải quyết, có thể áp thêm trừng phạt NgaTổng thống Trump thừa nhận xung đột Ukraine khó giải quyết, có thể áp thêm trừng phạt Nga
16:45:44 09/07/2025
Đảng cầm quyền Tây Ban Nha cấm thành viên mua dâmĐảng cầm quyền Tây Ban Nha cấm thành viên mua dâm
21:59:23 08/07/2025
Thái Lan bất ngờ trước 'tối hậu thư' của MỹThái Lan bất ngờ trước 'tối hậu thư' của Mỹ
21:17:57 08/07/2025

Tin đang nóng

Tiến Bịp bị bắt, chị gái Hải Như liền tiết lộ 'bí mật' 3 năm chịu đựng im lặngTiến Bịp bị bắt, chị gái Hải Như liền tiết lộ 'bí mật' 3 năm chịu đựng im lặng
21:38:26 09/07/2025
Vụ bé gái 4 tuổi bị đánh, ném vào tường ở Hà Nội: Cô giáo thừa nhận hành viVụ bé gái 4 tuổi bị đánh, ném vào tường ở Hà Nội: Cô giáo thừa nhận hành vi
22:07:27 09/07/2025
Linh Tý lật bài ngửa, công bố chuyện xấu của chị Ni, thách tung ghi âmLinh Tý lật bài ngửa, công bố chuyện xấu của chị Ni, thách tung ghi âm
21:59:42 09/07/2025
Tiến "Bịp" từng tốt nghiệp đại học loại giỏi, là kỹ sư của tập đoàn lớnTiến "Bịp" từng tốt nghiệp đại học loại giỏi, là kỹ sư của tập đoàn lớn
22:47:33 09/07/2025
Vợ cố diễn viên Đức Tiến gây tranh cãi về cách xưng hô với mẹ chồng sau khi đưa nhau ra toàVợ cố diễn viên Đức Tiến gây tranh cãi về cách xưng hô với mẹ chồng sau khi đưa nhau ra toà
21:33:29 09/07/2025
Văn Thanh tình tứ bên bạn gái "trâm anh thế phiệt", gây chú ý ở lễ cưới tuyển thủ Việt Nam và mẹ đơn thânVăn Thanh tình tứ bên bạn gái "trâm anh thế phiệt", gây chú ý ở lễ cưới tuyển thủ Việt Nam và mẹ đơn thân
19:25:59 09/07/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Phan Thị Mơ tiếc thương siêu mẫu Nam PhongHoa hậu Đặng Thu Thảo, Phan Thị Mơ tiếc thương siêu mẫu Nam Phong
23:26:54 09/07/2025
Vợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồngVợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồng
23:28:31 09/07/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình

Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình

23:15:29 09/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington D.C và trao đổi nhiều vấn đề liên quan tình hình Trung Đông.
Tổng thống Iran nói đã bị Israel mưu sát

Tổng thống Iran nói đã bị Israel mưu sát

23:03:12 09/07/2025
Nhà báo Mỹ Tucker Carlson ngày 7.7 đăng buổi phỏng vấn dài 28 phút với Tổng thống Pezeshkian. Ông Pezeshkian khẳng định Israel đã từng tìm cách ám sát ông.
Mỹ kết luận về cái chết của tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ kết luận về cái chết của tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

23:00:15 09/07/2025
Bộ Tư pháp Mỹ kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy cố tỉ phú Jeffrey Epstein bị sát hại, hay có danh sách khách hàng liên quan đường dây môi giới mại dâm.
Thượng tướng Nga bị bắt vì biển thủ, nhận hối lộ

Thượng tướng Nga bị bắt vì biển thủ, nhận hối lộ

22:58:16 09/07/2025
Thượng tướng Nga Viktor Strigunov, cựu Phó giám đốc thứ nhất Vệ binh Quốc gia, bị bắt với cáo buộc biển thủ quỹ công và nhận hối lộ.
Chính trị Mỹ trước thách thức từ tỉ phú Elon Musk

Chính trị Mỹ trước thách thức từ tỉ phú Elon Musk

22:25:31 09/07/2025
Viết trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ rằng tỉ phú Elon Musk đã đi chệch hướng khi thông báo thành lập đảng chính trị mới tại nước này.
Indonesia: Lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều người phải sơ tán

Indonesia: Lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều người phải sơ tán

22:19:28 09/07/2025
BPBD cho biết khoảng 371 cư dân tại 5 quận của Jakarta đã buộc phải sơ tán đến các nơi trú ẩn an toàn. Gần 10.000 người trên khắp vùng đô thị Jakarta đã bị ảnh hưởng và phải di dời. Tổng cộng 2.348 ngôi nhà bị ngập nước.
Đan Mạch nêu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU

Đan Mạch nêu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU

22:09:57 09/07/2025
Về an ninh, Thủ tướng Frederiksen kêu gọi tăng cường sức mạnh cho ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu và hỗ trợ lâu dài cho Ukraine. Bà cũng nhấn mạnh nhu cầu giảm di cư bất hợp pháp và củng cố biên giới EU.
Tỷ lệ tiêm chủng thấp, Australia đối mặt thách thức lớn khi biến thể XFG lan rộng

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, Australia đối mặt thách thức lớn khi biến thể XFG lan rộng

22:04:58 09/07/2025
Mặc dù XFG có thể gây khàn giọng ở người bệnh, nhưng giới chuyên gia y tế cho biết hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nghiêm trọng hơn hoặc dễ lây lan hơn, so với các biến thể đang lưu hành khác.
Chính quyền miền Đông Libya trục xuất phái đoàn cấp cao châu Âu

Chính quyền miền Đông Libya trục xuất phái đoàn cấp cao châu Âu

22:01:01 09/07/2025
Trong khi đó, trên mạng xã hội, Ủy viên Brunner xác nhận các cuộc họp theo dự kiến đã không diễn ra. Một quan chức của Liên minh châu Âu (EU) nhận định có thể đã có sự hiểu lầm về mặt nghi thức ngoại giao.
Chạy đua khắc phục lũ quét ở Texas

Chạy đua khắc phục lũ quét ở Texas

22:00:04 09/07/2025
Tính đến hôm qua (giờ Việt Nam), ít nhất 82 người đã thiệt mạng vì lũ vào cuối tuần qua ở bang Texas. Giới hữu trách cảnh báo con số thương vong sẽ còn tiếp tục tăng.
Tổng thống Mỹ sắp 'chốt hạ' về thuế quan

Tổng thống Mỹ sắp 'chốt hạ' về thuế quan

21:56:57 09/07/2025
Nhiều nền kinh tế đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm đạt thỏa thuận thương mại hoặc kêu gọi lùi hạn chót khi Washington chuẩn bị công bố thuế đối ứng vào ngày 9.7.
Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế 50% đối với đồng

Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế 50% đối với đồng

21:56:55 09/07/2025
Đồng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, giao thông, điện tử và nhiều ngành công nghiệp khác. Mỗi năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu đồng trong nước và hiện chỉ có 3 nhà máy tinh luyện.

Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm cổ trang chiếu 190 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều đỉnh hơn chữ đỉnh

Siêu phẩm cổ trang chiếu 190 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều đỉnh hơn chữ đỉnh

Hậu trường phim

00:22:14 10/07/2025
Bộ phim đã trở thành bảo hiểm dưỡng già cho dàn diễn viên bởi không bao giờ ngừng hot, khiến khán giả nhớ mãi không quên.
Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia

Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia

Sao việt

00:07:25 10/07/2025
Người đẹp Diễm Hương khoe dáng sexy tại cánh đồng hoa oải hương. Ca sĩ Tuấn Hưng mặn nồng với bà xã - chị Thu Hương.
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy

'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy

Tin nổi bật

23:26:24 09/07/2025
Hố tử thần xuất hiện gần 1 tháng bên quốc lộ 12B (Phú Thọ), người dân đã phải căng dây cảnh báo để đảm bảo an toàn.
Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'

Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'

Tv show

23:23:20 09/07/2025
Tại Bạn muốn hẹn hò , chàng nhân viên IT và cô gái 33 tuổi đều có hoàn cảnh từng dang dở hôn nhân nên tìm thấy sự đồng cảm sau rào chắn.
Bắt giữ "Tài Bu", con nuôi trùm giang hồ Tuấn "thần đèn"

Bắt giữ "Tài Bu", con nuôi trùm giang hồ Tuấn "thần đèn"

Pháp luật

23:18:48 09/07/2025
Chiều 9/7, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh đã điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng Lê Chung Tài (thường gọi là Tài Bu), sinh năm 1996, trú tại số nhà 37, đường Lê Hồng Sơn, phường Hạc Thành, tỉnh Thanh Hoá...
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn

BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn

Sao châu á

23:07:06 09/07/2025
Phát ngôn gần đây của Asa (BabyMonster) về việc chỉ tốt nghiệp mẫu giáo đã làm dấy lên loạt tranh cãi trong dư luận.
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc

Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc

Sao âu mỹ

22:52:47 09/07/2025
Nicola Peltz (con dâu của gia đình Beckham) vừa thể hiện tình cảm với cha mẹ và anh em ruột. Hành động của Nicola gây tranh cãi bởi nhà chồng cô đang đối mặt với khủng hoảng mâu thuẫn gia đình.
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực

Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực

Nhạc quốc tế

22:39:42 09/07/2025
Mới đây, Hoàng Tử Thao bất ngờ bị nam rapper Bắc Hải Dy réo tên trong một bản diss Ca Khúc Xử Tội Anh Thao , được phát hành vào ngày 5/7 vừa qua.
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2

Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2

Nhạc việt

22:30:23 09/07/2025
Khi được hỏi có thi Anh Trai Say Hi mùa 2 hay không, B Ray thẳng thắn đáp Anh không . Lý do là bởi B Ray không biết làm gì ngoài rap, mà nhảy thì anh không muốn để khán giả nhìn thấy.
Dynamic Island trên iPhone 17 sẽ có thay đổi lớn

Dynamic Island trên iPhone 17 sẽ có thay đổi lớn

Thế giới số

22:22:52 09/07/2025
Thông tin bắt nguồn từ chuyên gia rò rỉ uy tín Digital Chat Station trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Theo đó, người này khẳng định dòng iPhone 17 sở hữu một giao diện người dùng (UI) smart island hoàn toàn mới .
KIA Morning sắp ngừng bán để thay bằng mẫu xe điện đô thị giá rẻ

KIA Morning sắp ngừng bán để thay bằng mẫu xe điện đô thị giá rẻ

Ôtô

22:14:56 09/07/2025
Tuy nhiên, ngay cả khi ra mắt mẫu EV mới, KIA vẫn có thể vẫn tiếp tục bán song song mẫu Morning/Picanto chạy xăng, tương tự cách Volkswagen lên kế hoạch duy trì dòng Golf xăng bên cạnh phiên bản chạy điện trong tương lai.