Máy bay tìm MH370 thấy các vật thể nhiều màu trôi nổi
5 trong số 10 phi cơ đang săn lùng chiếc máy bay Boeing vừa phát hiện những vật thể có màu sắc khác nhau, tại khu vực tìm kiếm mới ở Ấn Độ Dương.
5 trong số 10 phi cơ tìm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines phát hiện những vật thể nhiều màu, cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) hôm nay cho biết. Cơ quan này nói không rõ vật thể có phải từ máy bay hay không, nhưng những bức ảnh của chúng sẽ được phân tích ngay trong đêm nay.
BBC dẫn lời AMSA cho biết một máy bay Orion của New Zealand ban đầu phát hiện “một số vật màu trắng hoặc sáng màu và một phao câu cá. Sau đó một máy bay Australia đến để tái định vị đồ vật, phát hiện “hai vật tam giác màu xanh da trời hoặc xám”, và ba máy bay khác cũng báo thấy thứ tương tự.
Ảnh một vật thể trôi nổi trên biển do phóng viên trên máy bay New Zealand tìm MH370 chụp được. Ảnh: BBC
AMSA cho hay trong số các vật thể, có hai vật, lần lượt mang màu xanh dương và xám. Các đồ vật màu này cũng có mặt trên chuyến bay MH370. Một tàu tuần tra Trung Quốc trong khu vực sẽ cố định vị các vật này vào ngày mai, AP dẫn lời cơ quan tuyên bố.
Cơ quan Australia thận trọng nói thêm rằng các vật chưa thể được xác nhận là của MH370 chừng nào các tàu chưa tới và thu vớt được chúng.
Video đang HOT
Manh mối mới này có được sau khi giới chức Australia hôm nay di chuyển địa bàn tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích về phía đông bắc 1.100 km so với vùng tìm kiểm cũ, dựa trên các phân tích mới về dữ liệu radar.
Khu vực tìm kiếm MH370 mới (hình chữ nhật màu đỏ), cách vùng tìm kiếm cũ khoảng 1.100 km. Đồ họa: CNN
Theo VNE
Tại sao việc tìm kiếm MH370 lại gặp khó khăn?
Việc tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines, theo một cách nào đó là một sự thể hiện gần như phi thường về sự hợp tác quốc tế. 26 quốc gia, trong đó có nhiều nước là đối thủ của nhau, đã mở lãnh thổ, vùng biển và không phận hoặc đóng góp công nghệ và dữ liệu vệ tinh để phục vụ công tác cứu hộ.
Sự hợp tác đặc biệt trên đã góp phần thu hẹp phạm vi tìm kiếm tới một khu vực hẻo lánh trên nam Ấn Độ Dương vào tuần này. Tuy nhiên, nỗ lực cũng kèm theo những giới hạn về sự tín nhiệm giữa các cường quốc như Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ và Thái Lan. Tất cả đều hạn chế cung cấp những thông tin nhạy cảm vì lợi ích chiến lược riêng của mỗi quốc gia.
Các công cụ tìm kiếm bao gồm các radar tân tiến, mạng lưới vệ tinh, những phân tích tình báo, máy bay và tàu giám sát, cũng là những thiết bị do thám. Và khi bắt tay hợp tác với nhau, việc các nước tham gia che đậy khả năng kỹ thuật cũng như điểm yếu của mình đã cản trở công tác tìm kiếm, các nhà phân tích quân sự cho thấy.
"Tại Đông Nam Á và trong khu vực rộng lớn hơn, không có diễn đàn quốc phòng nào cho phép chia sẻ thông tin khả năng liên quan tới một sự việc nào đó có quy mô lớn như thế này," tờ The New York Times dẫn lời Jon Grevatt, một nhà phân tích Châu Á-Thái Bình Dương tại tổ chức tư vấn quốc phòng IHS Jane's, Bangkok cho biết.
"Họ cố gắng thiết lập kênh liên lạc chung nhưng nó không thực sự xảy ra. Đó là bằng chứng xa hơn về việc tiếp tục ngờ vực hoặc thiếu tin tưởng lẫn nhau."
Chẳng hạn như, các nhà chức trách Ấn Độ đã miễn cưỡng thảo luận về dữ liệu radar từ Vịnh Bengal, dọc theo một trong những hướng đi có thể của chiếc máy bay. Điều này thực ra là vì họ không có nhiều dữ liệu khi mà khu vực này là một điểm yếu trong hệ thống radar bao phủ của Ấn Độ. Trong một cuộc phỏng vấn, một quan chức quân sự cấp cao Ấn Độ cho biết Ấn Độ không giám sát chặt chẽ tại Bengal vì đó là không phải là một khu vực nhạy cảm như biên giới với phía bắc với Pakistan. Điều này có thể kiến họ đã không phát hiện chiếc máy bay bay vào ban đêm, ông cho biết.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Malaysia đã xảy ra trong quá trình hợp tác cứu hộ. Các nhà chức trách Trung Quốc hôm thứ Hai đã lên án Malaysia về việc họ miễn cưỡng chia sẻ thông tin về công tác tìm kiếm chiếc máy bay khi mà 2/3 hành khách trên chuyến MH370 là người Trung Quốc.
Cùng lúc, Trung Quốc cũng không sẵn sàng cho các quốc gia khác thấy dữ liệu radar quân sự chưa xử lý của họ, thậm chí một số nhà điều tra muốn ngó qua để xác định liệu chiếc máy bay có bay theo hướng bắc tới Trung Á hay không. Thay vì vậy, Trung Quốc, cũng giống như một vài quốc gia khác, chỉ nói với các nhà chức trách Malaysia rằng dữ liệu của họ không phát hiện máy bay.
"Họ sẽ không chia sẻ dữ liệu radar," một trong các nhà chức trách phương Tây giấu tên cho biết.
Có thể hiểu rằng Trung Quốc không chỉ muốn giấu khả năng mà còn che đậy cả những hạn chế về công nghệ của họ, ngay cả khi họ đã mạnh bạo hơn trong việc xác nhận là một cường quốc quân sự, các nhà phân tích nói.
Một số quan chức Trung Quốc nói rằng thực sự có căng thẳng trong suốt quá trình tìm kiếm nhưng họ đổ lỗi cho những người khác. Đại tá Dai Xu thuộc Không quân Trung Quốc, tác giả của các cuốn sách quân sự, cho biết: "Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong lần tìm kiếm và cứu hộ này, điều đó đã thể hiện sự chân thành tối đa. Tuy nhiên không may là không phải mọi quốc gia đều như vậy vì lòng tin chính trị chưa đủ."
Các hình ảnh vệ tinh là một trong những thông tin được bảo vệ và gây tranh cãi nhất.
Một cựu quan chức quân sự cấp cao Mỹ cho biết các hình ảnh được cho là mãnh vỡ của máy bay mà chính phủ Trung Quốc tiết lộ từ đầu và sau này đã xác định là không liên quan tới vật trôi nổi ở phía đông Malaysia đã được "chỉnh sửa" để che đậy khả năng thực sự của vệ tinh.
"Tôi tin rằng người Trung Quốc đã cố ý làm rối các bức ảnh để ngăn việc tiết lộ độ phân giải thật," một cựu phi công Mỹ tán thành với quan điểm của vị quan chức quân sự cấp cao.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Chuyển hướng tìm kiếm máy bay mất tích vì có "đầu mối mới" Chính phủ Úc ngày 28.3 cho biết họ chuyển hướng tìm kiếm máy bay MH370 mất tích sang phía đông bắc của vùng tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương, sau khi được Malaysia cung cấp "đầu mối mới". Hải quân Mỹ dò tìm các vật thể nghi mảnh vỡ chiếc MH370 bên trong một chiếc máy bay trinh sát P-8A Poseidon -...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

An Giang: Sạt lở rạch Ông Chưởng, 6 căn nhà rơi xuống sông

Ghe va vào dầm cầu ở Long An, một người tử vong

TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế

Cụ bà 88 tuổi bị xe tải tông tử vong

Bình Phước: Truy tìm tài xế liên quan vụ tai nạn khiến 1 người tử vong

Hà Nội: 5 người mắc kẹt trên đỉnh núi Hàm Lợn

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong

Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM

Lũ quét ở Bắc Kạn: Đất đá ầm ầm đổ về sau tiếng nổ lớn
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
Hậu trường phim
23:51:50 18/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025