“Mềm hóa” những giờ học về văn bản nhật dụng
GD&TĐ – Văn bản nhật dụng trong chương trình THCS giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu như: Tăng tính thực hành, giản lý thuyết, gắn với thực tiễn.
Cô Nguyễn Thị Phương Thảo – Giáo viên dạy Ngữ văn Trường THCS Mỹ Đình II (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng gắn với thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao.
Dạy học sinh từ toàn cảnh đến cận cảnh
Cô Thảo dẫn giải: Chẳng hạn như với Văn bản Ôn dịch, thuốc lá.
Video đang HOT
Khi dạy bài này ngoài việc xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng, giáo viên cần phải tác động đến tâm lí của học sinh nhất là học sinh bậc THCS, bởi đây là lứa tuổi mà nếu các em nhận thức một cách đầy đủ về tác hại của thuốc lá thì chính các em sẽ là những tuyên truyền viên về phòng chống tác hại của thuốc lá.
“Có thể qua các phương tiện thông tin đại chúng, các em đã thấy được tác hại khôn lường của thuốc lá, nhưng qua bài học dựa vào những chứng cớ khoa học với cách lập luận đầy thuyết phục của tác giả thì rõ ràng các em sẽ có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về tác hại của thuốc lá, từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân trong việc ngăn ngừa và phòng chống thuốc lá” – Cô Thảo chia sẻ.
Cũng theo cô Thảo, khi dạy nội dung này, cô thường tìm thêm các tài liệu liên quan đến nội dung bài học, nhằm giúp các em có cái nhìn từ toàn cảnh đến cận cảnh về những nguy hại của thuốc lá.
“Chẳng hạn như: tôi tham khảo thêm báo cáo của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và đưa các con số như: Trên thế giới có 5 triệu người chết về các bệnh liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 10 triệu người chết vì thuốc lá.
Ở nứơc ta tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao, nam giới là 56%, nữ giới là 3%. Tiêu dùng cho thuốc ở nước ta mỗi năm hơn 8200 tỉ đồng, số tiền này có thể mua lương thực nuôi sống 15 triệu người trên năm.
Chính những con số ấy sẽ cho các em có cái nhìn cận cảnh hơn về tác hại của thuốc lá, từ đó các em sẽ có những thận thức và hành vi đúng đắn trước cuộc chiến với thuốc lá” – cô Thảo trao đổi.
Lồng ghép hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn
Ngoài ra, giáo viên cần biết đặt hệ thống câu hỏi lồng ghép. Chẳng như: Trước khi học văn bản này, em biết gì về tác hại của thuốc lá? Với những chứng cớ khoa học về tác hại của thuốc lá mà tác giả đưa ra như vậy, bản thân em cần phải làm gì để tham gia vào việc phòng chống tệ nạn thuốc lá? Ở nước ta, em thấy có những việc làm gì để phòng chống thuốc lá? Hiện nay trong học sinh chúng ta vẫn có một số em lén lút hút thuốc lá (không nhiều), em nghĩ gì về trường hợp này?…
Hay như với văn bản về bài toán dân số, đây cũng là một loại văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề “Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại”.
Theo cô Thảo, khi dạy văn bản này giáo viên cần xác định mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra là cần phải hạn chế gia tăng dân số, giúp cho học sinh thấy rõ vấn đề dân số ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống gia đình và toàn xã hội.
Qua đó giáo dục học sinh ý thức tham gia tuyên truyền chủ trương kế hoạch hóa gia đình ngay trong chính địa phương của mình.
Cũng theo cô Thảo, khi dạy văn bản này, ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa giáo viên có thể nêu thêm những câu hỏi như: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Giáo viên cần định hướng cho học sinh hiểu dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người ở nhiều phương diện như: chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục, và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu v.v…
“Tóm lại, khi dạy các Văn bản nhật dụng, giáo viên không nên áp đặt những câu hỏi một cách máy móc, điều quan trọng là cần đưa ra những câu hỏi dẫn dắt để lồng ghép một cách hợp lí và khai thác khả năng nhận biết, sáng tạo của học sinh để từ đó học sinh thấy được ý nghĩa cũng như những việc cần làm sau khi học xong Văn bản” – Cô Thảo nhấn mạnh.
Theo GD&TĐ











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025
Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý
Tin nổi bật
06:59:04 22/05/2025
Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn
Netizen
06:55:13 22/05/2025
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo
Pháp luật
06:51:13 22/05/2025
Làm 2 món nộm ngon từ loại hoa dân dã lại thanh mát, giúp giải độc, giảm cân, đẹp dáng
Ẩm thực
06:49:47 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
Góc tâm tình
06:43:20 22/05/2025
Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
Sao việt
06:12:01 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
Thế giới
06:09:21 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025
Cú twist không ngờ trong vụ nữ diễn viên gen Z nghi bại lộ file ghi âm nói xấu rúng động showbiz
Sao châu á
05:59:39 22/05/2025