Mách mẹo tái chế muôi cũ để đựng đồ nhỏ xinh
Với những chiếc muôi múc canh đã cũ, hãy khoan bỏ chúng đi nhé. Chỉ cần khéo léo tô màu, trang trí một chút bạn sẽ có ngay một món đồ để đựng những vật dụng nhỏ xinh như chìa khóa, bấm móng tay…
Chuẩn bị
- 1 chiếc muôi tròn cán dài (tận dụng muôi cũ ám màu không còn dùng nữa)
- Sơn bóng và sơn các màu: trắng, xanh đậm, đỏ, xanh nhạt, vàng, nâu
- Cọ vẽ
Cách tái chế muôi cũ để đựng vật dụng cá nhân:
1. Đầu tiên bạn dùng cọ sơn phủ màu trắng cho toàn bộ chiếc muôi, bạn nhớ úp muôi xuống sơn phủ cả mặt sau. Sau đó, tô sơn xanh đậm cho lòng muôi. Cắt một bông hoa giấy làm mẫu, đặt mẫu giấy vào lòng muôi và đồ lại hình hoa rồi tô sơn trắng theo hình hoa. Chú ý đợi sơn khô giữa mỗi thao tác.
2. Tô màu sơn đỏ cho nhị hoa. Vẽ dây hoa leo nhỏ và đơn giản trên cán muôi, tô lá màu xanh nhạt, tô hoa tươi tắn các màu. Sau cùng khi sơn khô thì phết phủ lớp sơn bóng hoặc keo sữa ngoài cùng để bảo vệ màu vẽ.
3. Vậy là chỉ trong nháy mắt bạn đã thay áo mới cho chiếc chiếc muôi cũ trở nên tươi tắn, sinh động rồi đấy. Nếu muôi không có sẵn lỗ treo ở cán thì bạn đục lỗ cho nó nhé.
Nên treo chiếc muôi xinh xắn của bạn lên ngang tầm với để bạn dễ dàng lấy đồ. Bạn có thể đựng nhẫn, khuyên tai hay đồ trang sức nhỏ, hay thậm chí chìa khóa của mình vào đó đấy, khỏi lo nó thất lạc đâu đó nữa ^^.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo Trí Thức Trẻ
25 kỹ năng trẻ cần học trước khi vào mẫu giáo
Cởi giày và đeo giày, tập viết chữ cái chỉ bao gồm nét thẳng, cầm bút đúng cách là kỹ năng phụ huynh có thể dạy trẻ từ sớm.
Tác giả Ashley Thurn chia sẻ trên Helping Hands OT 25 hoạt động rèn kỹ năng để trẻ tự tin hơn khi bước vào trường mầm non, được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Trẻ có thể bắt đầu luyện tập trong giai đoạn 2-4 tuổi.
Video đang HOT
1. Học cách định hướng và giữ kéo một cách chính xác
Đây là bước đầu tiên trước khi học cách cắt bằng kéo. Tôi thường nhắc con bằng những câu hỏi như: "Có phải ngón tay cái của con đặt trong lỗ nhỏ không?" hay "Ngón cái của con đang đặt trên đầu kéo ư?". Thông thường, trẻ cần được hướng dẫn liên tục khi mới bắt đầu, vì cổ tay thường bị tréo. Bạn hãy để con thử ba lần liên tiếp cho đến khi đầu kéo hướng xuống dưới.
2. Cắt sáp nặn, ống hút hoặc giấy bìa
Trẻ rất thích hoạt động này và cảm nhận rõ ràng từng mảnh bị cắt ra. Để cắt đúng ý, trẻ phải thực sự tập trung vào từng thao tác. Những chất liệu dày yêu cầu khả năng kiểm soát kéo ít hơn.
3. Cắt trên một đường thẳng
Một tay cầm kéo, một tay giữ giấy và bắt đầu cắt theo hàng lối là yêu cầu nâng cao so với trước. Mặc dù đây là mục tiêu cuối cùng của kỹ năng sử dụng kéo, bố mẹ không nên ép buộc nếu trẻ chưa sẵn sàng. Trẻ có thể tiếp tục luyện tập hoạt động 1 và 2.
4. Xác định hình dạng, màu sắc và chữ cái cơ bản
Không chỉ dạy cách nhận diện, bạn hãy hướng dẫn trẻ đọc to.
5. Tô màu
Ảnh: Motherly
Trẻ bắt đầu bằng cách tô vào những hình vẽ nhỏ như ngôi sao trên bầu trời, rồi dần chuyển sang hình vẽ lớn hơn. Lưu ý là bố mẹ nên chọn sách tập tô đơn giản, chỉ có một vật thể ở giữa, tránh hậu cảnh phức tạp gây mất tập trung cho trẻ ở độ tuổi này.
6. Vẽ nét thẳng theo chiều ngang và chiều dọc
Để trẻ hào hứng học kỹ năng này, bạn hãy vẽ trước để trẻ bắt chước theo.
7. Vẽ hình tròn, chữ thập, hình vuông
Sau khi trẻ thành thạo vẽ đường kẻ, bạn hãy chuyển sang hình tròn. Vẽ hình vòng cung trước cũng là cách hiệu quả để giúp trẻ hoàn thiện dần. Tiếp theo, yêu cầu vẽ chữ thập giúp trẻ học cách căn chỉnh để tạo đường giao nhau. Nếu trẻ hoàn thành tốt, bạn hãy thử sử dụng hình vuông.
8. Nối các dấu chấm
Đầu tiên, bạn vẽ hai dấu chấm và bảo trẻ nối hai điểm đó, rồi vẽ nhiều dấu chấm liên tiếp thành hàng hoặc vẽ bức tranh bằng dấu chấm. Việc nối các dấu chấm giúp luyện chuyển động của mắt, cải thiện kỹ năng trước khi học đọc.
9. Lần tay theo đường thẳng và đường cong
Phụ huynh không cần mua bất kỳ cuốn sách đắt tiền nào để giúp con thực hành kỹ năng này. Việc bạn cần làm là ngồi cạnh, để trẻ lần tay theo hình vẽ của bạn. Điều này sẽ cải thiện sự chú ý trực quan và kỹ năng theo dõi bằng mắt của trẻ.
10. Viết các chữ cái dễ như L, E, F, H, T và I
Nguyên tắc là luôn tập viết chữ in hoa trước chữ in thường. Hầu hết chữ cái trong bảng chữ cái (in hoa) quá khó đối với trẻ ở độ tuổi trước khi vào mẫu giáo. Đường chéo và đường cong là khó viết nhất, vì vậy bạn hãy bắt đầu bằng các chữ cái sử dụng đường thẳng.
11. Luyện viết tên của trẻ
Kỹ năng này bắt đầu từ việc nhận diện, đọc toàn bộ chữ cái trong tên, bắt đầu viết từng chữ một cho đến khi hoàn thành toàn bộ tên. Bạn hãy nhớ sử dụng chữ in hoa, không hối thúc khi trẻ chưa sẵn sàng. Thay vì dùng bút và giấy, bạn có thể sử dụng phương pháp đa giác quan, như viết tên trẻ trong hộp cát, dùng sáp nặn thành từng chữ cái...
12. Thực hành cầm bút chì, bút dạ đúng cách
Trước độ tuổi 3,5-4, việc không biết cầm bút để tạo thành "giá ba chân" (3 điểm tì) là bình thường và bạn hãy thoải mái để trẻ thao tác sai cách lúc ban đầu, chỉnh sửa dần dần với sự kiên nhẫn.
13. Vẽ trên cửa sổ, bảng hoặc giá vẽ
Góc và vị trí mà cánh tay đặt vào trên những mặt phẳng này sẽ giúp củng cố độ chắc chắn của vai, cổ tay và cẳng tay. Đây là cơ sở để điều khiển các chuyển động nhỏ của bàn tay.
14. Dùng bút màu/phấn ngắn hoặc bị gãy để học cách cầm
Những vật dụng này giúp tăng cường sức mạnh của các ngón tay tạo "giá ba chân" (ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái). Vì có rất ít chỗ để bám vào, ba ngón tay này buộc phải xử lý mọi thứ, thay vì nhờ vào cả bàn tay.
15. Dùng kẹp phơi quần áo
Kẹp phơi quần áo cũng giúp tăng cường sức mạnh của ba ngón tay kể trên, tạo cơ ở ngón tay cái và phát triển khung bàn tay. Bạn hãy sử dụng dụng cụ này để kẹp bất cứ thứ gì, từ áo quần của trẻ cho đến các mảnh giấy.
16. Dùng kẹp trong nhà bếp
Chiếc kẹp nhà bếp thường dùng để gắp rau, gắp đá sẽ giúp trẻ tập kỹ năng gắp đồ. Bạn có thể dùng một số vật dụng quanh nhà để con luyện tập là ôtô đồ chơi, bút màu, quả bóng nhựa... Bạn chỉ cần lấy một chiếc thau, đặt chúng vào cùng một đống đồ khác và yêu cầu trẻ gắp đúng mục tiêu. Cơ của bàn tay và cánh tay sẽ phát triển dựa trên hoạt động này.
17. Chơi sáp nặn
Sáp nặn giúp phát triển hoạt động của vòm tay, đặc biệt là khi bạn nặn hình con rắn hay quả bóng nhỏ. Trẻ cũng trở nên sáng tạo hơn khi nghịch sáp, chẳng hạn nặn hình bánh kem và cắm que tăm vào thay cho nến, nặn từng chữ cái trong tên mình...
18. Trò chơi đổi lượt
Nếu trẻ có anh chị em, bạn có thể bày trò chơi để chúng đổi lượt với nhau. Nếu không, bạn hãy cùng chơi với trẻ hoặc chuẩn bị một số ứng dụng trò chơi điện tử có luật chơi luân phiên.
19. Dọn dẹp và cất đồ
Khi trẻ chơi xong ôtô nhựa hoặc búp bê, bạn hãy tập cho trẻ thói quen dọn dẹp trước khi chọn món đồ chơi mới.
20. Hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ
Trẻ nhỏ nên học cách ngồi tập trung ít nhất 5 phút để hoàn thành một nhiệm vụ thuộc sở thích của chúng như tô xong màu một bức tranh đơn giản, xây một tòa nhà bằng các khối Lego...
21. Học cách yêu cầu giúp đỡ
Nếu không học cách yêu cầu giúp đỡ ở nhà, trẻ sẽ không thể nhờ giáo viên giúp mở hộp sữa hay chai nước khi ở lớp.
22. Giao tiếp bằng mắt
Bạn hãy dạy trẻ cách giao tiếp bằng mắt khi đang nói chuyện hoặc chào ai đó nhằm thể hiện sự tôn trọng.
23. Tập cởi giày và đeo giày, cởi quần và mặc quần
Trẻ có thể phải cởi giày khi vào lớp và đi giày khi ra về, do đó kỹ năng này rất quan trọng. Trong khi đó, việc kéo quần lên, tụt quần xuống là bước cần thiết để sử dụng bô.
24. Sử dụng thìa và nĩa
Ở lớp, trẻ cần chủ động trong nhiều việc hơn khi ở nhà với bố mẹ.
25. Rửa tay
Bạn hãy chia thành các bước đơn giản và yêu cầu trẻ lặp lại.
Bước 1: Lấy xà phòng.
Bước 2: Xoa hai tay vào nhau.
Bước 3: Rửa tay.
Bước 4: Tắt vòi.
Bước 5: Lau khô tay.
Thùy Linh
Theo VNE
Cách làm nhà bằng tăm đơn giản nhất cho bạn Làm nhà bằng tăm đang là thú chơi của nhiều bạn trẻ. Chỉ cần tỉ mỉ chút thôi bạn sẽ có ngôi nhà bằng tăm đẹp mắt. Cùng học cách làm quà bằng tăm ngay nào! Nội dung chi tiết: Nguyên liệu : - Tăm tre: có rất nhiều loại như tăm vip, tăm nhọn 2 đầu, tăm xiên, tăm dài 60cm,... Các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ở tuổi 42, tôi chuyển sang sống tối giản mỗi tháng chỉ tiêu 6 triệu mà cuộc sống dễ chịu hơn gấp nhiều lần

Trời nóng dễ làm thịt hỏng: Mẹ đảm chia sẻ cách chia nhỏ và cấp đông giúp tươi cả tuần, nấu lúc nào cũng tiện

Lợi ích bất ngờ từ việc trồng cây xanh trong nhà cải thiện sức khỏe

6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách

Người xưa nói 'phòng thờ quang thì lụi' và đây là điều cần đặc biệt chú ý khi bài trí tránh tán lộc tài?

Những món đồ trong phòng ngủ đừng phí tiền đầu tư

Nên sơn tường hay dùng giấy dán tường để tiết kiệm?

Dùng 1 sợi dây + 1 chiếc đũa, tôi "cứu nguy" cho vòi nước, tiết kiệm cả trăm nghìn!

Tôi đổ thứ có sẵn trong bếp vào bồn rửa, bất ngờ vì mùi hôi biến mất, ống nước sạch bong chỉ sau 10 phút

Tôi học mẹ cách đi chợ 1 lần cho 3 ngày vừa nấu đủ, ăn hết, không lãng phí mà còn tiết kiệm gần 500.000 đồng/tháng

Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m, mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá

Cách bố trí nội thất phòng khách có diện tích hẹp thêm thông thoáng, rộng rãi
Có thể bạn quan tâm

Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng
Nhạc việt
14:00:47 21/05/2025
Xe gầm cao hạng sang công suất 536 mã lực, giá ngang Hyundai Santa Fe
Ôtô
13:59:42 21/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh được truyền thông chính thống TQ "bảo kê" giữa lùm xùm tình ái
Sao châu á
13:57:00 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
Tin nổi bật
13:54:27 21/05/2025
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật
Phim âu mỹ
13:52:13 21/05/2025
LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo
Hậu trường phim
13:49:32 21/05/2025
Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025
Xe máy
13:44:53 21/05/2025
Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng
Du lịch
13:43:04 21/05/2025
Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6
Sao việt
13:37:02 21/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Đình Tú bất ngờ xuất hiện, sánh đôi bên An
Phim việt
13:32:17 21/05/2025