Mầm mống sụp đổ của ngành game Việt Nam
Cuộc đổ bộ của game online vào nước ta mở màn cho một kỉ nguyên giải trí mới của giới trẻ. Thay bằng những trò chơi dân dã thường ngày, chúng ta đắm mình vào thế giới kì ảo của game online trong những chuyến phiêu lưu, những thử thách, những cột mốc cần chinh phục. Có thể nói, game online đã mang đến một tầm mức hoàn toàn khác cho giới trẻ về thứ gọi là giải trí.
Cũng từ đó, sau cuộc đổ bộ của MU online với những server lậu, ngành game của nước nhà cũng dần phát triển từng bước, cho đến nay, có lẽ chúng ta đã có được một thị trường kinh doanh khá ổn định, với gần như hầu hết các NPH đều là doanh nghiệp trong nước, thừa sức đáp ứng nhu cầu của game thủ nước nhà. Chúng ta cũng bắt đầu làm game với những kết quả khá khả quan. Đó là những tín hiệu mừng.
Tuy nhiên, phàm cái gì phát triển nhanh cũng không thể tốt và bền vững. Chúng ta đang tiến nhanh, nhưng lại không có một nền móng thật sự vững chắc. Liệu có phải tất cả đã ổn định cho game thủ nước nhà có thể thỏa thích giải trí, yên tâm đầu tư chơi game?
Phát triển nhanh nhưng lại chưa có móng
Chúng ta được đánh giá là thị trường lớn nhất Đông Nam Á với doanh thu cao nhất và lượng game thủ cũng đông nhất. Nó được ví như thể chúng ta đang đứng trên một cái mỏ tài nguyên và thỏa sức đầu tư khai thác.
Với dân số gần 90 triệu người, lượng người trong độ tuổi thành niên là hơn 35 triệu, đó là một con số rất lớn. Lượng người đó có thể xem là các người chơi tiềm năng, và họ đang cần một sân chơi để giải trí. Nắm bắt điều đó, hàng loạt công ty liên tục mở ra để phát hành game phục vụ người chơi nước nhà.
Tuy nhiên, điều trước hết chúng ta cần nhìn rõ, đó là chúng ta không hề có trường lớp nào đào tạo để làm game. Chính vì điều đó, lượng nhân viên có thể đảm đương công việc làm game một cách chuyên sâu là rất ít. Hầu hết họ từ các lĩnh vực khác nhảy vào làm, với một chút hiểu biết có về game. Một số khác lại đi lên từ vị trí một game thủ. Tóm lại là hầu như không có ai qua đào tạo bài bản.
Vì vậy, việc vận hành game không phải lúc nào cũng trơn tru, ngon lành. Những năm gần đây, liên tục các công ty mở ra, game mới ồ ạt về, nhưng những bức xúc của khách hàng cũng tăng lên theo. Game vận hành không tốt, liên tục lỗi, thậm chí mau chóng đóng cửa, đó là tình trạng nhức nhối mà hậu quả hầu hết là do game thủ phải chịu.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh game thường có tư duy rằng chỉ cần mở công ty phát hành game, rồi sau đó tìm cách kiếm tiền thật mau, thật nhiều, cái đó gọi là có lãi, là lợi nhuận béo bở. Bởi vậy, chúng ta có một loạt game “cùi bắp” được nhập về, vài tháng sau đóng cửa. Với tư duy kiểu “ăn xổi ở thì” đó, thị trường không có được sự bền vững mà rất bấp bênh, còn game thủ thì ngay ngáy lo âu.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện về những đàn cá hồi vẫn vượt thác để đẻ trứng vào cuối vòng đời của mình. Thịt cá quá ngon, và người ta thay nhau đánh bắt ồ ạt, khiến cho cá không về nổi đến đầu nguồn sông để đẻ trứng, và năm sau, không còn những đàn cá đông đúc vượt thác cho người ta khai thác nữa. Thế nên người ta phải rút kinh nghiệm, chỉ đánh bắt một ít, còn lại để chúng sinh sôi, những năm sau còn có cái khai thác.
Kinh doanh game cũng cần phải có một kiểu “tư duy cá hồi” như thế.
Video đang HOT
Chữ tín cần được coi trọng
Kiểu tư duy cò con đã tồn tại từ lâu, và không chỉ trong lĩnh vực game, mà vô số lĩnh vực khác cũng vẫn có những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu đó. Lợi nhuận tức thời khiến cho người ta lóa mắt, và người ta cứ nhắm mắt làm, để hậu quả cho khách hàng lãnh chịu.
Nếu như gọi việc game đóng cửa khi game thủ vẫn đang muốn chơi là đơn phương chấm dứt hợp đồng, vậy thì các NPH có phải đền bù cho game thủ cái gì không? Có luật nào bắt buộc NPH phải công khai hình thức mua game, thời gian được phép vận hành game theo hợp đồng với NSX không? Những câu hỏi đó chỉ dẫn tới một điều là game thủ luôn chỉ nắm đằng lưỡi.
Âu thì cũng chỉ là game – một trò chơi thôi mà! Nếu như một bên “chán chơi”, họ có quyền nghỉ! Cái giá họ phải trả chính là uy tín của mình. Nếu như họ nghĩ rằng nhảy vào làm game, lấy một chút tiền lời rồi rút, thì có thể coi như game thủ đã bỏ ra một chút tiền để nhận được một vài bài học.
Những doanh nghiệp tận tâm, có năng lực dần dần sẽ trụ lại, được game thủ tin tưởng. Âu đó cũng là điểm tốt. Khi đó, họ có thể yên tâm chơi game của NPH mình đặt niềm tin. Phải trải qua thì mới biết được đâu là nơi đáng tin, đâu là nơi không thể tin. Sự cạnh tranh sẽ chọn ra những NPH có năng lực, có tâm huyết, và game thủ chính là người được lợi từ điều đó.
Sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc là điều đáng mừng. Game về nhiều thì game thủ càng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng sẽ tốt hơn nếu như mỗi NPH đều lấy chữ tín lên làm đầu trong việc kinh doanh game, khi đó, thị trường mới thực sự bền vững như mong muốn của đôi bên.
Theo Game Thủ
Căn bệnh bất lực của ngành game nội địa
Mặc dù còn chưa hết năm, nhưng chúng ta đã có thể liệt kê ra được một số điểm yếu mà làng MMO Việt Nam chắc chắn không thể khắc phục được trước 2012.
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có bất cập riêng, game cũng vậy. Đặc biệt hơn nữa là làng game Việt Nam trước nay trong mắt game thủ vẫn tràn ngập những điểm yếu cố hữu mà dù nhắm mắt, bịt tai họ còn kể ra được. Niềm mong mỏi nhỏ nhoi của họ rằng một ngày nào đó thị trường trở nên sáng sủa hơn vẫn còn rất xa vời.
Chẳng thế mà dù hơn 1 tháng nữa năm 2011 mới chính thức trôi qua, nhưng chúng ta đã có thể liệt kê ra được một số bất cập mà làng MMO Việt Nam chắc chắn không thể khắc phục được trước 2012. Chúng đại diện cho căn bệnh "bất lực" của ngành game nội địa nhiều năm gần đây.
Bất lực khi đưa 3D vượt lên trước 2D
Đây là vấn đề đã được đưa ra bàn tán, thảo luận đến hàng vài năm nay nhưng vẫn chẳng đi đến kết quả nào. Nhiều người chơi dù rất chán ghét những thể loại MMO 2D, 2.5D tới từ Trung Quốc nhưng họ buộc phải chấp nhận chúng, cơ may đã đến khi năm 2010 ghi nhận một loạt game 2D, 2.5D đóng cửa, thế nhưng mọi chuyện không hề tươi sáng hơn chút nào trong năm 2011.
Thay vì game 3D, thị trường MMO nội bị thống trị bởi... webgame.
Cụ thể, suốt 3 quý đầu năm thị trường nội địa tràn ngập... webgame, thể loại mà khó ai có thể tưởng tượng được lại làm chủ cả ngành MMO với tuổi đời 10 năm. Dĩ nhiên, vẫn có một số MMO 3D hiếm hoi ra đời nhưng đều bị lu mờ vì phải vận hành dưới dạng server ngoại (webgame cũng thế nhưng do đặc trưng nhẹ nhàng của nó nên độ lag, dis không cao).
Nói cách khác, năm 2011 đã thất bại hoàn toàn trong việc triệt tiêu những thể loại game xưa cũ để đưa game thủ Việt đến với loạt sản phẩm cao cấp hơn. Bệnh "bất lực" này có khi còn kéo dài đến cả năm 2012 không biết chừng.
Bất lực khi cải thiện cái nhìn của xã hội
Năm 2010 đã bị phủ một bóng đen khi tất cả đều nhìn nhận game online như "bạch phiến số", dư luận lên đến đỉnh điểm giai đoạn cuối năm và dần dịu đi khi bước sang đầu năm 2011. Điều này cộng với việc nhiều MMO ra mắt trở lại tạo nên cảm giác an toàn phần nào cho gamer.
Game thủ vẫn bị nhìn dưới hình dạng "con nghiện".
Nhưng trên thực tế, những con mắt nhìn vào làng game nội địa vẫn còn quá lạnh lùng, thậm chí những thứ như bài bạc, cá độ cũng bị quy vào... game để nhấn mạnh thêm tính tiêu cực của loại hình giải trí này. Có thể thấy vẻ bề ngoài thì thị trường game đã hoạt động lại bình thường, nhưng bên trong còn quá nhiều sơ hở và khó khăn cũng vì không cải thiện được cái nhìn của xã hội.
Từ nay đến hết năm là quãng thời gian quá ít ỏi để có thể can thiệp vào nỗ lực ấy, chúng ta chỉ có thể kỳ vọng vào năm 2012 mà thôi.
Bất lực với ý tưởng Câu lạc bộ game thủ
Cuối năm ngoái, có tin tức đồn đại rằng một số NPH bắt đầu phối hợp với nhau để thành lập một CLB game thủ thực thụ với chức năng định hướng cho cộng đồng, đồng thời đứng ra bảo hộ cho người chơi. Vẫn biết chuyện này khó thành sự thật nhưng vẫn tạo nên hy vọng mong manh.
Ngay cả CLB game thủ "tự túc" cũng không tồn tại lâu chứ chưa nói tới CLB bài bản.
Và hy vọng ấy vẫn tiếp tục tắt ngấm trong cả năm 2011, thậm chí còn không ai buồn nhắc đến ý tưởng CLB gamer vì những điều kiện tiền đề như ai tổ chức, vốn ở đâu còn chưa rõ ràng. Cứ thế, ý thức dân cày nội địa rớt xuống mức báo động, bị gamer nước ngoài kỳ thị tẩy chay không thường tiếc, quyền lợi của họ cũng chẳng có ai bảo hộ.
Không lẽ ý tưởng trên chỉ là một giấc mơ đẹp?
Bất lực khi loại bỏ cách phục vụ yếu kém của NPH
Hiếm có năm nào mà làng game Việt lại phải đối mặt với những dịch vụ hậu đãi cho khách hàng kém cỏi như năm 2011 này. Cách kinh doanh theo kiểu "game ngoại phiên bản Việt" khiến danh tính NPH của một số tựa game không biết là ai, họ cũng trắng trợn phẩy tay khi gamer yêu cầu hỗ trợ.
Vẫn còn những vụ việc bất cập diễn ra hàng ngày.
Có thể đơn cử như việc Thần Bài và Cửu Đỉnh bất ngờ đóng cửa mà không đếm xỉa gì tới gamer, hay mới đây Thiên Hạ khai tử 3 server cũ với lý do rất không chuyên nghiệp là... chi phí vận hành quá cao, bất chấp họ vừa mới kêu gọi người chơi cũ trở lại nạp thẻ nhận quà.
Công cuộc chống hack cũng thất bại thảm hại khi những MMO mới như Tank Ranger bị hack lên hack xuống, còn "ổ hacker" Đột Kích thì khỏi phải nói thêm nhiều. Với chừng đó chuyện chưa làm được, còn từ nào để diễn tả nỗi bất lực của ngành game nội?
Bất lực khi nâng cao trách nhiệm đại sứ
Đại sứ game từ lâu vẫn là vị trí mà game thủ Việt không coi ra gì, đơn giản vì hầu hết trong số họ chẳng có bất kỳ đóng góp nào cho cộng đồng ngoại trừ... chụp ảnh, sau đó lặn mất tăm. Năm 2011 tiếp tục ghi nhận chiêu bài lựa chọn đại sứ "hot" để quảng bá MMO, và tất nhiên họ vẫn "vô tích sự" như cũ.
Đại sứ game trong năm 2011 không làm được gì ngoài những bộ ảnh thế này.
Ví dụ như trường hợp của Địa Vương khi NPH rêu rao Phi Thanh Vân là đại diện, thế nhưng ngoài vài bộ ảnh với mục đích chủ yếu là gây sốc ra thì còn không rõ người mẫu này có biết trò chơi mình đại diện là trò gì hay không. Hoặc như NPH Ngạo Kiếm cho hay họ đang liên hệ với diễn viên Kiều Trinh để làm đại diện hình ảnh, nhưng ngoài thông tin đó và bộ ảnh cosplay nóng ra thì... chẳng có gì thêm.
Bất lực trong việc thổi gió cho game thuần Việt
Năm 2011 cũng là năm mà số lượng game thuần Việt ra mắt nhiều nhất, trải dài từ những cái tên bài bản như SQUAD, Jay Online, TheKing cho tới một số dự án không chuyên như Nuôi thú ảo... Thế nhưng chúng vẫn còn thiếu thứ gì đó thực sự quan trọng để nổi bật lên trước các sản phẩm ngoại nhập.
SQUAD, một trong những dự án thuần Việt tốn kém nhất vẫn còn rất mịt mù tương lai.
Cho đến lúc này, ngoài dự án 7554 của Emobi Games ra thì ngay cả SQUAD là MMO ngốn tiền tấn của VTC Studio vẫn chưa đâu vào đâu (đồ họa tốt nhưng gameplay còn nhiều thiếu sót, dự kiến ra mắt tháng 10 mà chưa thấy đâu). Còn các dự án thuần Việt hạng 2 thì khả năng hút khách chắc chắn còn ít hơn nữa.
Từ nay đến cuối năm, có lẽ sẽ chẳng có cơn địa chấn nào lớn dành cho làng game "made in VN", vì thế ngay từ lúc này chúng ta nên hướng mắt nhìn về năm 2012 thì hơn.
Theo Game Thủ
Lần đầu tại Việt Nam, chơi game giỏi được đặc cách vào Đại học! Có lẽ đây sẽ là bước ngoặt lớn đối với ngành game nước nhà trong lịch sử phát triển gần chục năm. Có lẽ không cần phải nhắc lại thêm nhiều về tình hình khó khăn cùng cực của thị trường game Việt trong hơn 1 năm trở lại đây. Từ chỗ phát triển với tốc độ cao, giờ đây tất cả các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Được kỳ vọng sẽ có bản làm lại, bom tấn gần 10 năm tuổi khiến game thủ thất vọng tràn trề, lý do gây bất ngờ

Xuất hiện phiên bản game "Cờ Tỷ Phú" siêu hiếm, giá sơ sơ khoảng 52 tỷ

MU Lục Địa VNG "lộ diện" những thông tin quan trọng trong bản cập nhật mới

Sea of Remnants - game di động mới của NetEase khiến cộng đồng hoang mang vì... không biết chơi kiểu gì?

Tựa game bom tấn vừa làm lại đã bị ví là thảm họa, đánh giá trên Steam lao dốc nghiêm trọng

Dự đoán Gen.G - HLE: Chuỗi bất bại nguy cơ bị chấm dứt

Trò chơi Pinball huyền thoại của Windows XP bất ngờ hồi sinh trên Android

Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn

Game thủ Việt tuyên bố "váng đầu" GTA 6 phải 500$ mới xứng, phát ngôn sau đó khiến CĐM sốc nặng

Rộ tin đồn Injustice 3 đang được phát triển, sự trở lại của dòng game đối kháng siêu phẩm là đây?

Lịch thi đấu Regular Seasons 2025 mới nhất: T1 rộng cửa vào playoffs

Tuyển thủ Esports "trashtalk" khiến đội tuyển "bay" hàng trăm tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?
Nhạc việt
06:53:18 24/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi khóc mếu ở Miss World, netizen khó hiểu: "Có làm lố không?"
Sao việt
06:45:42 24/05/2025
Đây là diện mạo thật của bạn gái hot girl Huỳnh Hiểu Minh trước khi "dao kéo" 40%?
Sao châu á
06:29:30 24/05/2025
Rộ tin phá sản và nợ lương, tình hình của Quang Linh Store ra sao sau khi "Chủ tịch" bị bắt?
Netizen
06:22:43 24/05/2025
COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch
Thế giới
06:21:53 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
Mỹ nam Việt mất đúng 10s để chứng minh "đẹp hơn AI" là có thật, trời sinh để làm tổng tài ngôn tình
Hậu trường phim
05:54:12 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025