Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella với biểu hiện lâm sàng đa dạng, khoảng 25% có hội chứng lỵ rõ, 25% nhiễm khuẩn không triệu chứng.
Đa số trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ. Một số ít có diễn tiến mạn tính.
1. Nguyên nhân gây lỵ trực trùng
Lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh dễ phát thành dịch, diễn biến thường lành tính, ít có nguy cơ tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng đưa ra cảnh báo về số trường hợp mắc lỵ trực trùng trên toàn thế giới.
Shigella là trực khuẩn Gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae. Trực khuẩn Shigella được chia thành 4 nhóm: A, B, C, D. Nhóm A, B hay gặp ở các nước đang phát triển, gây bệnh nặng và hay thành dịch, nhóm C, D gặp ở các nước phát triển và biểu hiện bệnh nhẹ hơn.
Shigella có 2 độc tố:
Nội độc tố: Có khả năng gây ra hội chứng Shock trên lâm sàng.
Ngoại độc tố: Là các độc tố ruột gây bài tiết nước và điện giải vào lòng ruột là cơ chế gây tiêu chảy.
Theo thống kê hàng năm trên thế giới có khoảng 200 triệu ca mắc lỵ trực trùng, 650.000 ca tử vong, 90% số ca ở các nước đang phát triển, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh lưu hành ở các nước có điều kiện sống thấp, vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém ( Châu Á , Châu Phi).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ trực trùng, trong đó có 3 yếu tố chính:
Ô nhiễm nguồn nước: Thời tiết bất thường vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, cùng với nhiều đợt mưa bão lớn trên khắp cả nước sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vô số các loại sinh vật từ đất, bụi, rác thải hòa vào dòng nước, tràn ra nhiều nơi. Những dòng nước bẩn này mang theo hàng tỷ trực khuẩn Shigella “trộn” vào các bể nước ăn, bể tắm, nhà cửa, khu vực công cộng… gây bệnh lỵ trực trùng cho con người.
Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella: Nếu không sát khuẩn tay với xà phòng sau khi thay tã lót cho em bé bị nhiễm khuẩn Shigella, người chăm sóc bé có thể bị nhiễm bệnh lỵ trực trùng.
Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn: Bệnh có thể lấy truyền thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như người chế biến thực phẩm mắc bệnh lỵ trực trùng có thể truyền vi khuẩn cho những người ăn thực phẩm hoặc do khu chế biến thực phẩm ở gần nơi chứa nước thải bị ô nhiễm.
Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella.
2. Triệu chứng của lỵ trực trùng
Bệnh lỵ trực trùng thường có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể. Ở một số trường hợp các triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn, thậm chí không có dấu hiệu của bệnh lý.
Video đang HOT
Thông thường người bệnh lỵ trực trùng có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như:
Sốt với nhiệt độ cao động từ 37,5 đến 39 độ C.
Đau co thắt theo từng cơn ở vùng bụng.
Tiêu chảy nhiều nước.
Đau cơ, mỏi cơ.
Có máu hoặc chất nhầy trong phân.
Một số trường hợp không có triệu chứng sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể, nhưng phân của họ vẫn có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.
Tuy nhiên trên thực tế mỗi giai đoạn khác nhau thì lỵ trực trùng có thể gây ra những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Thông thường giai đoạn này sẽ diễn ra khoảng 1 đến 5 ngày và bệnh nhân thường không gặp phải những triệu chứng đặc trưng.
Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này bệnh thường diễn biến đột ngột và người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
Sốt cao, có thể lên tới 39 đến 40 độ C, rét run, gai lạnh, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, không muốn ăn… Trẻ nhỏ có thể sốt cao và co giật.
Người bệnh thường xuyên buồn nôn, đi ngoài phân lỏng và kèm theo triệu chứng đau quặn bụng thành từng cơn.
Thời kỳ toàn phát: Những biểu hiện ngày càng rõ ràng và nghiêm trọng:
Đau quặn vùng bụng, đau theo cơn.
Đau đại trực tràng.
Người bệnh mót rặn nhiều và muốn đi ngoài liên tục. Thậm chí có thể đi ngoài từ 20 đến 40 lần chỉ trong vòng 1 ngày.
Phân của người bị lỵ trực trùng thường có nhiều chất nhầy, có nước máu đỏ. Sau mỗi lần đi ngoài, lượng phân ít dần.
Vì đi ngoài quá nhiều nên người bệnh phải đối mặt với tình trạng mất nước và điện giải, suy kiệt, sa trực tràng, đau toàn bộ khung đại tràng.
Cơ thể người bệnh mệt mỏi, hốc hác, có thể bị sốt, môi khô và lưỡi bẩn…
Giai đoạn lui bệnh: Những triệu chứng bệnh bắt đầu thuyên giảm sau 1 đến 2 tuần.
3. Lỵ trực trùng có lây không?
Người là vật chủ duy nhất, là nguồn gây bệnh lỵ trực trùng trong cộng đồng. Ở giai đoạn cấp người bệnh thải ra 103 – 109 vi khuẩn/gram phân, thể nhẹ là 103 vi khuẩn/gram phân.
Shigella thường lây trực tiếp từ người sang người qua đường phân – miệng trong cùng một gia đình hoặc trong cùng nhà trẻ. Cũng có thể lây trực tiếp trong quan hệ đồng tính nam, là nguyên nhân tiêu chảy ở người đồng tính nam.
Cũng có thể lây gián tiếp qua trung gian như: Đồ dùng, thực phẩm, nước, ruồi nhặng, bồn vệ sinh, ao hồ, bể bơi bị phơi nhiễm phân người bệnh. Tại Việt Nam bệnh xuất hiện quanh năm ở miền Nam, miền Bắc hay gặp ở mùa hè.
4. Phòng ngừa lỵ trực trùng
Để phòng bệnh lỵ trực trùng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh nguồn nước công cộng.
Sử dụng nhà vệ sinh phù hợp, không phóng uế bừa bãi, xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau.
Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh lỵ trực trùng, bạn nên:
Khử khuẩn các chất thải bằng vôi sống 20%, nước vôi 10%.
Triệt khuẩn các vật dụng, quần áo của bệnh nhân bằng cách đun nước sôi ngâm quần áo, hoặc dùng dung dịch cloramin 2% để ngâm quần áo bệnh nhân.
Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cần được theo dõi 7 ngày. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân.
5. Điều trị lỵ trực trùng
Việc điều trị lỵ trực trùng cần được chú trọng, các phương pháp điều trị sau:
Bù nước điện giải: Uống Oresol, nếu không uống được thì có thể truyền dịch theo điện giải đồ.
Kháng sinh: Rút ngắn thời gian điều trị và thải trừ vi khuẩn ra phân.
Hạ sốt, ăn lỏng, ít một, nhiều bữa, đủ dinh dưỡng.
Giảm nhu động ruột.
Bệnh lỵ trực trùng có thể gây rối loạn nước điện giải, sốt cao, co giật, thủng ruột, sa trực tràng, nhiễm khuẩn huyết và Shock nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. Do vậy nếu có dấu hiệu bất thường thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, phòng tránh nguy cơ lây lan bệnh và tạo thành dịch.
Xuất hiện ổ dịch tiêu chảy tại Cao Bằng
Trung tâm y tế huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) cho biết, đã ghi nhận có 28 trường hợp từ 6 tháng đến 75 tuổi mắc bệnh tiêu chảy.
Hiện ngành y tế tỉnh Cao Bằng đang tập trung lực lượng để xử lý, khống chế ổ dịch này.
Nhân viên y tế đến địa phương xuất hiện ổ dịch để điều tra dịch tễ.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm đã báo cáo về các trường hợp tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm.
Ngay khi nhận được thông tin, CDC Cao Bằng đã cử đoàn công tác đến nhà người dân nghi mắc bệnh để giám sát, điều tra xác minh và hỗ trợ công tác phòng, chống và xử lý ổ dịch.
Trong 28 trường hợp bị tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng, có 15 người ở xóm Chẻ Lỳ A, 6 người ở xóm Chẻ Lỳ B, 7 người ở xóm Dình Phà. Các trường hợp này đề có biểu hiện đau bụng vùng quanh rốn, sốt nhẹ, kèm theo mót rặn đi ngoài phân lỏng nhiều lần có nhầy máu. Tất cả người bệnh được Trạm Y tế xã cấp phát thuốc và điều trị tại nhà, hiện sức khỏe ổn định.
Đoàn công tác đã lấy 20 mẫu bệnh phẩm các trường hợp mắc bệnh, lấy mẫu nước sinh hoạt để xét nghiệm tác nhân gây bệnh. Đồng thời đoàn phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm, xử lý môi trường bằng hóa chất Cloramin B.
CDC Cao Bằng yêu cầu Trung tâm huyện Bảo Lâm, Trạm Y tế xã Đức Hạnh tăng cường sát chặt chẽ tình hình bệnh lỵ trực trùng tại tất cả xóm trên địa bàn xã, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý kịp thời tránh lây lan diện rộng.
Lỵ trực trùng (hay còn gọi là lỵ trực khuẩn) là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân, miệng, từ người bệnh sang người lành trực tiếp qua tiếp xúc, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh thường xảy ra ở một số vùng thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân kém; dễ lây lan thành dịch trong cộng đồng.
Do đó, để phòng bệnh người dân cần ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi có biểu hiện bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, giảm thiểu diễn biến nặng.
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố, thức ăn bày bán ở khu vực cổng trường xảy ra gần đây khiến người dân bất an. Đáng lo ngại, số lượng hàng quán không bảo đảm an toàn tại các cổng trường mọc lên ngày càng nhiều. Liên tiếp các sự việc học sinh có dấu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025