Miền Bắc: Tăng mạnh dịch sốt vi rút
Hai tuần trở lại đây, thời tiết Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thay đổi, sáng tối lạnh, ban ngày thì nóng bức là điều kiện lý tưởng cho vi rút phát triển khiến rất nhiều người bị các bệnh đường hô hấp, sốt vi rút, đặc biệt là ở trẻ em.
Đa số các ca đến viện khám đều liên quan đến sốt vi rút, viêm đường hô hấp. Ảnh: H.Hải
Tại bệnh viện Nhi TƯ, khoa Nhi Bạch Mai, khoa Nhi bệnh viện quân y 103, rất đông bệnh nhi đến khám trong tình trạng sốt cao đùng đùng 39-40 độ C. Tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, số trẻ đến khám tăng gấp rưỡi còn bệnh viện Nhi TƯ tiếp nhận trên 1.500 bệnh nhân tới khám mỗi ngày.
Sốt liên tục 4 – 5 ngày
Có mặt tại khoa Nhi BV quân y 103, chúng tôi chứng kiến nhiều em bé sốt cao đùng đùng được bố mẹ đưa vội tới viện khám. Em P.T.H (11 tuổi ở Mỗ Lao) sốt cao tới 40 độ C, cứ uống thuốc hạ sốt được 3 – 4 tiếng là lại sốt trở lại. Vào viện khám, theo dõi tại viện một ngày, em được cho về nhà với lời dặn: quan trọng nhất là theo dõi nhiệt độ, kiểm soát nhiệt độ kịp thời vì bé bị sốt vi rút. Trải qua 4 ngày sốt liên tục phải uống thuốc hạ sốt, oresol, đến ngày thứ 5, em mới đỡ hơn.
Video đang HOT
Em nhỏ T.A (9 tháng tuổi, Hà Đông) cũng nhập viện 103 sau cơn co giật vì sốt cao. Mẹ bé ôm con vào viện khóc nức nở, vì trưa hôm đó, thấy bé có biểu hiện bứt dứt, khó chịu đã định đưa con vào viện, đo nhiệt độ cho con mấy lần đều chỉ dừng lại ở 37,8 độ C. Chưa kịp đi viện, đang cho con bú thì bé lên cơn co giật. Vào viện, nhiệt độ thực của bé là 39,3 độ. Trải qua 2 ngày sốt cao liên tục, cứ 4 tiếng lại phải uống hạ sốt một lần, giờ tình trạng của bé mới đỡ hơn nhưng lại phát ban toàn thân và còn hâm hấp sốt.
“Không bao giờ nghĩ con mình lại rơi vào tình cảnh bị sốt cao co giật vì mình luôn rất chú ý đo nhiệt độ cho con. Không ngờ, khi vào viện, y tá xem kỹ thì kẹp nhiệt kế thủy ngân nhà mình bị hỏng, do đứt đoạn thủy ngân trên nhiệt kế, luôn dừng lại ở đúng nhiệt độ đó. Mình ân hận lắm, làm con phải khổ, vì nghe nói, trẻ đã bị sốt cao co giật một lần rồi sẽ rất hay tái lại. Chỉ tại mình, cứ nghĩ con sốt mọc răng thông thường vì bé chỉ sốt, không hề ho hắng, sổ mũi”, mẹ bé T.A nói.
Tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, số trẻ đến khám cao gấp rưỡi ngày thường. Do mấy ngày gần đây, biên độ nhiệt trong ngày thay đổi cao, trẻ chưa thích ứng kịp. Trẻ nhập viện trong thời gian này chủ yếu mắc các bệnh đường hô hấp, sốt vi-rút, đa phần nhẹ, chỉ có một số ít trẻ nặng hơn, bị biến chứng viêm phổi.
Kiểm soát tốt nhiệt độ của trẻ
TS Dũng khẳng định, khi trẻ bị sốt vi rút, việc quan trọng nhất là kiểm soát tốt nhiệt độ của trẻ bằng thuốc hạ sốt. Có nhiều trường hợp, vì không kiểm soát tốt nhiệt độ sốt nên trẻ bị sốt cao co giật.
Khi bị sốt vi rút trẻ thường bị sốt rất cao 39 – 40 độ C, dù uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt cũng tái diễn nhanh chóng. Có những trẻ sau 2 – 3 tiếng uống thuốc hạ sốt đã bị sốt lại. Lúc này, cần cho trẻ tắm nước ấm (36 – 37 độ C), cho toàn thân trẻ ngập trong chậu nước ấm để giúp các lỗ chân lông mở ra, nhiệt độ thoát nhanh chóng ra ngoài. Hoặc có thể chườm ấm bằng khăn nhúng nước ấm đắp vào hai nách, cổ, bẹn của trẻ giúp hạ sốt nhanh. Sau tắm nước ấm thì lau khô người trẻ, mặc quần áo thoáng mát và phải tiếp tục chườm ấm cho bé để có thể duy trì nhiệt độ không sốt cao tới 4 tiếng mới tiếp tục được dùng thuốc.
Trẻ sốt vi-rút thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Đáng lưu ý là triệu chứng ban đầu của sốt vi-rút cũng khá giống với sốt xuất huyết, viêm não, viêm não Nhật Bản… Do vậy, thấy trẻ sốt cao đột ngột và kéo dài phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nói về nhiệt kế đo cho trẻ, nhiệt kế bị hỏng không phản ánh đúng thân nhiệt như trường hợp bé T.A trên không phải là hiếm. Khá nhiều trường hợp em bé sốt cao hầm hập được bố mẹ đưa vội vào viện đã lên cơn co giật.
Vì thế, nhiệt kế khi đo cho con xong luôn phải để trong hộp, để lên cao để tránh rung đập có thể làm hỏng nhiệt kế. Ngoài ra, cha mẹ nên sử nhiệt kế thủy ngân truyền thống dùng đo ở nách vẫn phản ánh chính xác nhất thân nhiệt của bé. Các loại nhiệt kế hiện đại cũng phản ánh chính xác thân nhiệt người đo nhưng phải biết cách đo, nếu không sai số về nhiệt độ sẽ rất lớn.
TS Dũng khuyên các bà mẹ nên dùng nhiệt kế thủy ngân, kẹp nách đủ 3 phút rồi mới đọc nhiệt độ. Nếu bé không chịu cho kẹp lâu, có thể sử dụng nhiệt kế điện tử dùng kẹp nách (không nên đo ở miệng hay hậu môn), chỉ sau khoảng hơn 30 giây là đã đo xong, mà vẫn phản ánh đúng thân nhiệt. Nếu xác định chính xác bé sốt trên 38,5 độ C thì mới nên dùng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, cha mẹ không cần quá lo lắng khi con mắc bệnh. Nếu thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi nhiều thì cần chú ý làm sạch đường thở. Không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, đặc biệt không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Khi trẻ sốt vi-rút, không tự ý truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ.
Theo Dân Trí
Trẻ gập cổ có thể đột tử
Các bà mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc có thể dẫn đến các nguyên nhân đột tử cho trẻ như nằm gối quá mềm, nằm gập cổ hoặc bế gập.
Điều này khiến trẻ không thể thở, tim ngừng đập. Những tư vấn dưới đây về tư thế nằm gối của các chuyên gia sẽ giúp bạn tránh được các hiểm họa cho trẻ.
Cổ gập dễ gây nghẹn thở
Theo BS Lê Tố Như, phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng trẻ đột tử hoặc cơ thể tím tái do nằm, bế không đúng cách không phải là nhiều nhưng cũng không hiếm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra do các bà mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con.
Ví dụ, các mẹ dùng gối mềm hoặc cho bé nằm gập cổ xuống quá mức khiến đường thở bị ngắt. Lúc này, trẻ sẽ không thở được dẫn đến tim ngừng đập và tử vong. Ngoài ra, khi bế bé không thẳng cũng có thể diễn ra tình trạng tương tự. "Nhiều bà mẹ cho bé nằm gập cổ khiến trẻ không thở được, mặt mày tím tái. Khi bác sĩ phát hiện ra mới cấp cứu may mắn qua khỏi", BS Tố Như cho hay.
Bế trẻ sơ sinh cần đỡ gáy, tránh gập cổ.
ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa nhi, Học viện Quân y 103 phân tích, các bé khi cổ chưa nhấc được đồng nghĩa xương cổ, sụn còn mềm nên khi gối không hợp lý làm cổ bé bị gập lại. Tư thế nằm gấp như vậy sẽ gây chẹn vùng hầu họng khiến bé dễ bị sặc. Nắp thanh môn có thể ví như một cái lẫy nhỏ trong cổ họng. Khi ta hít thở nắp thanh môn sẽ mở ra cho không khí đi vào khí quản. Lúc này, nắp thanh môn sẽ đậy sang đường thực quản.
Ngược lại, khi ta ăn, nuốt thức ăn, nắp thanh môn lại mở thực quản và đậy sang khí quản để thức ăn không lọt vào đường thở. Nếu tư thế nằm của bé bị gập lại ở cổ, cản trở hoạt động của nắp thanh môn sẽ có nguy cơ dẫn đến việc trẻ bị sặc, thiếu oxy để thở.
Tư thế nằm gối an toàn
ThS.BS Trương Ngọc Dương nhấn mạnh thêm, để trẻ xảy ra các nguy cơ trên, chiếc gối nằm cũng là một trong các nguyên nhân. Bởi gối dễ ảnh hưởng đến trạng thái tư thế nằm của trẻ. Các bà mẹ cần chú ý lựa chọn gối cho trẻ: Không nên quá cao, quá mềm đến mức khi đặt trẻ nằm lên gối lún hẳn xuống.
Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai. Cách đặt gối như vậy sẽ cho trẻ tư thế nằm dễ chịu nhất, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 - 15 độ. Tư thế này cũng tương tự như lúc ta bế bé trên tay, vùng cổ gáy của bé được nâng đỡ trên cánh tay hoặc vùng lõm ở khuỷu tay sẽ giúp bé thoải mái và an toàn nhất. Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.
Việc đặt vào giường bé những món đồ chơi, gối và chăn có thể sẽ là chướng ngại vật khiến cho hoạt động hô hấp của bé gặp khó khăn. Vì thế, các mẹ chỉ nên đặt những vật dụng thực sự cần thiết trong giường bé, còn không hãy để giường của bé thật thoáng đãng, ít đồ dùng.
"Có thể phát hiện trẻ khó thở bằng biểu hiện trên bề mặt như mặt bé tím tái, chân tay quờ quạng... Lúc này cần cấp cứu trẻ bằng nhiều biện pháp như cho trẻ nằm thẳng, để đường thở thẳng hoặc hơi ngẩng lên. Búng vào gan bàn chân hoặc xoa vào lưng để trẻ dễ thở. Đồng thời cần dùng dụng cụ bóng bóp để kích thích trẻ thở trở lại", BS Tố Như hướng dẫn.
"Hãy đặt bé luôn nằm ngửa khi ngủ và tư thế này sẽ giữ an toàn cho bé và làm giảm đáng kể hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ. Chiếc đệm của bé phải vững chắc, bằng phẳng và không bị lún. Chăn đắp của bé là chăn ít lông, mềm mại, chỉ nên đắp cao lên đến ngực bé. Nên có tấm chẹn ở xung quanh giường cũi để bé không bị đụng đầu khi trở mình. Tuy nhiên, tấm nệm này cũng phải xử lý sao cho chúng không thể rơi xuống đè lên mặt làm bé ngạt thở".
TS Benildo Guzman (giám đốc Viện Nghiên cứu giấc ngủ, thuộc Trung tâm Y tế tây Boca, Florida, Hoa Kỳ)
Theo PNO
Hà Nội: Dịch vụ bác sĩ gia đình đắt khách vì dịch bệnh Mặc dù bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện rải rác ở miền Bắc nhưng nhiều bà mẹ vẫn sợ, không đưa con tới bệnh viện đông đúc khi có bệnh mà bấm bụng đưa con tới phòng khám, gọi bác sĩ gia đình... Số bệnh nhi đến khám tại bệnh nhi TƯ không tăng đột biến và chủ yếu là ngoại tỉnh,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bệnh nhân 79 tuổi bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Những thói quen hàng ngày khiến ung thư gan âm thầm phát triển

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết
Có thể bạn quan tâm

Hạt Dẻ gây bàn tán, làm 1 việc "hơn thua" Lọ Lem, flex 4 thứ vượt mặt chị?
Netizen
17:05:32 12/05/2025
Rò rỉ clip gây sốc của luật sư đang giúp nhà Kim Sae Ron "đại chiến sống còn" với Kim Soo Hyun
Sao châu á
17:01:57 12/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon
Ẩm thực
16:59:09 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
Pháp luật
16:55:29 12/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi xuất hiện trên truyền hình quốc tế, nói gì mà khiến fan Việt phát sốt?
Sao việt
16:52:47 12/05/2025
Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Tin nổi bật
16:42:46 12/05/2025
Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan
Thế giới
16:38:49 12/05/2025
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!
Hậu trường phim
16:25:56 12/05/2025
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ
Góc tâm tình
15:58:04 12/05/2025
Tình thế đảo ngược với Casemiro
Sao thể thao
15:57:13 12/05/2025