Lý giải vì sao điểm chuẩn thi đại học khối C năm 2022 tăng chóng mặt
Theo các chuyên gia giáo dục, điều này do điểm môn Lịch sử đã ‘biến hình’ thành công trong Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua với mức điểm cao chưa từng có.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Điểm chuẩn đại học khối C ở hầu hết tất cả các trường đại học đều cao ở mức kỷ lục, từ trường tốp dưới cho đến trường tốp đầu, ở gần như tất cả các ngành. Theo các chuyên gia giáo dục, điều này do điểm môn Lịch sử đã “biến hình” thành công trong Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua với mức điểm cao chưa từng có kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi cách tổ chức thi.
Chuẩn cao chạm trần, tăng trên 7 điểm
Điểm chuẩn khối C ở các trường tốp trên, những ngành “hot” đã tăng khá cao trong những năm gần đây và năm nay tiếp tục lập kỷ lục mới.
Điểm chuẩn khối C của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi có hàng loạt ngành cao ngất ngưởng. Trong số 27 ngành có xét tuyển khối C, có tới 9 ngành, chiếm 30%, có điểm chuẩn từ 29 điểm trở lên, tương ứng với hơn 9,6 điểm mỗi môn (nếu không có điểm cộng ưu tiên). Số ngành có điểm từ 27 trở lên là 20 ngành. Mức điểm tăng khoảng 1 điểm so với năm 2021 (trừ ngành Hàn Quốc học).
Điểm chuẩn khối C ở một số ngành học cao chạm trần.
Đặc biệt, một số ngành có mức điểm chuẩn rất cao như ngành Đông phương học, Quan hệ công chúng, Hàn Quốc học với cùng mức điểm chuẩn 29,95 điểm, ngành Báo chí với 29,9 điểm. Đây là mức điểm cao chạm trần khi điểm tối đa của các bài thi chỉ ở mức 30 điểm, trong khi môn Ngữ văn là môn tự luận, vốn khó để đạt điểm 10 hơn các môn trắc nghiệm. Theo đó, cơ hội để đỗ vào các ngành học này rất khó khăn nếu thí sinh không có điểm ưu tiên.
Tại Đại học Luật Hà Nội, điểm trúng tuyển theo tổ hợp khối C cũng rất cao, tăng từ nửa điểm đến gần 2 điểm so với năm 2021. Cụ thể, điểm chuẩn khối C ngành Luật Kinh tế là 29,5 điểm, ngành Luật là 28,75 điểm, ngành Luật (phân hiệu Đắk Lắk) là 24,5 điểm.
Video đang HOT
Điểm chuẩn khối C so với các tổ hợp khác của Đại học Luật Hà Nội năm 2022.
So với các tổ hợp khác trong cùng ngành tuyển sinh, tổ hợp khối C luôn có điểm chuẩn cao nhất, chênh từ 2 đến 5 điểm so với các ngành khác. Tại Đại học Luật Hà Nội, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế khối tổ hợp A01 là 26,55 điểm, tổ hợp A00 là 26,35 điểm, thấp hơn khoảng 3 điểm so với so với mức 29,5 điểm của khối C. Ngành Luật (phân hiệu Đắk Lắk) có điểm chuẩn khối A01 và A00 đều chỉ 19 điểm nhưng khối C là 24,5 điểm, cao hơn 5,5 điểm.
Với những trường tốp trung và những ngành học ít thu hút học sinh hơn, mức tăng điểm chuẩn khối C năm nay càng rõ rệt.
Điểm chuẩn khối C năm 2022 của Đại học Văn hóa Hà Nội chênh rất nhiều so với năm 2021.
Tại Đại học Văn hóa Hà Nội, ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số-Tổ chức và quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số năm 2021 có điểm chuẩn khối C chỉ 16 điểm thì năm nay đã lên 23,45 điểm, tăng tới 7,45 điểm. Tương tự, ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số-Tổ chức và quản lý du lịch vùng dân tộc thiểu số cũng tăng từ 6,5 điểm, từ 17 điểm (năm 2021) lên 23,5 điểm; ngành Bảo tàng học tăng 5,75 điểm, từ 17 điểm (năm 2021) lên 22,75 điểm; ngành Thông tin thư viện tăng 4 điểm, từ 20 điểm (năm 2021) lên 24 điểm…
Kéo điểm nhờ môn Lịch sử
Việc điểm chuẩn khối C sẽ tăng là điều đã được các chuyên gia giáo dục dự báo ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, so với mọi năm, điểm môn Lịch sử năm nay có bước nhảy vọt so với các năm trước. Điều này kéo theo điểm tổ hợp khối C tăng.
Phổ điểm môn Lịch sử năm 2022 thể hiện sự chuyển dịch điểm số rõ rệt so với phổ điểm năm 2021.
Kết quả môn Lịch sử trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 gây bất ngờ cho nhiều người khi lần đầu tiên phổ điểm môn này lệch trái, tỷ lệ thí sinh đạt điểm dưới trung bình chỉ ở mức dưới 20%, thậm chí nhận “mưa” điểm 10 sau nhiều năm liên tiếp là môn có điểm thi vô cùng thấp, xếp “đội sổ” trong số tất cả các môn thi tốt nghiệp, đa số thí sinh có điểm dưới trung bình và phổ điểm luôn luôn lệch phải.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông môn Lịch sử năm nay đạt điểm bình quân là 6,34 điểm. Mức điểm nhiều thí sinh đạt nhất là 7 điểm. Tỷ lệ thí sinh có điểm dưới trung bình là 19,34%. Đặc biệt, số lượng thí sinh đạt từ điểm 9 trở lên cao kỷ lục. Cả nước có 1.779 bài thi đạt điểm 10 trong khi năm 2021 chỉ có 266 bài thi đạt điểm tuyệt đối. Số bài đạt điểm 9,75 là gần 3.800 bài thi, năm 2021 chưa đến 1.000 bài thi đạt điểm số này. Số bài thi đạt điểm 9,5 là gần 5.600 bài (năm 2021 là 2.025 bài). Có hơn 8.300 bài thi đạt điểm 9,25 (nhiều hơn năm ngoái gần 5.000 bài) và trên 11.700 bài thi điểm 9 (nhiều hơn năm 2021 gần 7.000 bài).
Tổng số bài thi đạt từ điểm 9 trở lên ở môn Lịch sử tăng đột biến trong năm 2022.
So với năm 2021, số bài thi điểm 10 môn Lịch sử năm nay tăng gần 7 lần, số bài thi điểm 9,75 tăng 4 lần, số bài thi điểm 9,5 tăng gấp 2,7 lần, số bài thi điểm 9,25 tăng 2,4 lần và số bài thi đạt điểm 9 tăng gấp 2,3 lần.
Sự chuyển dịch của điểm số môn Lịch sử được thể hiện rõ trên bản đồ phổ điểm khi đặt tương quan so sánh giữa hai năm 2022 và 2021.
Trong khi đó, ở hai môn còn lại của khối C00 là môn Địa lý và Ngữ văn, phổ điểm cơ bản tương năm 2021. Ở môn Ngữ văn, số bài thi đạt từ điểm 9,25 trở lên năm nay tăng gấp đôi so với năm 2021, số bài thi đạt điểm 9 tăng 30%. Tuy nhiên, ở môn Địa lý, số lượng bài thi điểm cao lại giảm gần tương đương.
Điểm chuẩn tuy cao chót vót nhưng theo các chuyên gia giáo dục, điều này không tương ứng với việc chất lượng thí sinh đi lên khi đề thi môn Lịch sử năm nay được coi là “dễ thở” hơn rất nhiều so với mọi năm./.
Hơn 20 học sinh đứng xem, quay clip 2 nữ sinh đánh nhau: Giáo dục thế nào?
Trong lúc 2 nữ sinh THCS ở Thừa Thiên Huế đánh nhau, hàng chục học sinh khác đã đứng xem, nhiều em dùng điện thoại quay clip.
Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận.
Sau vụ 2 nữ sinh đánh nhau nhưng hàng chục học sinh khác chỉ đứng xem ở Huế mới đây, nhiều người đặt ra câu hỏi là: Làm sao trị tận gốc nạn bạo lực học đường? Xử lý sao với những học sinh đánh bạn cũng như những học sinh thờ ơ đứng xem bạo lực và quay clip?
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng những học sinh đánh bạn đa số là không hiểu biết pháp luật, không ý thức được về việc làm sai và phải chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình như thế nào. Các em đánh bạn và có thể là cả những em chứng kiến, quay clip đều tưởng rằng việc đó là bình thường, mà không lường được hết hậu quả xảy ra với bạn và với mình.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - nguyên Chủ nhiệm khoa Giáo dục, Trưởng phòng sau đại học (Học viện Quản lý giáo dục) cho rằng, một trong những giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường là tăng cường hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường. Việc này sẽ giúp các em bước đầu giải quyết những mâu thuẫn, phòng tránh nảy sinh các xung đột.
Tuy nhiên, phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà còn là của gia đình và toàn xã hội. Đối với nhà trường, cần sự chủ động, tích cực từ lãnh đạo đến giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
"Giáo viên chủ nhiệm là nhân lõi của vấn đề, bởi giáo viên chủ nhiệm sẽ thay cha mẹ, điều hành và quán xuyến học sinh khi ở trường. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần được trang bị kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Đồng thời, cần xây dựng mạng lưới thông tin viên để kịp thời nắm bắt những biểu hiện của bạo lực học đường và kịp thời ngăn chặn", PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nói.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường cũng cần được ngành giáo dục triển khai mạnh mẽ, thường xuyên quán triệt vấn đề này với học sinh.
Trước đó, theo thông tin từ UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Công an huyện Phong Điền vừa có báo cáo UBND huyện về vụ 2 nữ sinh Trường THCS Phong Sơn đánh nhau.
Trường THCS Phong Sơn
Cụ thể vụ việc xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 9/9, hai nữ học sinh Trường THCS Phong Sơn gồm: H.T.P.L (SN 2009, trú tại thôn Sơn Bồ, xã Phong Sơn) và T.T.T.M (SN 2009, trú tại thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn) xảy ra xích mích nên hẹn nhau đến đoạn đường liên thôn phía sau Trường THCS Phong Sơn để đánh nhau.
Trong lúc 2 nữ sinh này đánh nhau, có 21 học sinh của THCS Phong Sơn đứng xem, trong đó 3 học sinh dùng điện thoại quay lại video diễn biến vụ việc.
Sau khi nhận được tin báo về sự việc, Công an huyện Phong Điền chỉ đạo Công an xã Phong Sơn khẩn trương vào cuộc làm rõ. Cơ quan công an đã phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên của Trường THCS Phong Sơn và Trường THCS Phong An mời các học sinh cùng phụ huynh có liên quan đến làm việc, gắn trách nhiệm đối với 2 phụ huynh của 2 nữ học sinh đánh nhau trong công tác quản lý và giáo dục con em mình.
Tại buổi làm việc, cơ quan công an yêu cầu các học sinh xóa, gỡ bỏ các video đã quay trong điện thoại về vụ việc đánh nhau giữa 2 nữ học sinh, không để phát tán trên không gian mạng.
Hiện Công an xã Phong Sơn đang củng cố hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định pháp luật.
Được biết, Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địa phương thực hiện rất ráo riết Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" nhất là giai đoạn 2020-2025.
Trong đó, Thừa Thiên Huế thực hiện các mục tiêu: 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó tính tới sự phù hợp với điều kiện, đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường và hằng năm được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện; 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng...
Đối với giai đoạn 2021 - 2025, có ít nhất 95% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn Ngành Giáo dục, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt về tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. Có ít nhất 95% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, sáng, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
Từ đó có kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ sau: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử. Cùng với đó là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2022 Trường ĐH Sư phạm Hà Nôi xét tuyển đại học, điểm chuẩn đại học, tuyển sinh đại học vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2022 theo phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Dưới đây là điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2022: Năm ngoái, điểm chuẩn ngành...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Anh bắt giữ 5 đối tượng tình nghi khủng bố
Thế giới
05:21:25 05/05/2025
Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025