Lý do phương Tây khó ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa của Houthi
Mỹ đang có rất ít lựa chọn tốt để ngăn chặn Houthi khi lực lượng này kiểm soát vùng lãnh thổ gần eo biển quan trọng mà họ có thể đe dọa bằng máy bay không người lái và tên lửa.
Houthi gần đây đã tăng cường tấn công tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin Business Insider, khi tên lửa của Houthi tiếp tục làm gián đoạn các tuyến đường vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu, Mỹ lại có rất ít lựa chọn tốt để ngăn chặn hành động của lực lượng này. Các cuộc tấn công liên tục của Mỹ và Anh – bao gồm cả việc đánh chìm một số tàu, thuyền của Houthi – dường như không ngăn cản được nhóm vũ trang này ở Yemen, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, bị chiến tranh tàn phá.
Houthi không phải là một lực lượng quân sự lớn, nhưng họ không cần phải như vậy. Họ có ba lợi thế giúp tăng cường khả năng gây khó khăn cho phương Tây khi tiến hành các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.
Thứ nhất, đó là địa lý. Điều kiện địa lý tự nhiên cho thấy con đường tắt tốt nhất cho tàu bè di chuyển giữa châu Âu hoặc bờ biển phía Đông nước Mỹ tới Ấn Độ và Đông Á là Kênh đào Suez, nối liền Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Đó là lý do tại sao các quốc gia đã chiến đấu để kiểm soát đường biển quan trọng này trong Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Theo ước tính, 15% thương mại thế giới và 20% – 30% hàng hóa đến các cảng bờ Đông nước Mỹ đi qua Kênh đào Suez.
Video đang HOT
Kênh đào này luôn dễ bị tổn thương, bằng chứng là khi tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn vào năm 2021, làm gián đoạn thương mại toàn cầu trong nhiều tuần. Nhưng vấn đề ngày nay không phải là kênh đào Suez mà là mối đe dọa mà các tàu phải đối mặt khi đi qua Biển Đỏ và eo biển Bab el Mandeb giáp với Eritrea và Djibouti ở phía Tây, và Yemen ở phía Đông.
Bab el Mandeb chỉ dài khoảng 110km và rộng 30km, nằm trong tầm bắn của tên lửa chống hạm từ đất liền, máy bay không người lái và thậm chí cả pháo tầm xa. Không giống như hầu hết các đường cao tốc, không có đường tránh nếu eo biển trên bị chặn.
Vấn đề thứ hai là công nghệ. Vũ khí chống hạm hiện đại uy lực mạnh nhưng đủ đơn giản để ngay cả một nhóm chiến binh bình thường cũng có thể vận hành chúng. Trong khi đó, máy bay không người lái rất rẻ và ngay cả một chiếc máy bay không người lái nhỏ cũng có thể gây ra thiệt hại cho một con tàu lớn.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Houthi có nhiều loại tên lửa chống tàu đa dạng, ví dụ như tên lửa hành trình chống hạm P-21 Termit thời Liên Xô hay C-801 của Trung Quốc (với tầm bắn lên tới 130km, cũng như Ghadir của Iran (300km). Houthi cũng có tên lửa đạn đạo chống hạm do Iran sản xuất với tầm bắn khoảng 480km, cũng như nhiều máy bay không người lái.
Những tên lửa này được bắn từ các bệ phóng di động có thể nhanh chóng thay đổi địa điểm. Họ có thể bắn một tên lửa rồi di tản trước khi Hải quân Mỹ có thể xác định chính xác địa điểm phóng và tấn công lại bằng tên lửa hành trình Tomahawk. Houthi đã quen với những chiến thuật này từ cuộc chiến kéo dài 9 năm với liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu.
Cách phòng thủ tốt nhất của tàu không phải là súng hay thiết bị gây nhiễu mà là không gian rộng mở. Ngay cả một tàu sân bay khổng lồ cũng khó bị phát hiện giữa đại dương rộng lớn và radar trên tàu chỉ có thể quét trong một khu vực nhỏ.
Đó là lý do tại sao Mỹ và các quốc gia khác đầu tư rất nhiều công sức vào vệ tinh, máy bay tuần tra và cảm biến: để cung cấp dữ liệu theo dõi theo thời gian thực nhằm dẫn đường cho tên lửa tiếp cận một mục tiêu đang di chuyển. Nhưng Bab el Mandeb chỉ rộng 30km, có nghĩa là tàu có thể được theo dõi bằng radar mặt đất, thuyền nhỏ, máy bay không người lái nhỏ hoặc thậm chí là người quan sát trên điểm cao với một cái ống nhòm tốt.
Loạt nước 'quay xe', không gia nhập liên minh Biển Đỏ mới thành lập
Chỉ chưa đầy 1 tuần Mỹ thành lập một liên minh 10 nước có tên gọi "Chiến dịch bảo vệ thịnh vượng" (OPG), Pháp, Italy và gần đây nhất là Tây Ban Nha đã tuyên bố rút khỏi lực lượng.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ USS Carney đi qua Kênh đào Suez, Ai Cập ngày 18/10/2023. Ảnh: Hải quân Mỹ
Trước đó, vào ngày 19/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã công bố kế hoạch thành lập một liên minh đa quốc gia để bảo vệ hoạt động vận tải trên Biển Đỏ. Trong chuyến công du tới Trung Đông, nhà quan chức quân sự hàng đầu cho biết liên minh sẽ có sự tham gia của Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha.
Đến ngày 21/12, Lầu Năm Góc tuyên bố 20 quốc gia đã đồng ý tham gia liên minh nhưng ít nhất 8 quốc gia tham gia từ chối nêu tên công khai.
Tuy nhiên, một số nước tỏ ra không hài lòng trước sự thông báo đầy bất ngờ của Mỹ. Họ cho biết các nỗ lực mà họ giúp bảo vệ giao thông thương mại của Biển Đỏ chỉ là một phần của các thỏa thuận hải quân hiện có chứ không phải nằm trong khuôn khổ liên minh mới do Mỹ thành lập.
Trong một thông báo ngày 24/12, chính phủ Tây Ban Nha và người phát ngôn của Bộ Quốc phòng nước này cho biết họ sẽ không tham gia liên minh do Mỹ dẫn đầu bảo vệ các tàu hàng đi qua Biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của Houthi ở Yemen. Mặc dù lý do cụ thể không được đưa ra nhưng truyền thông Tây Ban Nha đưa tin nguyên nhân dẫn tới quyết định nước này không tham gia liên minh xuất phát từ vấn đề chính trị trong nước. Thủ tướng Pedro Sanchez đang trong quá trình thành lập liên minh và cần sự ủng hộ của đảng cánh tả cực đoan Sumar, vốn phản đối chính sách đối ngoại của Mỹ.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết họ ủng hộ các nỗ lực đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đỏ và khu vực xung quanh, đồng thời cho biết họ đã hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, các tàu sẽ hoạt động dưới sự chỉ huy của Pháp. Paris cũng không cho biết liệu có triển khai thêm lực lượng hải quân tại khu vực hay không. Hiện Pháp có căn cứ hải quân ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và 1.500 quân ở Djibouti. Khinh hạm Languedoc của nước này đang ở Biển Đỏ.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Italy cho biết họ sẽ cử tàu khu trục hải quân Virginio Fasan tới Biển Đỏ để bảo vệ lợi ích quốc gia nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các chủ tàu hàng Italy. Tuy nhiên, nước này khẳng định đây là một phần trong các hoạt động hiện có của họ và không phải là một phần của OPG.
Trong vài tuần gần đây, lực lượng Houthi đã tấn công một số tàu thuyền thương mại trên Biển Đỏ, gây gián đoạn các hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế. Lực lượng này cho biết đây là hành động phản đối các cuộc tấn công của Israel nhằm vào lực lượng Hamas ở Dải Gaza và sẽ chưa dừng lại cho đến khi nào Israel ngừng tấn công Gaza. Để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của Houthi, Mỹ đã phối hợp với các đồng minh lập liên minh. Khi thông báo về sự ra đời của liên minh, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder, cho biết các lực lượng liên minh sẽ đóng vai trò tuần tra Biển Đỏ và Vịnh Aden để đáp ứng và hỗ trợ khi cần thiết các tàu thương mại đang đi qua khu vực quốc tế quan trọng này. Mỗi quốc gia sẽ đóng góp trong khả năng của mình. Một số nước sẽ cử tàu, một số khác sẽ đóng góp nhân lực hoặc hình thức khác.
Houthi tuyên bố phóng tên lửa trúng tàu chiến Mỹ Một phát ngôn viên của lực lượng Houthi cho biết ít nhất một quả tên lửa được phóng từ Yemen chiều 24/1 đã bắn trúng một tàu chiến Mỹ và buộc hai tàu thương mại của Mỹ phải rút lui. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) tuyên bố rằng tất cả các tên lửa của Houthi đã bị bắn hạ....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025