‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
Mưa nặng hạt, gió biển thốc vào lạnh buốt, những con người khốn cùng co ro nằm trên thềm xi măng lạnh, thu mình trên chiếc ghế nhựa bé con, cố vỗ về một giấc ngủ gượng gạo. Cảnh &’ màn trời chiếu đất’ này không biết bao giờ mới chấm dứt.
Ngủ đêm ở thềm Tòa thị chính
Siêu bão Hải Yến đã tàn phá hầu như toàn bộ nhà cửa của cư dân thành phố Tacloban ở hòn đảo Leyte, miền trung Philippines. Mất nhà cửa, một số người dân đi nhặt nhạnh các tấm tôn vương vãi dựng lên chốn dung thân tạm bợ. Số khác vào lánh nạn trong các khu công sở, nhà triển lãm, khu thương mại…
Chỗ ngủ của tác giả
Video đang HOT
Tòa nhà của chính quyền thành phố Tacloban nằm trên một ngọn đồi, dù bị tàn phá nhiều nhưng trong điều kiện chung hiện nay thì nó trở thành một nơi “lý tưởng” cho dân ngủ qua đêm. Trên nền xi măng lạnh buốt hoặc trên những chiếc ghế nhựa, ghế sắt “đau buốt cả lưng”, từng con người khốn khó ngủ chập chờn trong nỗi bất an thường trực và không biết bao giờ mới nguôi. Họ ngủ quây quần theo từng nhóm gia đình, và vào ban ngày, cố gắng bảo vệ nhau.
Hai cha con ông Ludivico Malibago chuẩn bị bữa sáng
Vào đêm hôm qua, phóng viên Thanh Niên đã cùng chung cảnh màn trời chiếu đất với những nạn nhân sống sót sau siêu bão Hải Yến này.
Theo TNO
Giữa Tacloban điêu tàn
Mùi tử khí bao trùm thành phố Tacloban đổ nát sau khi cơn cuồng phong Haiyan càn quét. Bên cạnh những nạn nhân đã chết hoặc mất tích, hàng triệu người ở Tacloban và khắp vùng Leyte đang chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát và sống trong bóng tối, không biết ngày mai sẽ ra sao.
Nhiều người đang trông chờ thực phẩm - Ảnh: Đỗ Hùng
Sau hành trình dài trên biển từ Cebu, tôi tới thành phố Ormoc vào buổi chiều muộn ngày 11.11. Thành phố nhỏ bên bờ biển, dù được che chắn bởi dãy núi cao, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Haiyan. Nhà cửa, cây cối sụp đổ ngổn ngang, điện nước không có. Bắt đầu từ thời điểm này, tôi, cũng giống như mọi người dân ở vùng Leyte ở miền trung Philippines, bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài.
Từ Ormoc, tôi đi xe ôm sang Tacloban, thủ phủ vùng Leyte và là trung tâm của thảm họa mang tên bão Haiyan, mà người Philippines gọi là Yolanda. Sau hành trình dài 3 tiếng đồng hồ, trời sập tối khi chúng tôi đến Tunga, một thị trấn cách Tacloban chừng 40 km. "Các anh đi xuống Tacloban làm gì? Không điện nước, không chỗ ở, không điện thoại, chỉ có xác người ở đó. Nhiều người đói khát, cướp bóc nữa", người phụ nữ mà chúng tôi tình cờ trò chuyện bên đường nói. Thấy tôi hoang mang, bà chủ động: "Anh có thể nghỉ qua đêm ở nhà tôi, sáng mai xuống Tacloban cũng được". Lòng tốt của bà Editha Daang và cậu con trai Anthony đã giúp tôi có được một đêm ấm áp.
Tác giả đi cùng các binh sĩ lục quân Philippines làm nhiệm vụ cứu trợ - Ảnh: T.L
Những thi thể bên đường
Buổi sáng, trời mưa từng đợt, tôi đón xe đò xuống Tacloban. Xe chạy trên những con đường ngập nước, và tràn ngập những con người mất nhà, mất người thân, đang đói khát chìa những cánh tay ra trong vô vọng. "Ở đây có mấy kho gạo, hôm trước người ta phá kho vào mạnh người nào người đó lấy rất nhiều. Hôm qua, tôi và cậu em cũng xuống đây lấy một ít về ăn", anh chàng phụ xe Ricco Peruta kể. "Tất cả mọi người đều đói khát, xe cộ thì không có xăng dầu để chạy. Ở đây, lúc này có tiền cũng không thể làm gì". Xe tới Tacloban. Thành phố thảm họa đón chúng tôi bằng một mùi hôi thối đặc trưng của thi thể người, xác động vật đang phân hủy. Tôi đã từng bắt gặp thứ mùi này khi đi qua những chốn điêu tàn sau trận sóng thần kinh khiếp cuối năm 2004 ở Ấn Độ Dương, giờ đây dễ dàng nhận ra một không gian đầy tử khí.
Tôi xuống xe đò mà trong lòng không hề có một ý niệm rằng mình sẽ đi đâu, về đâu, qua đêm ở đâu. Lang thang một vòng, tôi bắt gặp một đoàn xe của quân đội đi cứu trợ. "Tôi cùng đi được chứ?", tôi hỏi, một anh chàng bận đồ rằn ri da ngăm đen đáp: "Tất nhiên!". Rồi những cánh tay chìa qua thành xe. Và tôi đã có một ngày đi vòng quanh Tacloban, cùng những người lính Philippines, để chứng kiến cái chết mà cơn cuồng phong Haiyan đã gieo xuống thành phố này.
"Chúng tôi bắt đầu lúc 5 giờ sáng, và tới khuya mới trở về doanh trại", đại úy Ian Ampaso thuộc Sư đoàn 8 Lục quân cho biết. Đối với Ian Ampaso và đồng đội, cứu trợ là một công việc dù cực nhọc nhưng vẫn còn dễ chịu. "Mấy hôm trước, mỗi ngày đội chúng tôi thu dọn từ 150 đến 200 thi thể. Thật không thể tưởng tượng nổi", Ampaso thở dài và nhìn dòng người đang đứng vẫy hai bên đường để xin hàng cứu trợ: "Họ cần nước, cần thức ăn, họ cần mọi thứ. Họ thiếu tất cả, chỉ có nỗi đau khổ là dư thừa". Rồi Ampaso bảo rằng một trong những thứ cần nhất hiện tại là máy lọc nước. "Chúng ta chở những chai nước lọc này tới cho họ, nhưng bao nhiêu mới đủ? Chúng tôi đã yêu cầu lên trên cung cấp máy lọc nước".
Hàng cứu trợ gồm gạo, phần lớn mua từ Việt Nam và được trữ sẵn tại các kho trong vùng, dầu ăn, muối, mì sợi, nói chung là bất cứ thứ gì ăn được. Nhưng dòng người tại các điểm phân phát cứ mỗi lúc một dài thêm, biết bao nhiêu cho đủ? Và tại các đường phố, những khu nhà ổ chuột mà xe chúng tôi lướt qua, còn cả trăm, cả ngàn cánh tay đưa lên vẫy gọi trong vô vọng. Làm sao trong chốc lát hàng cứu trợ có thể đáp ứng được tất cả những con người đang đói khát cùng cực này? "Được chút nào hay chút ấy thôi. Để cứu sống tất cả những con người này, cần sự nỗ lực của cả nước và sự hỗ trợ của quốc tế", đại úy Ampaso nói.
Chúng tôi sẽ vượt qua
"Phải năm tháng nữa mới có điện trở lại. Cậu con trai của tôi làm cảnh sát, thằng Anthony ấy, nó kể chính phủ nói vậy", bà chủ nhà tốt bụng Editha nói. Đứa cháu của bà, một nữ sinh của đại học vùng Leyte tại Tacloban, đã nghỉ học vô thời hạn. "Trường của em sập rồi. Nhiều bạn bè của em ở Tacloban. Trong số mấy ngàn người chết, không biết có bạn học của em hay không".
Buổi chiều hôm qua, sau một ngày đi cùng đơn vị của Sư đoàn 8 Lục quân, tôi tới Trung tâm điều phối cứu trợ của LHQ đặt tại Tòa thị chính Tacloban nằm trên một mỏm đồi. Tòa nhà chính quyền đã bị đánh sập, nên tất cả các hoạt động điều phối cứu hộ, cứu trợ đều diễn ra ngoài trời, bên cạnh những ngổn ngang đổ nát. Ở một góc sân, một dòng người rồng rắn đang xếp hàng. Tôi hỏi một quan chức quản lý Trung tâm điều phối về khả năng gửi email từ nơi này. "Anh có thể xếp hàng đằng kia. Chúng tôi mở cửa 24/24, ông ấy chỉ vào dòng người rồng rắn mà tôi thấy ban nãy. Đứng xếp hàng ở đây chắc phải mất chừng 3 tiếng mới đến lượt, nhưng đây là lựa chọn duy nhất tại Leyte. Cả vùng Leyte này, chứ đừng nói là riêng thành phố Tacloban bé nhỏ, đây là điểm truy cập internet duy nhất và cũng là một nơi hiếm hoi mà bạn có thể thấy ánh điện, có chỗ để sạc pin máy tính, máy chụp hình. Điện thoại thì khỏi cần, vì ở chốn này làm gì có sóng điện thoại.
"Xin lỗi, anh là nhà báo à?", một cô gái trẻ ngăm đen, thấy tôi đang gõ lọc cọc máy tính, lân la trò chuyện. Tôi gật đầu và thế là lại đối diện thêm một câu chuyện nữa, trong vô vàn những câu chuyện đau thương giữa xứ sở đổ nát này. "Em là sinh viên. Em và gia đình phải trú ở đây vì nhà đã sập, buổi tối thì nằm dưới sàn này", cô gái tên Mae vừa nói vừa chỉ xuống nền xi măng nhơm nhớp bên ngoài tòa thị chính. "Gia đình bạn an toàn cả chứ?", tôi hỏi. Cô gật đầu: "Nhưng cả gia đình bà dì ruột em thì không biết giờ ở phương nào. Sau bão, em mất liên lạc với họ. Hy vọng họ không nằm trong số những người mất tích". Rồi Mae giải thích: "Em muốn nói chuyện với những người làm báo chí để biết thêm thông tin, chứ gần một tuần nay em như người mù. Chẳng biết gì về thế giới bên ngoài. Mà anh biết con số người chết được công bố chính thức là bao nhiêu vậy?". "Hình như là 1.200 người chết; một số nguồn tin từ cảnh sát nói con số người chết có thể lên tới 10.000 hoặc hơn". Tôi đáp, và lặp lại lần nữa rằng đây là các con số không chính thức mà tôi đã cập nhật cách đây gần 2 ngày. Kể từ khi cập cảng Ormoc vào xế chiều 11.11, tôi cũng bị cắt đứt với thế giới bên ngoài nên chẳng thể cập nhật thêm được gì. Cô gái rùng mình. Tôi muốn câu chuyện nhẹ bớt đi, nên hỏi: "Bao giờ bạn đi học trở lại". "Cũng không biết nữa. Chắc phải vài tháng, nếu không muốn nói là một năm", cô cười buồn, rồi đột nhiên nhìn tôi. "Em sẽ chờ. Và sẽ là người đến lớp đầu tiên trong ngày hôm ấy, để xem bạn bè ai còn ai mất, và để còn nhìn thấy tương lai".
Lời của Mae đau buồn và u uất, nhưng cũng ẩn hiện một niềm tin vào tương lai. Niềm tin này, hồi ban sáng, khi tình cờ ghé vào bệnh viện tư Divine Word, tôi đã gặp nơi nữ bác sĩ Merin Obgyn: "Điêu tàn, sụp đổ, nhưng chúng tôi sẽ vượt qua".
Giúp hơn 100 triệu đồng cho người dân Philippines
Sáng 12.11, ni sư Tâm Nguyệt đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên hỗ trợ 100 triệu đồng và 500 USD cho người dân Philippines bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão tàn khốc Haiyan. Trong đó ni sư Tâm Nguyệt và các phật tử chùa Phổ Hiền, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 100 triệu đồng và ni sư Minh Khai, chùa Từ Hiếu cũng ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 500 USD. Được biết, trong thời gian qua ni sư Tâm Nguyệt và các phật tử chùa Phổ Hiền thường xuyên đóng góp cứu trợ người dân trong và ngoài nước bị thiên tai bão lũ...
Theo TNO
Từ tâm thảm họa Tacloban: Sự khốn khổ sau siêu bão Hải Yến Một ngày đi cùng lực lượng cứu trợ của quân đội và chính phủ Philippines đã giúp phóng viên Thanh Niên Online có cái nhìn sâu hơn về sự khốn khó của người dân Philippines sau siêu bão Hải Yến. Xăng khan hiếm trên toàn vùng Leyte, người chạy xe máy phải vật lộn để có được vài lít xăng Dòng người xếp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen

Ông Trump có thể tăng viện trợ quân sự cho Ukraine

Trung Quốc hạ lãi suất kỷ lục giữa tâm bão thương mại Mỹ - Trung

ISW: "Vừa đánh vừa đàm" với Ukraine, Nga đi nước cờ chiến lược

Ông Trump tiết lộ mối quan hệ khó khăn với ông Zelensky

Ông Trump tiết lộ câu nói đùa của ông Putin về phu nhân Melania

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel
Có thể bạn quan tâm

2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách
Sức khỏe
22:00:22 20/05/2025
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra Nestle' Milo quảng cáo gắn "thử nghiệm lâm sàng"
Tin nổi bật
21:52:49 20/05/2025
Động thái "lạ" của công ty chủ quản, nhãn hàng sau khi Thùy Tiên bị khởi tố
Sao việt
21:41:31 20/05/2025
Lý Vũ Xuân: Ca sĩ hàng đầu Cbiz, thượng khách không ai dám đụng của LHP Cannes
Sao châu á
21:35:31 20/05/2025
Mẫu smartphone Xiaomi khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên
Đồ 2-tek
21:33:59 20/05/2025
Chuyên gia lý giải nguyên nhân khủng hoảng tình cảm của gia đình Beckham
Sao âu mỹ
21:24:08 20/05/2025
Rodri giải cứu Manchester City?
Sao thể thao
21:12:01 20/05/2025
Lương Thu Trang choáng vì bị bạn diễn tát liên hồi, 2 ngày sau mặt vẫn còn sưng
Hậu trường phim
21:04:14 20/05/2025
Sau 3 lần chồng cũ đưa con đi viện, tôi đau đớn nhận ra bài học đắt giá
Góc tâm tình
20:52:00 20/05/2025
Duy Hưng - Lương Thu Trang "về chung một nhà" trong Dịu dàng màu nắng
Phim việt
20:49:08 20/05/2025