Mexico đưa ra ‘nhượng bộ’ mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn
Mexico đồng ý cung cấp nước cho Mỹ từ các con sông chung giữa hai nước – một nhượng bộ nhằm tránh được nguy cơ bị áp thuế nặng nề hơn và một cuộc đối đầu ngoại giao với Mỹ.
Rio Grande là một trong ba con sông chung giữa Mỹ và Mexico. Ảnh: WWL
Theo tờ New York Times, Mexico đã đồng ý cung cấp nước cho Mỹ và tạm thời điều tiết thêm lượng nước từ các con sông chung giữa hai nước – một sự nhượng bộ dường như đã giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao bùng lên do tình trạng hạn hán và thiếu hụt nước kéo dài khiến Mexico không thể hoàn thành nghĩa vụ phân chia nước theo hiệp ước đã ký giữa hai quốc gia.
Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã đ.e dọ.a áp thêm thuế quan và các biện pháp trừng phạt khác đối với Mexico vì khoản “nợ nước” nói trên, ước tính khoảng 420 tỷ gallon (gần 1,6 tỷ m3). Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump cáo buộc Mexico “ăn cắp” nước của nông dân Texas bằng cách không tuân thủ các cam kết theo hiệp ước năm 1944, văn kiện điều chỉnh việc phân bổ nguồn nước từ ba con sông chung: Rio Grande, Colorado và Tijuana.
Theo thỏa thuận được Mexico và Mỹ công bố chung ngày 28/4, Mexico sẽ ngay lập tức chuyển một phần lượng nước dự trữ của mình cho Mỹ và sẽ dành cho Mỹ một phần lưu lượng lớn hơn từ sông Rio Grande cho đến tháng 10 năm nay.
Sự nhượng bộ của Mexico đã giúp tránh được nguy cơ bị áp thuế nặng nề hơn và một cuộc đối đầu ngoại giao với Mỹ trong bối cảnh ông Trump đang triển khai các chính sách thương mại mới.
Tuy nhiên, việc thực thi thỏa thuận này dự kiến sẽ gây áp lực đáng kể lên các vùng đất nông nghiệp của Mexico và có thể thổi bùng trở lại làn sóng bất ổn dân sự từng bùng phát khi Mexico thanh toán nợ nước cho Mỹ trước đây. Phần lớn khu vực biên giới phía Bắc Mexico hiện đang chịu cảnh hạn hán cực đoan, theo báo cáo của cơ quan khí tượng và ủy ban nước quốc gia Mexico, và lượng nước dự trữ của nước này đang ở mức thấp kỷ lục.
Tổng thống Mexico, bà Claudia Sheinbaum, đã chọn cách tiếp cận mềm mỏng trong các cuộc đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump. Vài giờ sau khi ông Trump đ.e dọ.a áp thuế vì tranh chấp nước hồi đầu tháng, bà Sheinbaum thừa nhận rằng Mexico đã không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ theo hiệp ước, đồng thời viện dẫn tình trạng hạn hán nghiêm trọng và khẳng định rằng Mexico vẫn đang “tuân thủ trong giới hạn khả năng cung cấp nước”.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ca ngợi bà Sheinbaum về “vai trò trực tiếp của bà” trong việc đàm phán thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh đến “tình trạng khan hiếm nước đang ảnh hưởng đến các cộng đồng ở cả hai bên biên giới.” Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mexico về thỏa thuận cũng lưu ý rằng Mỹ đã đồng ý sẽ không tìm cách đàm phán lại hiệp ước nước năm 1944.
Căng thẳng lâu nay về vấn đề nước giữa Mexico và Mỹ từng nhiều lần leo thang. Năm 2020, những căng thẳng này đã bùng phát thành bạo lực tại Mexico, khi nông dân nổi dậy và chiếm quyền kiểm soát một con đậ.p ở vùng biên giới nhằm ngăn chặn việc bơm nước cho Mỹ.
Video đang HOT
Nhiệt độ tăng và tình trạng hạn hán ngày càng khiến nguồn nước từ những con sông chung giữa Mỹ và Mexico trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Biên giới và Nước Quốc tế – cơ quan trung gian xử lý các tranh chấp về nước giữa Mỹ và Mexico – trong 5 năm qua, Mexico đã không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ cung cấp nước theo hiệp ước. Từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2024, Mexico chỉ cung cấp hơn 493,4 triệu mét khối nước, thấp hơn rất nhiều so với mức khoảng 1,73 tỷ mét khối mà hiệp ước yêu cầu. Khoản nợ nước này thậm chí còn tiếp tục gia tăng kể từ đó.
Phố Wall lại trượt dốc khi Mỹ tiếp tục áp thuế 104% đối với Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên 8/4, đán.h dấu phiên giảm thứ tư liên tiếp kể từ sau thông báo về thuế quan của ông Trump vào tuần trước.
Lần đầu tiên trong gần một năm, Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới ngưỡng 5.000 điểm.
Hoạt động giao dịch tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 3/4/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Reuters, Chính phủ Hoa Kỳ ngày 8/4 cho biết mức thuế 104% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực ngay từ 0h01 ngày 9/4 (theo giờ địa phương), trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump có động thái nhanh chóng bắt đầu các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại bị nhắm mục tiêu trong kế hoạch áp thuế toàn diện.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên 8/4, đán.h dấu phiên giảm thứ tư liên tiếp kể từ sau thông báo về thuế quan của ông Trump vào tuần trước. Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới ngưỡng 5.000 điểm - lần đầu tiên trong gần một năm. Hiện tại, chỉ số này đã giảm 18,9% so với mức đỉnh gần nhất vào ngày 19/2, tiến sát ngưỡng giảm 20% - mức thường được xem là ranh giới của một thị trường giá xuống ("thị trường gấu")
Theo dữ liệu từ LSEG, các công ty trong chỉ số S&P 500 đã mất 5,8 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường kể từ khi ông Trump công bố kế hoạch áp thuế hôm 2/4 - mức sụt giảm trong 4 ngày sâu nhất kể từ khi chỉ số này được tạo ra vào những năm 1950.
"Quy mô và tác động gây gián đoạn từ các chính sách thương mại của Mỹ, nếu được duy trì, sẽ đủ để đẩy Mỹ và toàn cầu vào suy thoái", tờ New York Times dẫn cảnh báo của các nhà kinh tế tại JPMorgan vào cuối tuần trước.
Trước đó, thị trường toàn cầu từng ghi nhận đà tăng nhờ kỳ vọng rằng ông Trump có thể sẵn sàng đàm phán để điều chỉnh các hàng rào thuế quan theo từng quốc gia và mặt hàng - vốn đang được thiết lập xung quanh thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Chính quyền Mỹ đã lên lịch đàm phán với Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh thân cận và cũng là đối tác thương mại lớn. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng sẽ có chuyến thăm Mỹ vào tuần tới.
"Tất cả các thỏa thuận này đều rất đặc thù, được thiết kế riêng", ông Trump phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng ngày 8/4, nơi ông ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp than. "Chúng tôi đã có cuộc đàm phán với rất nhiều quốc gia - hơn 70 nước - và tất cả đều muốn tham gia. Vấn đề là chúng tôi không thể xử lý nhiều nước cùng lúc."
Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định các mức thuế quan riêng biệt đối với từng quốc gia - lên tới 50% - vẫn sẽ được áp dụng đúng kế hoạch, từ 0h01 sáng 9/4 theo giờ miền Đông Mỹ (tức 11h01 ngày 9/4 theo giờ Việt Nam).
Container hàng hoá tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 8/4/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Các mức thuế này đặc biệt cao đối với Trung Quốc, khi ông Trump nâng thuế nhập khẩu đối với nước này lên tới 104% nhằm đáp trả loạt thuế trả đũa mà Bắc Kinh công bố hồi tuần trước. Trung Quốc từ chối nhượng bộ trước điều họ gọi là "sự tống tiề.n" và tuyên bố sẽ "chiến đấu đến cùng".
Đáp lại, các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết họ sẽ không ưu tiên đàm phán với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Loạt thuế quan quy mô lớn của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái và phá vỡ trật tự thương mại toàn cầu đã được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua.
"Hiện tại, chúng tôi đã nhận chỉ đạo rằng cần ưu tiên cho các đồng minh và đối tác thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác," cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett chia sẻ trên Fox News.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, phương pháp đàm phán riêng biệt với từng nước của ông Trump "sẽ cân nhắc cả yếu tố viện trợ quân sự, viện trợ nước ngoài lẫn các vấn đề kinh tế".
Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Tổng thống Trump, Jamieson Greer, phát biểu với Quốc hội rằng văn phòng của ông đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình, nhưng "không bị ràng buộc bởi bất kỳ thời hạn cụ thể nào".
"Tổng thống đã nói rõ - ít nhất trong ngắn hạn - rằng ông sẽ không đưa ra miễn trừ hay ngoại lệ", ông Greer nhấn mạnh.
Trong khi đó, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một "cuộc chiến tiêu hao", bất chấp các nhà sản xuất cảnh báo về sụt giảm lợi nhuận và ráo riết lên kế hoạch xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Viện dẫn các rủi ro bên ngoài gia tăng, Ngân hàng Citi đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2025 từ 4,7% xuống còn 4,2%.
Trong diễn biến khác, Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết mức thuế 25% của nước này đối với một số loại xe nhập từ Mỹ - một biện pháp đối phó để phù hợp với cách tiếp cận của ông Trump - sẽ có hiệu lực ngay sau nửa đêm 8/4.
"Tổng thống Trump đã gây ra cuộc khủng hoảng thương mại này - và Canada đang phản ứng có mục đích và mạnh mẽ", ông Carney cho biết trên mạng X.
Thủ tướng Canada Mark Carney lên án thuế quan của Mỹ là "cuộc tấ.n côn.g trực tiếp" vào người lao động Canada và cam kết hành động vì lợi ích cộng đồng. Ảnh: THX/TTXVN
Canada và Mexico được miễn trừ khỏi đợt thuế quan mới mà Trump công bố vào tuần trước, nhưng các khoản thuế trước đó vẫn được áp dụng. Hầu hết các mặt hàng tuân thủ thỏa thuận thương mại hiện hành giữa ba nước đều không phải chịu mức thuế mới.
Trong khi đó, Reuters cho biết, người Mỹ đang lo lắng về giá cả gia tăng trong nước. 3/4 người Mỹ được hỏi dự đoán giá cả sẽ tăng khi thuế quan của Trump có hiệu lực, theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos.
Nhà sản xuất chip Micron thông báo với khách hàng rằng họ sẽ áp dụng phụ phí liên quan đến thuế quan bắt đầu từ 9/4, trong khi các nhà bán lẻ quần áo cho biết họ đang trì hoãn đơn đặt hàng và hoãn tuyển dụng.
Theo một hiệp hội ngành hàng, giá bán lẻ của giày chạy bộ sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng từ 155 USD lên 220 USD khi mức thuế 46% của ông Trump có hiệu lực.
Người tiêu dùng đang tranh thủ tích trữ hàng hóa khi còn có thể. "Tôi mua gấp đôi mọi thứ - đậu, đồ hộp, bột mì, bất cứ thứ gì", ông Thomas Jennings, 53 tuổ.i, chia sẻ khi đang đẩy xe hàng trong một siêu thị Walmart ở New Jersey.
Các đợt tăng giá diện rộng có thể chưa xuất hiện ngay lập tức, do mức thuế mới không áp dụng cho hàng hóa đã vận chuyển trước thời điểm có hiệu lực.
Mua sắm hay chờ đợi? Người Mỹ 'lạc lối' giữa cơn bão thuế quan Dịp cuối tuần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump công bố các mức "thuế quan toàn cầu", nhiều người Mỹ đã tìm cách đi trước làn sóng tăng giá dự kiến, trong khi những người khác tỏ ra kiên nhẫn. Một người mua sắm vào cuối tuần qua ở Marina del Rey, bang California. Ảnh: New York Times Ông bà Charlene...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổ.i ở Tây Bắc Trung Quốc

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chế.t

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025
Tin nổi bật
06:37:28 30/04/2025
"Giáo chủ khả ái" Dương Thừa Lâm phản pháo khi bị bạn thân cũ tố trở mặt, vô lễ với người lớn
Sao châu á
06:25:42 30/04/2025
Mẹ bầu Vbiz ám ảnh sau khi làm xét nghiệm: Bị choáng váng đầu óc, nằm 2 tiếng không thở nổi
Sao việt
06:21:42 30/04/2025
Bộ phim đáng xem nhất 2025: 2 phút hé lộ khiến cả thế giới phát sốt, mưa lời khen rải khắp toàn cầu
Phim âu mỹ
06:02:19 30/04/2025
4 món ngon đổi vị với 'thực phẩm vàng' giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng chiều cao cho trẻ
Ẩm thực
06:01:02 30/04/2025
Con ốm, vợ cũ bất ngờ ghé thăm, thứ cô ấy để lại trên bàn khiến tôi thao thức cả đêm
Góc tâm tình
05:21:21 30/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Rộ nghi vấn Lậ.t Mặ.t 8 bị seeding chơi xấu, căng đến nỗi Lý Hải - Minh Hà phải đăng đàn xin trợ giúp
Hậu trường phim
23:51:26 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025