Mẹo dân gian trị bệnh viêm họng
Dân gian có nhiều cách chữa viêm họng khá hiệu nghiệm như sử dụng nước ép khoai tây, hay nước ép cà rốt.
Viêm họng là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Không phải trường hợp nào bị viêm họng cũng uống kháng sinh. Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần áp dụng một số mẹo chữa dân gian có thể dứt bệnh:
- Giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm 10 – 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc.
- Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 – 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.
- Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để ở nơi râm mát chừng một ngày và cách một giờ uống một thìa nhỏ. Phương pháp này chống chỉ định đối với người bị bệnh thận.
Video đang HOT
Nước ép cà rốt tươi trộn mật ong chữa bệnh viêm họng
- Cho 2 – 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 7 phút.
- Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.
Nhiều người lầm tưởng viêm họng là bệnh không lây nhiễm. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh vừa rửa tay thường xuyên.
(Theo PLXH)
Nhóm "ngụ cư" nguy hiểm trên thớt
Bề mặt thớt chỉ rộng hơn một chiếc khăn tay nhưng chứa đựng nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Tuy nhiên, những nguy cơ lớn có thể đến từ một vài điều nhỏ nhặt nhất thường bị các bà nội trợ bỏ qua.
Dù thường xuyên sử dụng chiếc thớt nhưng sẽ rất ít bà nội trợ có thể nhìn thấy hoặc tưởng tượng được những thực thể nhỏ xíu hiện diện trên bề mặt thớt. Chính những thứ nhỏ xíu này lại là những vật thể sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, sẽ theo thức ăn đi vào cơ thể và là nguyên nhân của những nguy cơ xấu đối với sức khỏe.
Nguy cơ sốc phản vệ
Cuộc sống càng phát triển, khoa học càng tiến bộ, các bà nội trợ càng có nhiều cơ hội làm việc một cách nhẹ nhàng hơn. Trong gian bếp xuất hiện ngày càng nhiều công cụ hỗ trợ cho việc nấu nướng, như máy xay, máy ép, lò nướng, lò vi sóng, nào bếp ga, bếp từ... Tuy nhiên, có hiện đại đến đâu đi nữa thì vẫn phải cần những dụng cụ cơ bản không thể thiếu là chén đũa, tô dĩa, ly tách, nồi chảo... và tất nhiên, là dao và thớt.
Ngày nay, chiếc thớt, người bạn quen thuộc mà các bà nội trợ sử dụng mỗi ngày đã đa dạng hơn về màu sắc, kiểu dáng, nguyên liệu... so với chiếc thớt cổ truyền vốn là một đoạn gỗ cắt ngang không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Mặc dù vậy, thớt vẫn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc hoặc gây ra nhiều loại bệnh tật khác.
Trên bề mặt thớt chủ yếu là các vụn gỗ hay vụn nhựa chưa kịp rời khỏi mặt thớt trong quá trình chà rửa. Nếu là vụn gỗ thì còn tạm yên tâm vì dù sao đó cũng là thực vật nhưng nếu là vụn nhựa và được làm từ một loại nhựa bất hợp pháp, tức là có sử dụng các phụ gia, nguyên liệu... không an toàn cho con người thì rất là nguy hại.
Nhưng dù là vụn gỗ hay vụn nhựa an toàn thì chúng cũng không phải là thức ăn, nên nếu đi vào cơ thể với một số lượng lớn, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, nhẹ thì nổi vài vết mẩn ngứa dị ứng, nặng hơn thì tiêu chảy đau bụng, còn nặng hơn nữa thì lên cơn khó thở, suyễn, hay thậm chí bị sốc phản vệ. Thớt càng sử dụng lâu ngày, nhóm "dân cư" này càng đông đúc, vì vậy, tốt nhất là nên thay nếu thớt đã cũ và có nhiều vết chặt cắt trên bề mặt. Đừng dại dột tiết kiệm vì nó cũng chỉ xấp xỉ giá một tô phở mà thôi.
Nên dùng thớt riêng cho mỗi loại thực phẩm
Nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc, ung thư
Nhóm ngụ cư thứ hai trên mặt thớt, ít hơn, nhưng lại nguy hiểm hơn, là các vi sinh vật. Họ hàng vi sinh vật gồm có vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng... là những kẻ không hề thân thiện với sức khỏe. Trong thực phẩm sống, có rất nhiều vi sinh vật, khi được đặt trên thớt để chế biến chúng sẽ ung dung chuyển đến cư ngụ trên mặt thớt, sinh con đẻ cái và sẽ xâm nhập vào cơ thể nếu lại dùng thớt đó để cắt thực phẩm chín.
Ngay cả khi thực phẩm được nấu nướng thì các độc tố do vi sinh vật tiết ra vẫn tồn tại, dẫn đến các bệnh lý thường gặp là nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc thức ăn biểu hiện bằng các triệu chứng tiêu chảy cấp, nôn ói, đau bụng, nhức đầu, có khi co giật và hôn mê. Ký sinh trùng ngoài gây ngộ độc cấp, cũng có thể chui lên não, lên gan, gây vàng da u não... Vì vậy, tốt nhất là đừng để các kẻ phá bĩnh này có cơ hội sinh sống trên mặt thớt.
Nhóm ngụ cư thứ ba là nấm mốc. Bản thân nấm mốc cũng gây bệnh, nhưng đáng sợ nhất chính là các độc tố do nấm mốc sản sinh ra và lưu lại trong gan, thận, trong cơ bắp... gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính, thậm chí có thể chuyển thành ung thư sau này. Nấm mốc khoái sống nhất trên các thớt ẩm ướt và nứt nẻ. Vì vậy, luôn phải giữ thớt khô ráo tốt nhất là phơi nắng sau mỗi lần dùng và nên thay khi thấy thớt cũ có những vệt màu đen, nâu, hay xanh.
Nên dùng thớt riêng cho từng loại thực phẩm Để tránh những nguy cơ có hại cho sức khỏe, mỗi bà nội trợ phải có ít nhất hai thớt trong một bếp ăn, một dùng cho thức ăn chín, một dùng cho thực phẩm sống, nếu được thì cũng nên có thêm một cái thứ ba dùng cắt trái cây, phô mai...
Sau khi sử dụng, thớt phải được chà rửa thật kỹ với xà phòng và nước sạch, hong khô hay phơi nắng, để riêng rẽ từng loại và nên tráng nước sôi trước khi dùng, nhất là với thớt dùng cho thực phẩm chín.
(Theo Người lao động)
Những đồ dùng bẩn hơn... toilet Điên thoai di đông, bàn phím máy tính hay vòi nước rửa bát lai la những đồ vât... bân nhât. Một số xét nghiệm đã chứng minh, trên những đồ dùng kể trên, số lượng vi khuẩn gây bệnh còn nhiều hơn của bồn cầu. Ô vi trung di đông Trên thưc tê, không chi điên thoai di đông ma ca nhưng chiêc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nếu thấy 7 dấu hiệu này bạn nên đi khám ngay lập tức

Rụng tóc có phải do thiếu sắt?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở người trưởng thành

Ăn trứng có thực sự gây tăng mỡ máu?

Bé trai 10 tuổi bị nhánh cây rơi trúng đầu phải thở máy, phản xạ ánh sáng yếu

Kịp thời cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, nhiều bệnh nền

Không nên tắm cơn mưa chuyển mùa ở TP.HCM

Bé 2 tuổi bỏng khắp miệng vì uống nhầm bột thông cống

Chó thả rông nghi bị dại cắn 3 người ở Đồng Nai

Tóc khô và xỉn màu là dấu hiệu của những bệnh này

14 chất bổ sung có tiềm năng chống lão hóa

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt
Có thể bạn quan tâm

Lấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hước
Netizen
18:30:09 09/05/2025
Sao Việt 9/5: Tiểu Vy được khen xinh như búp bê
Sao việt
18:25:11 09/05/2025
Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Tin nổi bật
18:21:57 09/05/2025
Nga phô diễn vũ khí hùng mạnh trong Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng
Thế giới
18:21:50 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025