Mảnh đất giáo dục đang rất… màu mỡ
Trong kinh doanh, có lẽ kinh doanh trong giáo dục là an toàn và lời nhất. Lĩnh vực này ít xảy ra rủi ro, đầu tư cũng không nhiều nhưng lãi thì cứ thu đều đều.
Hiện cả nước có tới hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên đang học tập và giảng dạy trong các nhà trường.
Việc học tập không chỉ đối với học sinh, sinh viên mà cán bộ, giáo viên trong các nhà trường cũng liên tục phải đi học nâng cao, học bồi dưỡng, học để bổ sung chứng chỉ, bằng cấp theo quy định.
Chính vì nhu cầu học tập để vào đời, học tập để để đảm bảo công việc thành ra nhiều trường, nhiều trung tâm đào tạo cũng mọc ra để đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng học tập.
Nhu cầu về bằng cấp, chứng chỉ không chỉ với học sinh, sinh viên mà cả với giáo viên (Ảnh minh hoạ: binhlieu.quangninh.gov.vn)
Người học thì đương nhiên phải đóng tiền, những nhà cung cấp dịch vụ thì đương nhiên sẽ thu lợi. Những giá trị cốt lõi không được chú trọng, những hư danh, bằng cấp cứ mãi ám ảnh nhiều người.
Khi còn đi học phổ thông, ngoài giờ học trên lớp thì học sinh mải mê học thêm ở nhà thầy cô, ở các trung tâm gia sư và trung tâm ngoại ngữ. Không học thì không bằng bạn bè, không thi thố được.
Ngoài việc dạy thêm “chính đáng” ở nhà trường thì hàng loạt trung tâm gia sư, trung tâm ngoại ngữ mọc lên khắp các thành phố.
Không mấy trung tâm lấy tên tiếng Việt bởi đa phần đều gắn mác với vài chữ tiếng Anh để tạo sự trang trọng cho trung tâm của mình và đương nhiên cũng để tạo sự hấp dẫn đối với phụ huynh, với học sinh.
Tất nhiên, khi đến với các trung tâm này thì mức học phí rất cao, mỗi buổi học vài chục nghìn đồng, thậm chí các lớp ôn thi cuối cấp và các trung tâm ngoại ngữ thì mỗi ca học 90 phút của học sinh được tính bằng tiền trăm.
Không chỉ các trung tâm gia sư, ngoại ngữ mà nhiều trường quốc tế cũng được thành lập với mức học phí lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hơn nửa tỉ đồng/ năm.
Có những trường quốc tế được đào tạo bài bản nhưng cũng có rất nhiều trường chỉ yếu là đưa nhãn mác vào để đánh lừa phụ huynh.
Video đang HOT
Người học không biết thu nạp được bao nhiêu kiến thức nhưng rõ ràng các trung tâm này thu bộn tiền và chắc chắn một điều là họ có lãi cao.Sau sự việc học sinh bị tử vong trên xe ô tô của trường quốc tế Gateway thì đến nay hàng loạt trường quốc tế đã âm thầm tháo đi chữ “quốc tế” để trở về với bản chất thật của nó.
Chính vì lãi cao nên nhiều người không chỉ mở một trung tâm mà họ mở rộng ra nhiều trung ở các địa bàn khác nhau để phát triển mạng lưới của mình.
Hết học phổ thông lên đến đại học thì ngoài chuyện học ở giảng đường, 100% sinh viên phải đến với các trung tâm ngoại ngữ và trung tâm tin học để học chứng chỉ theo quy định.
Ai là người dạy ở các trung tâm này, cũng chính các thầy cô đang dạy mình ở trên trường được các trung tâm thuê dạy. Thành ra, vẫn là “quân ta” cả nhưng lại vô tình làm giàu cho các cá nhân đứng ra mở trung tâm.
Tại sao các trường đại học đều dạy tiếng Anh với số lượng học phần (tín chỉ) nhiều nhất mà lại không được công nhận đã hoàn thiện chương trình học? Sao phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định mới được cấp bằng đại học?
Nếu được công nhận đã hoàn thiện chương trình ngoại ngữ trong trường đại học thì có phải là đỡ tốn kém cho sinh viên hay không? Sau khi ra trường, ai có nhu cầu học, ai muốn được tuyển dụng vào các ngành cần chuyên sâu về ngoại ngữ thì để họ tự nguyện học tập.
Những giáo viên ra trường trước đây, đã đi dạy hàng chục năm trời vẫn phải miệt mài đi học chứng chỉ.
Nhiều người có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học A, B rồi nhưng vì sợ mất việc nên lại đua nhau đi học A2, B1; tin học cơ bản để hoàn thiện bằng cấp bởi văn bản Bộ Nội vụ đã ban hành, các trường học đã triển khai đến giáo viên.
Bây giờ, người ta không thông báo tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm mà toàn gửi qua email của các nhà trường phổ thông.Nhất là mấy năm nay cứ đến hè thì các trường đại học sư phạm lại gửi thông báo chiêu sinh các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Tất nhiên, khi đã được cấp trên thông qua, gửi thông báo đến nhà trường thì giáo viên đành phải miễn cưỡng đi học.
Nhiều nơi còn bắt buộc tất cả giáo viên phải đi học để lấy chứng chỉ, người không đi thì bị dọa tới năm 2021 sẽ tinh giảm biên chế. Vì thế, nhiều giáo viên phải lo “đón đầu” kẻo ảnh hưởng đến công việc trong tương lai…
Trong kinh doanh, có lẽ kinh doanh trong giáo dục là an toàn và lời nhất. Lĩnh vực này ít xảy ra rủi ro, đầu tư cũng không nhiều nhưng lãi thì cứ thu đều đều.
Các lớp học thêm có thể mở ở trường, có thể mở ở nhà giáo viên hoặc thuê một cái nhà rộng là có thể thể thành một trung tâm gia sư.
Các trường đại học, các trung tâm ngoại ngữ, tin học có thể mở lớp tại trường, có thể liên kết mở lớp ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, thậm chí mượn nhà Trưởng phòng Giáo dục làm nơi thi học phần…cũng xong.
Bộ càng quy định giáo viên phải có thêm chứng chỉ, văn bằng thì nhiều tổ chức, cá nhân càng chớp thời cơ để nắm bắt cơ hội mở lớp.
Một bên phải hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ, một bên chỉ cần lợi nhuận nên đa phần khi học viên đăng ký học là bên chiêu sinh đã cam kết “bao đậu” thì chất lượng làm gì được chú trọng.
“Mảnh đất” giáo dục vì thế mà trở nên trù phú, màu mỡ hơn bao giờ hết!
THANH AN
Theo giaoduc.net
Chọn trường, cách học trực tuyến bằng MBA quốc tế
Xu hướng học trực tuyến với những ưu điểm vượt trội đang thu hút khá nhiều người thời gian gần đây.
Tuy nhiên, với những chương trình đào tạo MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) của các tổ chức quốc tế, người học cần tìm hiểu kỹ nơi đào tạo, nhu cầu bản thân và giá trị tấm bằng được cấp.
Ảnh minh họa
Dễ tiếp cận với chi phí hợp lý
Thời đại công nghệ 4.0, mạng internet đã mở ra cơ hội tăng trưởng cho tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Trong giáo dục cũng vậy, xu hướng học tập trực tuyến nở rộ, bởi có thể giúp người học trong nước tiếp cận được nguồn tri thức quốc tế mà không phải xuất ngoại khi học, với chi phí ở mức cũng khá hợp lý.
Ông Trần Tam Anh, nhân viên hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline), người từng theo học chương trình MBA của Trường Đại học UBIS Thụy Sĩ (University of Business & International Studies), chia sẻ: "Ưu điểm của phương pháp học trực tuyến như tiết kiệm thời gian, chi phí, có thể chủ động trong học tập... nhưng bản thân phải có tính tự giác cao và phải quản lý được thời gian thật tốt.
Tôi đăng ký học 2 môn, nhận thấy kiến thức tiếp thu khá tốt, đồng thời cách học cũng khác nhiều so với cách học trước đây, với học phí trọn gói 5.400USD. Khi đó, tôi ký 3 hợp đồng với UBIS, là nơi trực tiếp đào tạo học viên; với bên tư vấn để biết nắm rõ thông tin chương trình học, pháp nhân trường, giá trị tấm bằng do trường cấp, nơi hỗ trợ việc học, cách thức học thành công chương trình...; và với Viện Quản lý Kinh doanh Quốc Tế (IBM) về việc hỗ trợ học tập, cung cấp kiến thức giúp học viên tiếp cận với phương thức học tập mới".
Đó là học phí của trường này cách đây 7 năm, còn hiện tại, mức học phí trọn gói chương trình MBA trực tuyến của trường vào khoảng 7.000USD, gồm lệ phí tư vấn 250USD, học phí của IBM 1.200USD và học phí bên UBIS 5.400USD. Thời gian học từ 16-18 tháng, nhưng do học theo tín chỉ nên người học nếu cần có thể tăng tốc hoàn thành sớm.
Người học cũng có thể đăng ký trực tuyến với UBIS mà không cần thông qua sự hỗ trợ của IBM, hoặc bên tư vấn nhằm giảm thiểu chi phí học tập, nếu cảm thấy tự tin về kiến thức phục vụ cho mục tiêu học tập trực tuyến.
Thận trọng "trường ma", kém chất lượng
Khảo sát thực tế của ĐTTC cho thấy, tại TPHCM hiện có khá nhiều chương trình học tập trực tuyến của các trường nước ngoài, đặc biệt là đối với chương trình học lấy bằng thạc sĩ quốc tế. Tuy nhiên, rất ít chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GD-ĐT) công nhận, trong khi quốc tế "muốn thì được".
Ông Nguyễn Quang Tánh, Giám đốc CTCP Dịch vụ Đào tạo và Tư vấn Du học, học trực tuyến đang trở thành xu hướng khi mỗi ngày có từ 10 đến 20 lượt người đến công ty tìm hiểu thông tin về các chương trình học, nhất là các chương trình đào tạo MBA của các trường đại học nước ngoài.
Tuy nhiên, do trước đây đã có rất nhiều người chọn nhầm "trường ma", trường kém chất lượng đến khi cấp bằng mới biết là bằng giả và bằng không có giá trị quốc tế. Do vậy đối với những trường nước ngoài, người học cần xác nhận 2 thông tin: trường được Bộ Giáo dục của quốc gia đó công nhận và được tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín công nhận hay không.
"Người học cũng nên chọn trường có thứ hạng phù hợp với năng lực và tài chính để theo học. Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc học trực tuyến là phương pháp rất phù hợp cho những người bận rộn đang làm tại công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước. Nếu không bắt buộc bằng MBA phải được Bộ GD&ĐT công nhận thì hình thức học này sẽ là lựa chọn tốt về chi phí, thời gian, kiến thức quốc tế..." - ông Nguyễn Quang Tánh khẳng định.
Theo khuyến nghị của TS Phạm Quang Vinh, Viện trưởng Viện IBM, trước khi đăng ký học trực tuyến các chương trình của các trường nước ngoài, học viên cần xác định rõ nhu cầu học để làm gì. Mục đích học để tiếp thu tri thức quốc tế phục vụ cho nhu cầu công việc, phát triển bản thân, hay nhằm có thêm tấm bằng bổ sung vào hồ sơ làm việc để được tăng lương...
"Khi đã chọn được trường có tổ chức kiểm định cao, xác định được mục tiêu học và khả năng của mình hiện tại có đủ sức tham gia chương trình hay không, lúc đó người học mới quyết định tham gia chương trình.
Bằng cấp không phải là phép màu giúp bạn thành công trong cuộc sống hiện tại, mà nó là một quá trình tích lũy kinh nghiệm, học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu và ứng dụng kết quả vào trong công việc của mình. Vì thế, học chương trình trực tuyến hay tại chỗ không quan trọng bằng cách thức và thái độ tham gia chương trình đó" - TS Phạm Quang Vinh.
Đỗ Doãn
Theo saigondautu
Từ vụ đại náo sân bay bàn về chuyện dạy con Trên các kênh thông tin, khi bàn về clip nữ đại úy công an Lê Thị Hiền lăng mạ nhân viên hàng không, nhiều ý kiến lên tiếng về trường hợp đứa bé con của bà đại úy, cháu là nạn nhân của chính mẹ mình. Những yêu ghét luận bàn rồi cũng qua đi, nhưng điều còn lại chính là tâm lý...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025