Mắc uốn ván từ khoang miệng
10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt.
Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Khi đến khám tại cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
Video đang HOT
Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng hơn, gia đình đã đưa bệnh nhân nhập viện tại cơ sở y tế. Tại đây ông được chẩn đoán mắc uốn ván và được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng ban đầu của bệnh nhân khá tỉnh táo, không sốt, không co giật, nhưng khả năng há miệng hạn chế, chỉ mở được khoảng 1 cm. Đáng chú ý là bệnh nhân có hiện tượng tăng trương lực cơ (cơ co cứng) vùng bụng và toàn thân rõ rệt. Đặc biệt khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, co cứng cơ và gồng cứng. Với các triệu chứng khởi đầu, bệnh nhân được chẩn đoán: Uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.
ThS.BS Nguyễn Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Trường hợp của bệnh nhân S. không tìm thấy vết thương ngoài da hay dấu hiệu chấn thương nào có nguy cơ là đường xâm nhập của nha bào uốn ván. Thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương, hay phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bệnh nhân không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý, do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài, nên bệnh nhân không nhớ chính xác. Có những báo cáo cho thấy uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng, như sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng…
Trường hợp bệnh nhân S., chúng tôi nghĩ nhiều đến nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, chẳng hạn như từ các vết mổ trong nội soi hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hoặc hậu môn”.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ (cứng hàm tiến triển, co cứng cơ) và thực hiện các dự phòng thích hợp là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn những diễn biến nghiêm trọng của bệnh.
“Đối với những người làm nghề nông, lao động tay chân, thường xuyên tiếp xúc với nền đất; cần tiêm phòng uốn ván định kỳ, có biện pháp bảo hộ khi lao động để hạn chế bị các vết thương. Ngoài ra, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể, dù nhỏ cần xử lý đúng cách, với các vết thương sâu bẩn cần xử lý tại các cơ sở y tế, và không để các vết thương hở tiếp xúc với bùn đất. Ngoài ra cũng cần đảm bảo cả vấn đề vệ sinh răng miệng nói chung. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó há miệng, khó nói, hay khó khăn trong ăn uống, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện bệnh sớm…”, bác sĩ Bằng khuyến cáo.
Giẫm phải đinh, người đàn ông nhiễm khuẩn uốn ván
Giẫm phải đinh sắt khi đi làm ruộng, người đàn ông nhiễm vi khuẩn uốn ván, nhập viện trong tình trạng co cứng hàm, chân tay.
Đi chân đất làm ruộng, người đàn ông 56 tuổi, quê Hà Nội giẫm vào đinh, chảy máu, sau đó tự uống kháng sinh. Ba tuần sau, anh cứng hàm, khó há miệng, nuốt sặc, khó thở, chân tay co cứng, tăng trương cơ toàn thân. Anh vào viện được chẩn đoán uốn ván toàn thể.
Ngay khi vào viện, bệnh nhân được tiêm vaccine uốn ván và kháng huyết thanh, cắt lọc rửa vết thương bằng oxy già, loại bỏ dị vật. Qua 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn.
Một trường hợp khác, người đàn ông 49 tuổi, ở Bắc Ninh bị máy bào gỗ cắt qua đốt số 1 ngón thứ 3 tay trái, không đến bệnh viện tiêm phòng uốn ván mà tự xử lý vết thương và đắp lá tại nhà. Vài ngày sau, anh cứng hàm, khó há miệng, khó thở, đi lại khó khăn nên được người nhà đưa đi bệnh viện.
Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi chứa dị vật. Bệnh nhân được xử lý cắt lọc, rửa sạch vết thương. Tuy nhiên sau 2 tuần điều trị bệnh tiến triển nặng dần và phải điều trị hồi sức tích cực bằng các phương pháp thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh liều cao chống nhiễm khuẩn, vận mạch, bổ sung vi chất, truyền dinh dưỡng. Sau nhiều lần hội chẩn đa chuyên khoa, bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng nguy kịch, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan thận cấp, tiêu cơ vân cấp, vô niệu, nguy cơ tử vong cao.
Theo PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân đều chủ quan tự chữa, sơ cứu ở nhà, không hề biết mình bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Chỉ khi đã vào giai đoạn toàn phát mới đi khám trong tình trạng nặng, tiên lượng khó khăn, bệnh nặng đe dọa tính mạng.
Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani sống ở môi trường đất bẩn xâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện yếm khí (miệng vết thương bị bị kín) vi khuẩn sẽ sản sinh ra ngoại độc tố. Độc tố này rất mạnh xâm nhập vào máu và đi đến các xi-náp thần kinh-cơ, tác dụng làm tăng mức độ kích thích dẫn truyền gây co cứng cơ và co giật.
Triệu chứng lâm sàng là sau khi bị vết thương khoảng 1-2 tuần bệnh nhân sẽ có biểu hiện sớm là cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, sau đó sẽ cứng cơ, tăng trương lực cơ toàn thân, mức độ nặng sẽ có biểu hiện co giật, toàn thân uốn cong, kèm theo khó thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật. Nếu không xử trí kịp thời bằng các biện pháp hồi sức tích cực thì nhanh chóng dẫn tới tử vong hoặc có nhiều biến chứng trên các hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp.
Để phòng chống bệnh uốn ván, trước hết tiêm phòng vaccine, nhất là với nhóm người có nguy cơ cao. Trẻ em phòng bệnh uốn ván từ 2 tháng tuổi với liều vaccine 6 trong1 (cần theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan y tế). Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván vào đúng thời điểm thai kỳ.
Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp. Ngày 7/10, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh bãi biển Huế trong ngày đầu nghỉ lễ 30-4
Du lịch
09:50:55 01/05/2025
Tháng 5 may mắn gọi tên 3 chòm sao này, tiền bạc rủng rỉnh, làm gì cũng thuận lợi
Trắc nghiệm
09:50:20 01/05/2025
Đến nhà thông gia thăm con dâu đẻ, được 2 ngày tôi đã phải bỏ về quê vì một câu của con trai
Góc tâm tình
09:37:41 01/05/2025
Màn trình diễn của 2 nghệ sĩ trẻ tại đại lễ 30/4 khiến netizen "sĩ hết đời": Hát hay, rap tốt, quá tự hào!
Nhạc việt
09:18:30 01/05/2025
Vbiz có 1 cặp đôi mới: Hint hôn má, sống chung nhà đủ cả, chính chủ vẫn chối đây đẩy chuyện yêu?
Sao việt
09:03:13 01/05/2025
Cách giữ lớp trang điểm lâu trôi trong thời tiết nắng nóng
Làm đẹp
08:56:22 01/05/2025
Ngôi sao dung túng con cái làm điều thiếu ý thức nơi công cộng bị chỉ trích dữ dội
Sao châu á
08:55:25 01/05/2025