Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ ‘triệt tiêu’ công nghệ
Trong bối cảnh hiện đại, việc bảo vệ tính tuyệt mật cho Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng đòi hỏi các giải pháp công nghệ cao nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
Ngày 7.5, 133 Hồng y từ khắp thế giới tập trung tại Nhà nguyện Sistine ( Vatican) để tham dự Mật nghị Hồng y – cuộc họp bầu chọn Giáo hoàng mới, vốn nổi tiếng với quy trình bảo mật nghiêm ngặt hàng đầu thế giới. Mật nghị có lịch sử nhiều thế kỷ thường được gọi là “ Conclave” (tiếng Latin nghĩa “có chìa khóa”), nơi các Hồng y tập trung trong một không gian lớn tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài, cho tới khi tìm được tân Giáo hoàng. Nhưng thế giới công nghệ thông tin hiện đại đã thách thức quy trình bí mật tuyệt đối có từ thời Trung cổ.
Để ngăn chặn khả năng phá vỡ nguyên tắc bí mật, hàng loạt công nghệ đã được triển khai nhằm “cắt đứt” công nghệ liên lạc có nguy cơ làm rò rỉ thông tin ra ngoài trước khi có thông báo chính thức từ Giáo hội. Theo đó, từ 15 giờ cùng ngày diễn ra Mật nghị Hồng y, toàn bộ sóng điện thoại di động trong lãnh thổ Vatican bị tạm ngắt, ngoại trừ khu vực Quảng trường Thánh Peter, là nơi người dân tụ tập chờ đợi kết quả. Đây là một trong loạt biện pháp được Vatican triển khai để ngăn cản mọi hình thức liên lạc từ bên trong mật nghị.
Tín hiệu điện thoại di động tại Vatican sẽ bị cắt trong thời gian diễn ra Mật nghị Hồng y. ẢNH: AFP
Theo ghi nhận từ các năm trước, hệ thống thiết bị gây nhiễu tín hiệu cũng được lắp đặt bên trong Nhà nguyện Sistine. Các thiết bị này có thể nằm ẩn trong tường hoặc dưới lớp sàn giả được thi công đặc biệt để ngăn sóng điện từ, theo Reuters. Tuy nhiên thông tin này sau đó bị mục sư Thomas Rosica thuộc Văn phòng Báo chí của Vatican bác bỏ. Ngoài ra, Vatican từng áp dụng lồng Faraday, một kết cấu chặn toàn bộ tín hiệu điện từ để đảm bảo không có cuộc gọi, tin nhắn hay truyền dữ liệu nào thoát ra ngoài.
Bắt đầu từ mật nghị năm 2013 (thời điểm bầu Giáo hoàng Francis), Vatican còn sử dụng hệ thống chặn tín hiệu (ngăn cuộc gọi, tin nhắn, internet), máy quét thông minh để phát hiện thiết bị nghe lén, camera ẩn hoặc các phương tiện gián điệp điện tử. Những người làm việc trong khu vực từ thợ kỹ thuật đến nhân viên phục vụ đều phải tuyên thệ bảo mật và không được phép liên lạc với gia đình trong suốt thời gian diễn ra mật nghị.
Video đang HOT
Luật hiện hành cũng nghiêm cấm sử dụng mọi thiết bị điện tử như máy ghi âm, máy ảnh, radio, thậm chí cả báo và tivi. Ngay cả sau khi tân Giáo hoàng được bầu chọn, các Hồng y vẫn phải giữ bí mật tuyệt đối nếu không được cấp phép đặc biệt.
Song song với các biện pháp bên trong, chính quyền Ý cũng triển khai hệ thống chống máy bay không người lái nhằm vô hiệu hóa bất kỳ thiết bị nào xâm nhập bầu trời Rome. Biện pháp này không chỉ phục vụ cho các nghi thức lớn tại Tòa Thánh mà còn đảm bảo an toàn và bí mật cho Mật nghị Hồng y.
Lý do các Hồng y phải họp kín
Các thủ tục bầu giáo hoàng chứa đầy bí mật và hồi hộp hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 13, sau những lần bầu chọn người đứng đầu tòa thánh gay go và dài dằng dặc hàng năm trời.
Thuật ngữ "Mật nghị" xuất phát từ từ Latin "với một chiếc chìa khóa", nhắc đến việc các hồng y phải cách ly với thế giới bên ngoài và những con mắt tò mò, để có thể chọn được một vị giáo hoàng mà không bị các thế lực bên ngoài gây ảnh hưởng.
Từ hôm nay 115 hồng y - những người còn được gọi là các hoàng tử của Giáo hội Công giáo, sẽ không hiện diện trước công chúng. Họ vào nhà nguyện Sistine của Vatican để bầu lên người đứng đầu giáo hội gồm 1,2 tỷ tín đồ, kế nhiệm giáo hoàng Benedict.
Mật nghị hồng y bên trong nhà nguyện Sistine năm 2005. Ảnh: AP
Kể từ hôm nay, điều mà hàng tỷ người trên thế giới chờ đợi là màu của làn khói bốc ra từ ống khói nhà nguyện. Các nghi thức bầu giáo hoàng ngày nay có từ thế kỷ 13, khi việc bầu chọn này trải qua những quãng đầy gian truân.
Việc bầu giáo hoàng Gregory X tháng 9/1271, khi Giáo hội bị chia rẽ bởi các tư tưởng chính trị, diễn ra sau gần ba năm ở thị trấn Viterbo, 85 km về phía bắc so với Rome, theo Reuters. Sau hơn hai năm họp bàn liên tục mà không đi đến đâu, dân chúng địa phương bắt đầu nổi giận, họ dỡ mái cung điện nơi các hồng y tụ họp - với mong muốn để đấng tối cao có thể dự họp cùng, và giảm số lượng lương thực thực phẩm cấp cho các hồng y, để buộc họ phải phá thế bế tắc.
Điều kiện khi đó gian nan đến nỗi hai hồng y chết trong quá trình bầu cử, một vị nữa phải rời mật nghị vì quá ốm yếu. Cuối cùng các hồng y quyết định chọn Gregory.
Giáo hoàng Gregory quyết tâm ngăn chặn tình trạng bế tắc kéo dài tương tự. Năm 1274, ngài ra quy định rằng các hồng y phải được đưa vào bên trong cung điện của Giáo hoàng, trong một phòng kín có nhà vệ sinh ở gần. Việc này được tiến hành trong vòng 10 ngày sau khi giáo hoàng trước đó quá đời.
Sau ba ngày, nếu họ chưa bầu ra được giáo hoàng, các hồng y sẽ chỉ được cho ăn một bữa thay vì hai bữa trưa và tối. Sau 5 ngày, họ sẽ chỉ được cho bánh mì, nước trắng và một chút rượu vang, cho đến khi nào bầu được giáo hoàng. Tác dụng của các luật mới này được nhấn mạnh sau đó, khi mà vào năm 1294, các hồng y phải mất hơn hai năm để cuối cùng đi đến việc lựa chọn một giáo hoàng.
Thế bế tắc khi đó chỉ được giải quyết khi Hồng y người Italy Latino Malabranca tuyên bố rằng một vị tu khổ hạnh rất thánh, tên là Pietro Del Morrone, đã có sấm truyền rằng những hồng y nào mãi không quyết định được việc bầu giáo hoàng sẽ bị gặp một sự trả thù thần thánh.
Các vị hồng y lo lắng, bèn nhất trí bầu cho nhà tu khổ hạnh, và Morrone, khi đó đã ngoài 80 tuổi, hân hoan cho rằng đó chính là ý Chúa. Ngài tiến vào thành phố L'Aquila trên một con lừa và đăng quang thành Giáo hoàng Celestine V.
Nhưng rồi việc đứng đầu giáo hội dường như không phù hợp với vị tu khổ hạnh và chỉ vài tháng sau đó ngài từ chức. Đây là vị giáo hoàng cuối cùng tự nguyện từ chức trước Benedict XVI. Giáo hoàng Gregory XII cũng từ chức, nhưng không hoàn toàn tự nguyện, vào năm 1415, nhằm chấm dứt một tranh chấp với một nhân vật khác cũng đòi giữ ngôi vị đứng đầu nhà thờ. Ông là giáo hoàng mới nhất từ chức trước Benedict.
Năm 1492, lần đầu tiên nhà nguyện Sistine được chọn làm nơi diễn ra mật nghị hồng y. Từ 1878, mọi mật nghị đều diễn ra tại đây.
Trước khi từ chức, Giáo hoàng Celestine quyết định lập lại các quy định về mật nghi hồng y năm 1274, trong đó nghiêm cấm các hồng y liên lạc với thế giới bên ngoài trong thời gian bầu giáo hoàng. Và vì thế tính bí mật của Mật nghị Hồng y vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Giáo hoàng Benedict từng quy định sẽ rút phép thông công hồng y nào vi phạm lời thề giữ bí mật.
Các chi tiết nhỏ khác của Mật nghị Hồng y được tiếp tục quy định những năm sau đó. Năm 1970, Giáo hoàng Paul VI hạn chế tuổi của các hồng y được bỏ phiếu bầu là dưới 80. Theo quy định của Giáo hoàng John Paul II và điều khoản sửa đổi do Giáo hoàng Benedict ban hành, một giáo hoàng được bầu khi ông ta hội đủ hai phần ba số phiếu của hồng y đoàn, và bản thân ông ta chấp nhận kết quả bầu. Sau khi chấp nhận làm người đứng đầu Giáo hội Thiên chúa La Mã, tân giáo hoàng sẽ được hỏi xem ngài muốn lấy hiệu là gì. Sau câu trả lời này, một chức sắc Nhà thờ sẽ công bố bằng tiếng La tin trên ban công Vương cung thánh đường Phero: "Chúng ta có Giáo hoàng". Thông báo cũng cho biết tên của người được bầu, cũng như hiệu mà ngài đã chọn.
Ngoài khói trắng trên nhà nguyện Sistine, năm nay, dự kiến chuông của Vương cung sẽ gióng lên báo tin về giáo hoàng mới. Trong thời đại kỹ thuật số, các nhà lập trình đã phát triển một ứng dụng giúp người dùng di động nhận được tin báo về việc có tân giáo hoàng.
Theo VNE
Toàn bộ 133 hồng y bầu giáo hoàng mới tề tựu, Vatican cắt sóng điện thoại Tất cả 133 hồng y dự kiến tham gia mật nghị bầu giáo hoàng tiếp theo đã có mặt tại Rome (Ý). Trong thông báo ngày 5.5, Vatican xác nhận thông tin các hồng y đủ điều kiện bầu chọn giáo hoàng tiếp theo đã có mặt tại Rome trước ngày quan trọng. Mật nghị hồng y sẽ bắt đầu tại Nhà nguyện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Khán giả phẫn nộ, mất niềm tin trước lời khai của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
23:12:25 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025