Mạo danh cục phó tình báo để lừa đảo và lời khai về chiếc xe được Vũ ‘Nhôm’ tặng
TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản , làm rõ hành vi mạo danh cán bộ công an để nhận tiền tỷ “ chạy án ”.
Quá trình tố tụng, lời khai của bị cáo về xe biển số xanh được Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”) tặng đã được đề cập.
Sau nhiều ngày xét xử, ngày 13/6, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Lương Ngọc Dũng (SN 1976, ở Hà Nội) mức án 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án, Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Hải Anh (SN 1969, ở Hà Nội), Nguyễn Huy Toàn (SN 1994, ở Thái Nguyên), Nguyễn Văn Hùng (SN 1974, ở Bắc Ninh), Lương Văn Thước (SN 1978, ở Hà Nội), Nguyễn Đức Thịnh (SN 1975, ở Hà Nội) mức án từ 3- 16 năm tù về cùng tội danh.
Mạo danh là cục phó tình báo để lừa đảo
Vụ án bắt đầu vào ngày 1/12/2022, khi anh Nguyễn Văn Toản bị Công an tỉnh Bắc Ninh tạm giữ hình sự và tạm giữ 1 chiếc ô tô hiệu Peugeot về hành vi đánh bạc. Với mong muốn lo cho chồng không bị xử lý hình sự và được trả lại chiếc xe ô tô của gia đình, chị Lê Thị H. (vợ anh Toản) đã tìm người có quan hệ để xử lý việc của chồng.
Thời điểm đó, chị H. được người quen giới thiệu gặp Lương Ngọc Dũng. Dù không phải là cán bộ trong ngành Công an, Dũng tự giới thiệu mình là cục phó tình báo thuộc Bộ Công an, còn Nguyễn Hải Anh là vợ và Nguyễn Huy Toàn là thư ký của Dũng.
Khi chị H. đặt vấn đề muốn Dũng giúp “chạy án” cho chồng để anh Toản được “trắng án” và gia đình được nhận lại chiếc xe ô tô, Dũng nói chị H. mọi việc cứ liên lạc với Toàn.
Ngày 4/12/2022, Toàn yêu cầu chị H. chuẩn bị 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng) mang đến đưa cho Dũng để ngay trong ngày 5/12/2022, Dũng và Hải Anh sẽ lo cho anh Toản “trắng án”, trả tự do và được nhận lại xe ô tô.
Do tin tưởng bị cáo, tối ngày 4/12/2022, chị H. đã mang 100.000 USD đến giao cho Dũng và Hải Anh tại nhà của Dũng ở phố Lạc Long Quân, Hà Nội. Sau khi nhận tiền của chị H., Dũng lấy 20.000 USD (tương đương hơn 473 triệu đồng) để ăn tiêu.
Quá trình “chạy án” không thành và chiếm đoạt tiền
Ngày 5/12/2022, Dũng và Hải Anh nhờ Nguyễn Đức Thịnh (khi đó đang công tác trong ngành công an) và đưa cho Thịnh 10.000 USD (tương đương hơn 236 triệu đồng) để nhờ “chạy án” cho chồng chị H.
Để tạo lòng tin, Thịnh nói với Dũng và Hải Anh đã đến gặp và đưa tiền cho lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh để lo công việc rồi chiếm đoạt số tiền trên. Đến ngày 7/12/2022, chị H. thấy Dũng, Hải Anh và Toàn không thực hiện được lời hứa nên đã nhắn tin, gọi điện đòi tiền nhưng không được.
Video đang HOT
Nhằm tiếp tục giải quyết công việc, Dũng và Hải Anh đã nhờ bị cáo Lương Văn Thước và Nguyễn Văn Hùng tìm cách giúp đỡ.
Lợi dụng việc mình có cháu dâu đang làm tại VKSND TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) nên Hùng đã nói với Dũng, Hải Anh và Thước sẽ lo được cho anh Toản tại ngoại với chi phí 400 triệu đồng.
Ngày 9/12/2022, tại quán cà phê gần VKSND TP Bắc Ninh, Hải Anh đã đưa cho Hùng 20.000 USD (tương đương hơn 473 triệu đồng) và 14 triệu đồng để Hùng giải quyết công việc. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, Hùng đã sử dụng cho mục đích cá nhân.
Xe biển nền xanh và lời khai liên quan Vũ “nhôm”
Ngày 19/1/2023, giáp Tết Nguyên đán, anh Toản được thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lãnh do chị H. có đơn xin bảo lãnh. Khi biết anh Toản được tại ngoại, Hùng đã chia cho Thước 30 triệu đồng trong tổng số tiền hơn 487 triệu đồng Hùng nhận của Hải Anh.
Về phía chị H., sau khi biết mình bị lừa, ngày 23/5/2023, chị đã gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng đến Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội.
Theo cáo buộc, tổng số tiền mà Nguyễn Hải Anh, Lương Ngọc Dũng và Nguyễn Huy Toàn chiếm đoạt của chị H. là 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng).
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an xác định bị cáo Dũng có 1 biển xe nền xanh, có phù hiệu công an mang tên “Lương Ngọc Dũng – Phó Cục trưởng”.
Tại cơ quan điều tra, Dũng khai biển xe này do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”) cho Dũng để làm kỷ niệm. Kết quả xác minh tại Bộ Công an cho thấy, không có cán bộ nào tên Lương Ngọc Dũng, và không có cán bộ nào được cấp biển xe trên.
Hàng nghìn người mất trắng tài sản sau giấc mơ 'giàu nhanh': Tiền đã về tay ai?
Bất chấp hàng loạt cảnh báo từ cơ quan chức năng, cơn sốt "làm giàu nhanh" nhờ tiền ảo vẫn cuốn phăng hàng nghìn người vào cạm bẫy.
Mới đây, một loạt chuyên án được triệt phá, vén màn nhiều đường dây lừa đảo tinh vi.
Giấc mơ tỷ phú và những cú ngã bạc tỷ
Ngày 9/5, Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá một nhóm tội phạm hoạt động trên không gian mạng với chiêu trò "cắt đá tìm ngọc".
Nhóm đối tượng lập các trang Fanpage "Phỉ thúy thiên bảo", "Đá đến đổi vận", "Đá Ngọc thô", "Đồ trang sức giàu có", "Đá may mắn" để tổ chức livestream cá cược cắt đá với mục đích tìm ra ngọc quý. Sau đó, đối tượng kêu gọi người xem tham gia mua suất đặt cược rồi chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Vũ Văn Hải tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Quảng Ninh
Cầm đầu đường dây là Trần Thị Chi và Vũ Văn Hải. Sau khi câu kết với các đối tượng người Trung Quốc, Chi và Hải thuê nhà tại TP Đông Hưng (Trung Quốc) làm địa điểm hoạt động và tiến hành tuyển người Việt Nam sang tham gia với mức lương từ 5.000-6.000 NDT/tháng.
Hàng chục người Việt tình nguyện tham gia vào bộ máy lừa đảo như bị "thôi miên" bởi những lời hứa đổi đời nhanh chóng.
Chỉ trong vài tháng, nhóm này đã thực hiện khoảng 100.000 giao dịch, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng từ những người cả tin.
Trước đó, cuối năm 2024, cái tên "Mr Pips" - Phó Đức Nam bỗng chốc trở thành tâm điểm của cả nước, không phải vì thành tích đầu tư mà bởi chuyên án triệt phá đường dây lừa đảo do TikToker này cầm đầu.
Nam cùng với Lê Khắc Ngọ tuyển 1.000 nhân viên và mở 44 văn phòng tại Việt Nam để hoạt động phạm tội, sau đó đào tạo các đối tượng cách thức tiếp cận nạn nhân để lừa đảo rất tinh vi và bài bản.
Quá trình phá án, cơ quan công an đã xác định được 2.661 bị hại trên toàn quốc; đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng.
Khối tài sản của Phó Đức Nam bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: CACC
Mô hình đa cấp tài chính ảo do Mr Pips vận hành được thiết kế như một "vòng xoáy kim tiền": lấy tiền của người sau trả cho người trước, kèm theo lời hứa lãi suất "khủng". Hàng nghìn nhà đầu tư đổ tiền mà không hề hay biết mình đang bước vào một trò chơi tài chính bịp bợm. Tất cả số tiền của những nhà đầu tư "nhẹ dạ cả tin" đã chảy về túi Mr Pips và đồng bọn.
Tháng 7/2024, đường dây đầu tư tiền ảo liên quan ứng dụng Speeding.vip cũng bị phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội triệt phá.
Đường dây này dùng thủ đoạn chi trả lợi nhuận lên tới 0,5% mỗi ngày trên giá trị nạp vào, trả hoa hồng cho người mời thêm thành viên tham gia từ 12 - 50% khiến hàng nghìn người trắng tay.
Đối tượng cầm đầu đã mua dự án tiền ảo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, tạo giao dịch ảo, đồng thời quảng bá đồng tiền được giao dịch trên sàn quốc tế.
Qua ứng dụng đầu tư tiền ảo và các ví tiền ảo, đối tượng tạo ra một hệ sinh thái tiền ảo và thao túng người tham gia.
Từ tháng 3/2021-6/2024, các đối tượng đã tạo ra cộng đồng đầu tư với hàng trăm ngàn tài khoản tham gia với giá trị các gói đầu tư được thể hiện trên hệ thống lên đến hàng chục tỷ USD...
Khi nạn nhân là người già ở quê nghèo
Không chỉ các nhà đầu tư thành thị bị cuốn vào cơn lốc tiền ảo. Tháng 8/2024, tại Bắc Giang, nhiều người dân nông thôn, kể cả người cao tuổi cũng "chôn tiền" vào đồng tiền ảo DigiByte (DGB). Khi hệ thống bất ngờ đóng băng, tất cả đều bất lực nhìn số tiền tích góp cả đời... biến mất.
Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ (trong vòng đỏ) đang đào tạo nhân viên để lừa đảo. Ảnh: CACC
Gần đây nhất, đường dây tiền ảo liên quan đến MPX và XFI, thu hút hơn 2.000 nạn nhân với tổng thiệt hại lên tới 2.000 tỷ đồng. Nhóm lừa đảo dựng lên những dự án "năng lượng tương lai", tung tin giả về việc niêm yết quốc tế, đánh vào lòng tin và sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư.
Trong khi MPX hoàn toàn không được giao dịch, XFI lại lao dốc không phanh, khiến nhà đầu tư ngậm ngùi mất trắng.
Điều chua xót là một trong những kẻ cầm đầu chỉ là sinh viên năm thứ 2 đại học, bỏ học để điều hành đường dây lừa đảo quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Những chiếc xe sang, biệt thự từng là biểu tượng "thành công" của các nhân vật này, giờ đây đã bị phong tỏa để phục vụ điều tra.
Không thể mãi chạy theo xử lý hậu quả
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Hà Nội), cảnh báo: "Tất cả các loại tiền ảo tại Việt Nam chưa được Ngân hàng Nhà nước công nhận. Việc phát hành hay lưu hành đều không phù hợp pháp luật. Người dân bỏ tiền đầu tư vào tiền ảo sẽ không được Nhà nước bảo hộ, do đó rủi ro mất trắng là rất cao".
Luật sư Tùng cũng chỉ rõ, người bán tiền ảo nếu có hành vi chiếm dụng tiền đầu tư để phục vụ mục đích cá nhân thì có thể bị xử lý hình sự vì hành vi chiếm đoạt tài sản. Không có bất kỳ cơ chế nào để đòi lại tiền nếu xảy ra sự cố.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, đã đến lúc cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng để quản lý tiền ảo, đồng thời tăng cường tuyên truyền sâu rộng nhằm giúp người dân nhận diện rủi ro.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh, cơ quan chức năng cần chủ động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm. Cần tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn các giao dịch tiền ảo xuyên biên giới. Người dân nên thận trọng với các giao dịch tài sản số, không chia sẻ thông tin cá nhân/tài khoản, và trình báo ngay khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ.
Các luật sư nhận định, đằng sau những lời hứa "lãi suất ảo" là những bi kịch thật: Người mất nhà, kẻ ly tán gia đình, thậm chí có người trầm cảm vì trắng tay. Những vụ lừa đảo quy mô nghìn tỷ như Mr Pips, DigiByte, MPX... là hồi chuông cảnh tỉnh cho một xã hội đang quá tin vào giấc mơ làm giàu nhanh.
Trong thế giới công nghệ phát triển từng ngày, tri thức và sự tỉnh táo chính là "lá chắn" bảo vệ tài sản tốt nhất. Khi pháp luật chưa theo kịp thực tiễn, thì việc tự bảo vệ mình là điều mỗi người dân cần học đầu tiên, trước khi giấc mơ đổi đời biến thành cơn ác mộng tài chính.
Vợ chồng giám đốc công ty bị lừa hàng tỷ đồng vì lý do khó ngờ Tự xưng là luật sư và là cháu một lãnh đạo cao cấp của nhà nước nên có mối quan hệ để thực hiện nhanh các thủ tục pháp lý trong việc tách thửa, sang tên và hợp thức hóa nhà ở, Tú đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của những người nhẹ dạ, cả tin. Hôm (12/6), TAND TPHCM đã tuyên...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lái xe vào đường cấm còn chống người thi hành công vụ

Cựu Phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ bị cáo buộc đánh bạc lên tới 7 triệu USD

Cảnh sát hình sự Đà Nẵng truy nóng, bắt giữ đối tượng đột nhập nhà dân cướp tài sản

Thuê người đánh giày đóng giả bố vợ để lừa vay tiền tỷ

Bị bắt sau 35 năm trốn truy nã

Công an tỉnh Nghệ An: Giăng lưới bắt "lừa"

Nhiều cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc được đề nghị giảm án trong vụ án Phúc Sơn

Phá khóa trộm xe máy ở Nghệ An, mang ra Hà Nội thì bị bắt

Từ vụ án mại dâm, khám phá vụ cô gái bị sát hại, phi tang xác

Diễn biến bất ngờ tại phiên xét xử chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và người liên quan

Bắt giữ 9 đối tượng dùng hung khí "nói chuyện" trong đêm

Quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm hành vi mua bán hóa đơn, trốn thuế
Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên Việt duy nhất lọt top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới, nhan sắc kinh diễm đến hung thần Getty cũng không dìm nổi
Hậu trường phim
00:00:17 05/07/2025
Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay'
Sức khỏe
23:59:34 04/07/2025
Hạt sạn ngớ ngẩn ở phim Việt giờ vàng, ai học ngành Y thấy sẽ "tự ái" vô cùng
Phim việt
23:57:10 04/07/2025
Nổ lớn tại trạm xăng ở Rome, Giáo hoàng Leo XIV lên tiếng
Thế giới
23:56:13 04/07/2025
Thông tin chính thức về "số phận" của Miss Grand Vietnam 2025 sau bê bối của Thuỳ Tiên
Sao việt
23:47:44 04/07/2025
Người mẫu 25 tuổi bị lừa bán sang Myanmar, công an vào cuộc điều tra
Sao châu á
23:38:51 04/07/2025
Phim Hàn gây sốt toàn cầu vì ý tưởng tình dục táo bạo
Phim châu á
23:14:15 04/07/2025
'Wolfoo và cuộc đua tam giới': Đường đua kịch tính, thông điệp ý nghĩa chính thức của phim ra rạp tháng 7
Phim âu mỹ
23:00:54 04/07/2025
Truyền hình thực tế, nhìn từ hiện tượng Gia đình Haha
Tv show
22:45:58 04/07/2025
Thời hoàng kim của nhóm nhạc nữ Kpop đang kết thúc?
Nhạc quốc tế
22:40:14 04/07/2025