Màn ‘xé rào’ trong điều hành ngân hàng của ông Phạm Công Danh
Tái cấu trúc ngân hàng đang lỗ mấy nghìn tỷ một năm thành ngân hàng mới bằng chiêu kêu gọi gửi tiền với lãi suất vượt trần, ông Danh còn ký các hợp đồng khống để rút tiền trái phép… gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng.
Chiều 21/7, bước sang ngày làm việc thứ ba TAND TP HCM mới công bố xong bản cáo trạng truy tố ông Phạm Công Danh (51 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và 35 đồng phạm.
Là người đầu tiên được xét hỏi, Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên tổng giám đốc VNCB) đồng ý việc bị truy tố về 2 tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng việc giao dịch với bà Trần Ngọc Bích đã được giải ngân trước đó 5.190 tỷ đồng và giao dịch này không có chữ ký.
Nguyên tổng giám đốc VNCB cho biết, sau khi học chuyên ngành kiến trúc và quản trị kinh doanh tại Đức, đầu năm 2000 ông về Việt Nam làm giám đốc cho một số doanh nghiệp trong nước. Đến năm 2005, làm giám đốc của VPBank. Ông cũng từng làm Tổng thư ký hiệp hội BĐSVN. Đến tháng 2/2013 mới chính thức làm việc tại Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank – tiền thân của VNCB).
Quá trình xét xử, sức khỏe ông Danh không được tốt nên được bố trí đội ngũ y, bác sĩ chăm sóc. Ảnh: X. D.
Mai khai quen ông Danh cuối 2011, được ông mời viết đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Danh đề xuất ý tưởng liên kết các tổ chức xây dựng thành lập một ngân hàng chuyên ngành hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản. Để viết đề án này, Mai mất một năm, đến tháng 5/2013 mới hoàn chỉnh.
Ông Danh cho Mai biết rõ tình hình tài chính của Ngân hàng Đại Tín lúc này lỗ lũy kế khoảng 8.000 tỷ đồng, vốn khoảng 2.000 tỷ. Số dư nợ khoảng 11.000 tỷ trong đó 95% không có khả năng thu hồi. Mỗi năm ngân hàng lỗ khoảng 2.000 đến 2.500 tỷ. Từ đó Mai gợi ý với ông Danh xây dựng sàn giao dịch vật liệu xây dựng, liên kết 4 nhà đầu tư, ngân hàng. Nâng số vốn đầu tư ban đầu, cộng thêm sử dụng nhóm cổ đông của Thiên Thanh để duy trì hoạt động và tái cơ cấu Đại Tín.
“Bị cáo chỉ viết đề án, không tham gia vào các khoản tài chính. Ông Danh trả cho bị cáo khoảng 3,2 tỷ đồng tiền công “, Mai khai và cho biết “rất sốc khi bắt tay vào tái cơ cấu Đại Tín là một ngân hàng 0 đồng”.
Để thu hút khách hàng, ông Danh và Mai đã nâng lãi suất cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bị cáo Mai cho rằng đây là tình trạng chung của một số ngân hàng yếu kém tại thời điểm đó. Từ 8% lãi theo quy định, Đại Tín thỏa thuận với khách là trên 13% một năm. Khoản phí chăm sóc khách hàng được trả ngay khi gửi tiền và không cần có giấy tờ. Với cách thức này Đại Tín đã thu hút được vốn và có sự tăng trưởng hàng quý là 5%.
Toà hỏi vì sao biết rõ ông Danh không đủ khả năng chi trả, nắm rõ tài chính của Đại Tín… nhưng Mai vẫn hợp tác, và bắt đầu từ việc rút hơn 63 tỷ đồng của VNCB thông qua việc nâng cấp hệ thống Corebanking để lấy tiền chăm sóc khách hàng? Bị cáo Mai trả lời, khi mới về Đại Tín thì ngân hàng này chưa đặt vào tình trạng kiểm soạt đặc biệt.
Theo Mai, ngoài việc nâng lãi suất để thu hút khách hàng, ông Danh đã bỏ tiền túi để tiếp tục duy trì hoạt động của ngân hàng. Ông Danh yêu cầu tìm giải pháp đưa Đại Tín thoát khỏi tình trạng ngân hàng “0 đồng” nên Mai dùng giải pháp nâng cấp hệ thống Corebanking. Với cách này, nhóm của Danh đã che mắt được ban kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước được 2 tuần thì bị phát hiện. Mai và một số cấp dưới khuyên ông Danh dừng lại vì tiền chi chăm sóc khách hàng quá lớn.
“Tôi tiếc cho bị cáo vì được đào tạo bài bản ở nước ngoài với trình độ quản lý tầm cấp quốc gia, nhưng khi tham gia tái cấu trúc một ngân hàng 0 đồng phải thực hiện những hành vi trái pháp luật”, chủ toạ nói và tiếp tục thẩm vấn Mai về việc chủ trương phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh.
Video đang HOT
Bị cáo Mai là người đầu tiên được mời lên thẩm vấn. Ảnh: H. D.
Đối với việc ủy thác đầu tư cho 3 công ty của Quỹ Lộc Việt 900 tỷ mua 900 trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Mai nói do bị áp lực chăm sóc khách hàng, các khoản nợ xấu (trong đó nợ xấu của nhóm Phú Mỹ mỗi ngày lỗ 5-6 tỷ đồng) nên phải tìm ra các giải pháp để ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Việc dùng tiền của VNCB mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh là nhằm mục đích cuối cùng tiền phải trở về VNCB. Mai thừa nhận là người chỉ đạo chuyên môn, đưa ra các biện pháp chứ không trực tiếp thực hiện.
Tương tự, các đồng phạm khác với ông Danh như Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (nguyên trưởng ban kiểm soát VNCB), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), Phan Minh Tùng (phụ trách tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh)… đều thừa nhận thực hiện các hành vi sai phạm theo chỉ đạo của ông Danh.
Là người cuối cùng được hỏi, bị cáo Trần Văn Bình (50 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Trung Dung) – bị cáo buộc về hành vi ký khống hợp đồng thuê mặt bằng với Ngân hàng Xây dựng giúp Danh rút hơn 400 tỷ đồng – vốn là tài xế cho các sếp Tập đoàn Thiên Thanh từ năm 2009. Bị cáo mới học hết lớp 7 nhưng sau này được ông Danh và lãnh đạo tập đoàn nhờ làm Giám đốc công ty Trung Dung.
Bị cáo nói rằng không biết vì sao mình được làm giám đốc, không biết những hoạt động cơ bản của công ty, chỉ làm theo chỉ đạo của sếp. Đến cuối năm 2012, ông mới hay mình làm tới chức Tổng giám đốc. “Bị cáo cũng không biết việc thuê mặt bằng mà bộ phận kế toán tài chính đưa cho ký. Bị cáo chỉ nhận và ký theo cấp trên, cũng không biết trong tài khoản của công ty do mình đứng tên có hơn 403 tỷ và sau này còn 201 tỷ”, ông Bình khai và khẳng định không biết mình đã ký vào các lệnh chuyển tiền và hợp đồng nào.
Theo kết quả điều tra, Công ty Trung Dung là một trong số hàng chục công ty do Danh lập ra rồi thuê người làm giám đốc nhưng không hoạt động kinh doanh. Chủ yếu để cựu Chủ tịch VNCB sử dụng các pháp nhân hoạt động trái phép.
Trong phạm vi vụ án này, ông Danh và đồng phạm bị cáo buộc trong quá trình tham gia tái cấu trúc Ngân hàng Xây dựng đã thực hiện hàng loạt sai phạm gây thiệt hại số tiền 9.000 tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi sai phạm của ông và các đồng phạm còn bị tách ra để xử lý trong một vụ án khác.
Dự kiến phiên toà kéo dài trong một tháng.
Hải Duyên
Theo VNE
Những "mắt xích" quan trọng trong vụ án Phạm Công Danh
Hôm nay 19/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh chính thức đưa ra xét xử vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.100 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB)
Những "mắt xích" quan trọng trong vụ án Phạm Công Danh
Chúng tôi xin điểm lại những những điểm quan trọng của vụ án để độc giả tiện theo dõi.
Rút ra hơn 12.000 tỷ, gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.100 tỷ
Trong vụ án này, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã thực hiện 7 phi vụ rút tiền tổng cộng 12.057 tỷ đồng ra khỏi VNCB và khiến ngân hàng thiệt hại 9.133 tỷ đồng.
Cụ thể, trong việc làm khống hồ sơ nâng cấp hệ thống Corebanking rút ra và làm thiệt hại 62,276 tỷ đồng.
Vụ lập hồ sơ khống thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành, P15, Q.10 Tp.HCM rút ra 201,6 tỷ đồng nhưng đã hoàn trả được 20 tỷ đồng và còn thiệt hại 181,6 tỷ đồng.
Lập hồ sơ khống thuê trụ sở 816 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10 TpHCM rút ra và làm thiệt hại 400 tỷ đồng.
Rút tiền không có chữ ký của chủ tài khoản nhóm Trần Ngọc Bích 5.190 tỷ đồng
Rút 300 tỷ đồng khỏi ngân hàng không có hồ sơ vay (liên quan đến 6 sổ tiết kiệm của 3 cá nhân thuộc nhóm Dr Thanh) làm thiệt hại 300 tỷ.
Rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, gây thiệt hại 903 tỷ đồng.
Nâng khống giá trị các tài sản đảm bảo để vay trực tiếp tại VNCB 5.000 tỷ đồng. Khoản tiền này đã tất toán 300 tỷ đồng, có tài sản được định giá có lợi nhất cho bị can trị giá 2.605 tỷ đồng, VNCB thiệt hại 2.096 tỷ đồng.
Làm giả hồ sơ, nâng khống tài sản, chi trả lãi suất vượt trần...
Trong các hành vi rút tiền và gây thất thoát hơn 9.000 tỷ cho VNCB có thể thấy rõ các sai phạm đó là làm giả hồ sơ, nâng khống tài sản, chi trả lãi suất vượt trần.
Trong đó, Phạm Công Danh đã cho làm giả hồ sơ để rút tiền qua việc nâng cấp hệ thống corebanking; nhờ người thân và lập ra các công ty "ma" để gửi tiền của VNCB sang ngân hàng khác rồi rút tiền về.
Liên quan bất động sản, Phạm Công Danh làm khống hồ sơ để thuê trụ sở trong 20 năm nhưng chi trả một lần với số tiền hơn 600 tỷ đồng hay nâng khống giá trị các lô đất tại Đà Nẵng làm tài sản đảm bảo để vay VNCB 5.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong các lời khai liên quan đến việc rút tiền của ngân hàng còn nhắc đi nhắc lại chủ trương chi trả lãi ngoài để hút người gửi tiền của lãnh đạo VNCB. Điển hình như khoản tiền gửi của nhóm bà Trần Ngọc Bích, Danh khai chi trả lãi thêm 2-4%/tháng tùy từng thời điểm và đã chi trả tới 2.500 tỷ đồng lãi ngoài.
20 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng, 16 bị can còn lại là Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty
Theo kết luận điều tra, Phạm Công Danh nắm giữ tới gần 85% vốn của VNCB (sau khi nhận chuyển nhượng từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) và có quyền quyết định đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Trong đại án, ông Danh cũng là người chịu trách nhiệm chính, các bị can còn lại chỉ là người làm thuê cho Danh, là nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh.
Trong 36 bị can thì Phạm Công Danh và Phan Thành Mai là hai người giữ trọng trách cao nhất tại Ngân hàng Xây dựng. Cả thành viên Hội đồng quản trị Mai Hữu Khương và trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Quốc Viễn cũng bị truy tố. Tổng cộng có 20/36 bị can nguyên là cán bộ của Ngân hàng Xây dựng.
Những bị can còn lại đều là sếp của các công ty được lập ra hoặc được dùng để phục vụ lợi ích của Phạm Công Danh. Đáng chú ý, vì là các công ty "ma" nên có người là lái xe, là bảo vệ ở Tập đoàn Thiên Thanh cũng được...bổ nhiệm làm Giám đốc.
"Nhân vật" Trang Phố Núi
Ngoài ra, một nhân vật được nhắc tới nhiều trong đại án này là Phạm Thị Trang (tức Trang Phố Núi). Tuy nhiên, Phạm Thị Trang đã xuất cảnh ra nước ngoài từ 29/7/2014 nên không lấy được lời khai của Phạm Thị Trang mà chỉ có lời khai của Phạm Công Danh, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, cơ quan công an thấy không đủ chứng cứ, căn cứ để xử lý hình sự.
Theo lời khai của các bị can nói trên thì trong vụ rút hơn 63 tỷ đồng do lập hồ sơ nâng khống hệ thống corebanking, Phạm Thị Trang là cố vấn cho Phạm Công Danh. Công ty An Phát của ông Phạm Việt Thép (là nhân viên Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Lam Giang, là anh trai của Phạm Thị Trang) lập ra để cho Danh mượn pháp nhân hợp thức hóa việc ký hợp đồng nâng cấp hệ thống corebanking nhằm rút tiền của VNCB.
Còn trong vụ liên quan rút 5.190 tỷ đồng không có chữ ký của nhóm Trần Ngọc Bích, Phạm Thị Trang cũng góp mặt.
Cụ thể, Trang Phố Núi là người mời Trần Ngọc Bích gửi tiền ở TrustBank (tên cũ của VNCB) và Trần Ngọc Bích đồng ý. Khi muốn vay tiền thì Trang thỏa thuận, thống nhất với Trần Ngọc Bích việc cầm cố sổ tiết kiệm, điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản do Trang chỉ định và đến hạn trả nợ thì Trần Ngọc Bích thống nhất với Trang chuyển trả tiền vào tài khoản do Bích chỉ định. Trong thời gian này, hai bên đã đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, giải ngân hơn 17.700 tỷ đồng vào tài khoản của Bích tại VNCB, trong đó hơn 16.260 tỷ đồng đã được chuyển lại vào tài khoản của Danh. Các khoản vay của nhóm Bích sau đó đã được tất toán, nhưng đến cuối tháng 8/2013 khoản tiền 5.190 tỷ đồng trong nhóm tài khoản của Bích lại bị rút ra không có chữ ký của chủ tài khoản và chuyển sang tài khoản của Danh.
"Phá nát" ngân hàng
Theo cáo trạng, kể từ khi nhóm của Phạm Công Danh quản trị, điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng này không khả quan mà theo chiều hướng ngày càng thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu có khả năng mất vốn tăng cao và thanh khoản luôn ở mức báo động.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra, ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo BCTC ngân hàng Xây dựng năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.
Theo BCTC năm 2013 đã kiểm toán, ngân hàng ghi nhận lỗ lũy kế 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỷ đồng, tổng tài sản là 16.745 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm sẽ kéo dài trong 3 tuần. Chúng tôi sẽ thông tin liên tục đến bạn đọc những diễn biến của phiên xét xử.
Theo Infonet
Hôm nay 19.7, xét xử 'đại án' Phạm Công Danh Sáng nay (19.7), TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm vụ án "cố ý làm trái..." và "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" đối với bị cáo Phạm Công Danh. Hôm nay 19.7, xét xử &'đại án' Phạm Công Danh Ông Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre

Cả làng bật đèn suốt đêm cùng công an bủa vây truy bắt nghi phạm giết người

Vừa ra khỏi quán karaoke, 2 thanh niên bị đâm thương vong

Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi

Cứu sống nam thanh niên bất ngờ bị ngã từ cầu Việt Trì xuống sông Lô

Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo

Bị phạt vì tổ chức giải bóng đá không xin phép, quảng cáo trang cá cược

11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người

Thanh niên có "bề dày" tiền án, tàng trữ súng để phòng thân

Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án

Nghi án chồng dàn cảnh bị cướp để chiếm đoạt tiền, vàng của vợ

Thủ đoạn thâu tóm mỏ cát Pha Lê cùng nhát dao đoạt lại ghế chủ tịch công ty
Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025
Dàn sao Việt đua nhau check-in concert Lady Gaga: Văn Mai Hương bị cười chê, Trấn Thành thì khóc
Nhạc quốc tế
12:46:58 22/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi sẽ vào Top 10 Miss World 2025?
Sao việt
12:37:52 22/05/2025
Xuống phố sành điệu với những mẫu túi đeo chéo
Thời trang
12:14:51 22/05/2025
Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng
Thế giới số
12:10:41 22/05/2025
iPhone fullbox giá từ 15 triệu đồng, màu hồng đẹp mãn nhãn
Đồ 2-tek
12:07:28 22/05/2025
Chủ căn nhà 1.000 m không chịu di dời dù được bồi thường hơn 5,8 tỷ đồng, tuyên bố: "Chúng tôi muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi"
Lạ vui
12:03:16 22/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng ghi điểm tuyệt đối bởi món quà siêu tinh tế tặng chồng, chuẩn "dâu Việt", 100 điểm chân thành!
Sao thể thao
11:54:49 22/05/2025
Đừng lắp camera an ninh ở những nơi này
Sáng tạo
11:43:49 22/05/2025