Mặt sau ít biết của danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi
Chính vì những “kịch bản hoàn hảo” đã được đầu tư của các “nhà biên kịch” chuyên nghiệp nên thông thường những báo cáo, những tiết dạy thường được điểm cao.
Ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2019/TT-BGDĐ Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐ thì các Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi không còn phải thi sáng kiến kinh nghiệm mà thay vào đó là “một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng”.
Nhìn chung, Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giờ đây không còn quá nặng nề và áp lực, các nhà trường cũng không còn ép buộc giáo viên đi thi như những năm trước đây.
Tuy nhiên, dù chỉ là năm đầu tiên các địa phương tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi nhưng đã xuất hiện tình trạng bán mua “biện pháp góp phần nâng cao chất lượng” (giáo viên thường gọi là báo cáo giải pháp) tràn lan trên mạng internet.
Nhiều trang facebook rao bán công khai (Ảnh chụp từ màn hình)
Rao bán báo cáo giải pháp công khai trên mạng xã hội và diễn đàn giáo viên
Hàng năm, ngành giáo dục ở các địa phương phát động rất nhiều phong trào thi đua, các hội thi khác nhau như: phong trào thi làm đồ dùng dạy học, thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên dạy học, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi…
Mỗi phong trào thi đua như vậy có rất nhiều giáo viên tham gia. Có thầy cô tham gia vì muốn chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Có người tham dự vì được đơn vị động viên, khích lệ, có người vì muốn khẳng định tay nghề của mình trước đồng nghiệp…
Trong số các giáo viên tham gia ở mỗi hội thi, chúng tôi tin là nhiều thầy cô giáo đến với hội thi trong một tâm thế chủ động, thực tâm đến với hội thi của ngành và những thầy cô như vậy rất đáng biểu dương, khen ngợi vì họ đang là những nhân tố tích cực trong mỗi đơn vị.
Song, cũng từ lâu rồi đang tồn tại một thực trạng đáng buồn là luôn có giáo viên đi mua các sản phẩm từ đồng nghiệp ở địa phương khác để đem đến hội thi.
Video đang HOT
Vì thế, có những thầy cô được giải cao nhưng chưa hẳn đã những người nhiệt huyết, đam mê và giỏi chuyên môn. Thành ra, những cuộc thi, hội thi cũng thật giả lẫn lộn.
Lướt qua các trang facebook giáo viên phổ thông, chúng tôi nhận thấy tình trạng một số giáo viên đăng bán, chào mời một cách công khai và có nhiều người đang ăn nên làm ra từ các dịch vụ này.
Nhiều người hồ hởi đăng khoe những tin nhắn của “khách hàng” sau khi mua sản phẩm đã đạt giải cấp trường, cấp thị xã và thậm chí là nhất cấp tỉnh. Chính những lời quảng cáo, giới thiệu có cánh như vậy đã khiến cho nhiều giáo viên dễ dàng bỏ ra một số tiền để đem đến hội thi.
Nhiều người còn đứng ra nhận làm toàn bộ sản phẩm cho Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi như viết báo cáo giải pháp, viết những câu chuyện (thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi), thiết kế giáo án (giáo viên dạy giỏi).
Một “nhà biên kịch” khoe trên trang facebook cá nhân (Ảnh chụp từ màn hình).
Vì thế, những người mua sản phẩm này chỉ cần bỏ tiền mua rồi đến hôm thi lên đọc lại, diễn lại theo một kịch bản đã có sẵn.
Chính vì những “kịch bản hoàn hảo” đã được đầu tư của các “nhà biên kịch” chuyên nghiệp nên thông thường những báo cáo, những tiết dạy thường được điểm cao và đương nhiên là giải thưởng cũng cao.
Và, tất nhiên là các thành viên Ban giám khảo cũng không thể nào phân biệt được đâu là thật, đâu là giả!
Giáo viên có nên mua các sản phẩm này để đi thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi?
Thời gian qua, trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải nhiều bài viết phản ánh về tình trạng giáo viên mua giáo án, mua sáng kiến kinh nghiệm, thuê người bồi dưỡng trực tuyến hoặc mua các bài tập của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một số giáo viên này chỉ cần bỏ ra một ít tiền là có thể mua một sáng kiến kinh nghiệm viết sẵn, một báo cáo giải pháp, một bộ giáo án, một số bài tập làm sẵn để điền vào các bài tập bồi dưỡng chương trình mới, thậm chí là thuê người bồi dưỡng trực tuyến thay…
Điều tréo ngoe là những sản phẩm này lại thường được viết rất hay bởi nó được thực hiện từ những người viết thuê chuyên nghiệp nên dễ dàng đạt được giải cao.
Nhưng có điều, đối với Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi hay thi sáng kiến kinh nghiệm thì nếu giáo viên không đăng ký thì bây giờ cũng có ai ép buộc đâu?
Đặc biệt là Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi- nghe cái tên thì chúng ta cũng thấy cụm từ này chứa đựng một nội dung cao cả khi mà người thầy đạt giải.
Được công nhận giải giáo viên giỏi cũng đồng nghĩa là những thầy cô ấy sẽ được khen thưởng, được đề nghị xét thi đua, được cái danh để đồng nghiệp, phụ huynh trầm trồ…khen ngợi.
Tuy nhiên, những giáo viên đi mua sản phẩm của người khác để dự thi có đáng được khen không? Họ có cảm thấy xứng đáng với những lời khen của lãnh đạo, của đồng nghiệp và phụ huynh, học sinh hay không?
Và, những thầy cô đã và đang công khai rao bán bán sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo giải pháp cho hội thi giáo viên dạy gỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, “học và làm bài tập thay” cho đồng nghiệp có nên xem đó là một điều tự hào để kheo mẽ trên mạng xã hội hay không?
Câu trả lời chúng tôi xin được để ngỏ và biết đâu bài viết này đến được với những thầy cô giáo đã và đang bán mua những sản phẩm như thế này!
Phòng Giáo dục Mỹ Đức yêu cầu cấp 2 Phù Lưu Tế dừng thu các khoản trái quy định
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tiến hành thanh tra Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế, yêu cầu trường dừng thu các khoản trái quy định.
Theo thông tin mới nhất từ ông Lê Văn Thăng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Phòng Giáo dục đã chỉ đạo Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế dừng thu các khoản trái quy định.
Trước đó, vào ngày 4-5/11, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải 2 bài viết "Hiệu trưởng cấp 2 Phù Lưu Tế nói phụ huynh muốn lắp camera nên tự huy động tiền", "Hiệu trưởng cấp 2 Phù Lưu Tế: "Trường không dám, không thể khuất tất điều gì" phản ánh những khoản thu trái quy định tại Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế (Mỹ Đức, Hà Nội).
Theo đó, nhiều phụ huynh đang có con học tại Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế (Mỹ Đức, Hà Nội) phản ánh với Tạp chí Điện tử Việt Nam về các khoản thu đầu năm học của trường như khoản 250.000 đồng tiền lắp camera, khoản 250.000 đồng tiền lắp máy chiếu, khoản 300.000 đồng chưa rõ là tiền gì. Phụ huynh không đồng ý với những khoản thu này.
Trong khi đó, bà Kiều Thị Ngọc Yến - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế (huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) cho biết nhà trường không tổ chức thu những khoản này, những khoản này do ban đại diện cha mẹ học sinh thu ở các lớp theo hình thức tự nguyện.
Ngày 29/12, theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức, Phòng đã có kết quả thanh tra Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế (Mỹ Đức, Hà Nội).
Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) (Ảnh: Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế)
Ông Lê Văn Thăng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho nhấn mạnh: "Trước tiên, chúng tôi cám ơn Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh sự việc này.
Chúng tôi đã tiến hành thanh tra và xác minh sự việc tại Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế (Mỹ Đức, Hà Nội). Trong buổi làm việc có nhà trường cùng ban đại diện cha mẹ học sinh.
Sau khi nghe chúng tôi phổ biến các quy định thì ban đại diện cha mẹ học sinh nhận thấy được rằng trong quá trình tiếp nhận "tài trợ" thì vẫn còn nhiều cái chưa được tốt cho lắm. Các bên đã rút kinh nghiệm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cũng đã yêu cầu dừng các khoản thu trái quy định, bao giờ mà phụ huynh đồng thuận 100% các khoản thu thì làm, còn nếu như chưa đồng thuận thì thôi.
Tức là nếu còn những ý kiện nọ, ý kiến kia thì tốt nhất là không làm. Bởi vì "tài trợ" thì cũng phải đúng theo Thông tư 16 và Thông tư 55".
Ông Thăng cũng cho biết là khi xác minh sự việc xong thì thấy không có vấn đề gì lớn.
"Các lớp thu xong cũng đã trích lại 50% cho ban đại diện cha mẹ học sinh. Về tất cả mọi hồ sơ, quyết toán thì phụ huynh họ cũng làm đầy đủ. Nói chung là không có vấn đề gì lớn cả".
7 khoản tiền ban đại diện phụ huynh không được thu
Để hướng dẫn, tăng cường công tác quản lý thu chi, trong năm học 2020 - 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đưa ra Văn bản số 2687/SGDĐT- KHTC. Đáng chú ý, theo Văn bản số 2687/SGDĐT- KHTC có 7 khoản ban đại diện phụ huynh học sinh không được thu gồm: bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện giao thông của học sinh; vệ sinh trường, lớp; khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Sân chơi để giáo viên khẳng định năng lực chuyên môn Được tổ chức định kỳ 4 năm/lần, Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học tại Quảng Ninh là dịp để ngành giáo dục tỉnh tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thúc đẩy giáo dục của tỉnh phát triển. Tiết dạy thực hành của cô giáo Ngô Thị Thái, giáo viên Trường Tiểu học Hạ Long tại hội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cứu bạn bị ngưng tim, nam sinh bỏ dở kỳ thi quan trọng và cái kết vỡ òa

Nàng dâu ở TPHCM khoe cơm cữ mẹ chồng nấu, dân mạng xuýt xoa khen

Thông báo họp lớp nhưng không ai rep, "lớp trưởng của năm" đích thân đạp xe 1500km, đến thăm nhà từng thành viên trong lớp

Mẹ kế ở Hưng Yên hơn 30 năm yêu thương 3 con của chồng, tuổi già được báo hiếu

Sau biến cố bệnh tật, vợ chồng ở Gia Lai biến nhà cũ thành điểm săn mây đẹp mê

Cậu bé đi học mà toàn ngủ gật, cô giáo "thẩm vấn" lý do thì nhận về câu trả lời gây nhức đầu, lập tức gửi Zalo báo cáo phụ huynh

Cận cảnh 3 bông hoa giá hơn 30 triệu khiến người mua bị mắng: Hối hận biết sự thật

"Nữ hoàng ảnh lịch" đình đám một thời bất ngờ khoe con trai cực phẩm: Cao 1m80, đẹp trai, đa tài và cực ngoan!

TikTok sẽ chặn lướt video sau 10 giờ tối, người dùng bị ép ngồi thiền

Cô gái từng đám hỏi với Tống Đông Khuê là ai, giàu cỡ nào?

Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?

Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ
Có thể bạn quan tâm

Chốt chặn trên cao tốc, bắt nhóm đối tượng vừa gây án đang bỏ trốn
Pháp luật
20:54:58 19/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị khởi tố: Bài học cay đắng sau hào quang
Sao việt
20:54:45 19/05/2025
Lâm Canh Tân bị Triệu Lệ Dĩnh "đá", ôm hận về chung phe kẻ thù tình cũ?
Sao châu á
20:52:43 19/05/2025
Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giết người
Thế giới
20:46:29 19/05/2025
Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang
Tin nổi bật
20:25:35 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng
Tv show
19:57:27 19/05/2025
Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối
Nhạc quốc tế
19:47:43 19/05/2025
Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới
Lạ vui
19:46:21 19/05/2025