Mobile Money: Lợi thế của Kenya trong cuộc chiến chống Covid-19
Trước sự đe dọa của “kẻ thù vô hình” Covid-19, mọi giải pháp công nghệ được đưa ra đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Mobile Money cũng không phải ngoại lệ.
Ảnh: kahawatungu
Đối với dịch Covid-19, giữ khoảng cách xã hội và tránh tiếp xúc được xem là cách hiệu quả để hạn chế lây lan virus SAR-CoV-2. Tại Kenya , một trong những biện pháp tốt nhất để thực hiện giãn cách là dùng giao dịch phi tiền mặt thông qua thanh toán bằng thẻ và các ứng dụng Mobile Money như M-Pesa, Airtel Money và Telkom Money.
Rất ít người dân Kenya dùng thẻ để trả tiền hàng hóa, dịch vụ nên Mobile Money là phương thức giao dịch không dùng tiền mặt phổ biến nhất. Nó thuận tiện với cả người mua lẫn người cung cấp dịch vụ. Gần như mọi doanh nghiệp, từ tập đoàn lớn cho tới tiệm tạp hóa nhỏ, đều chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau.
Nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money lớn nhất Kenya là M-Pesa, theo dữ liệu của Cơ quan truyền thông Kenya (CA). Tính đến tháng 4/2019, M-Pesa có 30 triệu người dùng. Tại đây, cư dân mua sắm , ăn uống hay đổ xăng bằng M-Pesa nhờ tính năng Lipa na M-pesa hoặc chuyển tiền trực tiếp cho người nhận. Ngoài ra, còn có các lựa chọn thanh toán khác như thẻ tín dụng, PayPal, Pesapal.
Người đi phương tiện công cộng cũng dùng M-Pesa để trả tiền vé xe. Nhờ hợp tác giữa City Star Shuttle và Safaricom – công ty sở hữu M-Pesa, 300 dịch vụ vận tải chấp nhận thanh toán bằng M-Pesa. Hành khách sẽ bắn tiền trực tiếp vào số điện thoại của thành viên của hãng vận tải. Động thái nhằm khuyến khích giao dịch không dùng tiền mặt nhằm hạn chế sự lây lan của virus.
Từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Kenya, chính phủ thúc giục các thương nhân ứng dụng giao dịch phi tiền mặt để giúp chống lại Covid-19. Các công ty trong lĩnh vực tài chính cũng được khuyến khích giảm phí giao dịch để nhiều người dân Kenya sử dụng hơn.
Video đang HOT
Hầu hết các ngân hàng đều giảm phí chuyển tiền qua M-Pesa và các ứng dụng Mobile Money khác. Safaricom thông báo khách hàng được miễn phí mọi giao dịch chuyển tiền từ 1.000 Ksh (221.000 đồng) trở xuống trong 90 ngày. Chính sách này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ tiền mặt trao đổi giữa mọi người. Các cửa hàng nhỏ nhờ vậy được hưởng lợi vì khách hàng trả tiền dễ hơn mà không mất phí.
Ngân hàng Trung ương Kenya nâng hạn mức giao dịch hàng ngày qua M-Pesa từ 70.000 Ksh (15,4 triệu đồng) lên 150.000 Ksh (33,1 triệu đồng) để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người dùng M-Pesa cũng được chuyển tối đa 300.000 Ksh (66,3 triệu đồng), tăng từ 140.000 Ksh (30,9 triệu đồng) trước đó và được giữ tối đa 300.000 Ksh trong ví M-Pesa.
Trung tâm thương mại Jumia giới thiệu dịch vụ giao hàng không tiếp xúc. Nếu thanh toán cho các sản phẩm bằng M-Pesa, nhân viên sẽ đặt hàng tại cửa nhà và chờ khách nhận đồ mới rời đi.
Giao dịch phi tiền mặt không chỉ giảm các lượt đến và đi từ ngân hàng mà còn giúp hàng triệu người dân Kenya thanh toán an toàn và tức thời. Theo Ngân hàng trung ương Kenya, 8 trong 10 giao dịch không dùng tiền mặt tại nước này được thực hiện trên di động. Tỉ lệ sử dụng chuyển tiền điện tử cao là lợi thế của Kenya trong cuộc chiến chống Covid-19.
Du Lam
Uống cốc trà đá, trả tiền điện... chỉ 1 nút ấn điện thoại là xong
Tiền di động (Mobile Money) sắp được triển khai thí điểm. Từ cốc trà đá, vé gửi xe, bánh xà phòng, gói mì tôm đến hóa đơn điện, nước, giáo dục, y tế,... người dân sẽ rút điện thoại ra để thanh toán, thuận tiện vô cùng.
Uống trà đá trả tiền qua di động
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trình ngay quyết định cá biệt về việc thí điểm Tiền di động (Mobile Money), nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Mobile Money là một loại tiền điện tử, do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động. Người dùng dịch vụ tiền di động, có khả năng chuyển tiền, thanh toán cũng như nhận tiền thông qua tài khoản của điện thoại di động.
Các nhà mạng lớn đã chính thức đề xuất Chính phủ sớm có chính sách cho doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thanh toán điện tử Mobile Money.
Với cú pháp đơn giản, không đòi hỏi người dùng phải có hiểu biết về Internet và các ứng dụng trên smart phone, Mobile Money sẽ giúp người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể tham gia vào nền kinh tế số.
Theo Báo cáo của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA) 92 quốc gia đã và đang triển khai dịch vụ tiền di động với gần 844 triệu tài khoản được đăng ký, giao dịch trung bình hơn 1,3 tỷ USD/ngày. Tiền di động đang ngày càng tăng trưởng nhanh và trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới.
Trong khi đó, theo thống kê, hơn 50% dân số Việt Nam hiện chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và có tới 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Vì vậy, Mobile Money phát triển sẽ góp phần cung ứng cho toàn bộ người dân một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện.
Để thúc đẩy kinh tế số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị cho thí điểm Mobile Money trong quý I/2020, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, rất cần các giao dịch không tiếp xúc.
Theo các chuyên gia, nếu Chính phủ cho phép sử dụng Mobile Money để thanh toán các loại dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ thì số lượng người tham gia sẽ rất lớn. Từ những hàng hóa như cốc trà đá, vé gửi xe, bánh xà phòng, gói mì tôm, cho đến hóa đơn điện, nước, giáo dục, y tế, vay tín dụng,... người dân sẽ rút điện thoại ra để thanh toán. Có thể nói, bất cứ người dân nào cũng có thể sử dụng điện thoại để chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí và thời gian.
Hơn nữa, điều này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hóa nông nghiệp, nhất là với vùng sâu vùng xa. Đa phần người nông dân hiện bán nông sản vẫn dùng thanh toán tiền mặt và họ cũng không thể bán hàng cho những người ở xa. Mobile Money giúp người ở nông thôn, miền núi, có thể bán một nải chuối ở vườn của mình cho mọi khách hàng trên toàn quốc, với giá tốt nhất. Nhiều người dân bị gạt ra ngoài hệ thống tài chính chính thống, sẽ được tiếp cận các dịch vụ mang tính đổi đời trên nền tảng Internet.
Mobile Money sắp được triển khai thí điểm, kỳ vọng sẽ là cú huých thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Thúc đẩy kinh tế phát triển
Mobile Money cũng sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực số, những công ty khởi nghiệp công nghệ. Đó sẽ là phương thức thanh toán phổ biến nhất được chấp nhận bởi các công ty khởi nghiệp. Vì thế, có thể kỳ vọng Mobile Money sẽ góp phần bùng nổ các start-up Việt Nam, giúp tăng trưởng kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông sẽ tận dụng được mạng lưới phủ sóng rộng khắp cả nước để phát triển và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, có thể mở rộng dư địa để tăng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đến thời điểm này, các nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đã chính thức đề xuất Chính phủ sớm có chính sách cho doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thanh toán điện tử Mobile Money. Ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ Mobile Money, chỉ sau một đêm, 100% thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Phát triển thanh toán qua di động sẽ là một cú huých cho sự phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam. Mobile Money là một giải pháp mới để hỗ trợ chuyển đổi số và là một trong những phần quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money hoạt động đều tạo ra tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, Việt Nam cần nhận diện một số rủi ro, thách thức để có cơ chế, chính sách phù hợp khi triển khai Mobile Money. Chẳng hạn, việc định danh, xác thực (KYC) khách hàng do các doanh nghiệp viễn thông tự thiết lập phải đảm bảo độ chính xác cao, đặc biệt trong tình trạng SIM rác vẫn còn khá phổ biến. Bởi, từ đó sẽ dẫn tới các hành vi mạo danh khách hàng trong việc mở và sử dụng Mobile Money, thực hiện các giao dịch giả mạo, gian lận, giao dịch bất hợp pháp. Bên cạnh đó là rủi ro trong công tác phòng, chống rửa tiền; rủi ro trong trường hợp các khách hàng không đủ khả năng chi trả.
Trần Thủy
ViettelPay vượt mốc 9 triệu người dùng, trung bình mỗi tháng lưu chuyển 50.000 tỷ đồng Sau 18 tháng ra mắt, ngân hàng số ViettelPay đã vượt mốc 9 triệu người dùng, với lượng người sử dụng thường xuyên tăng gấp 6 lần so thời điểm cuối năm 2018. Nhờ đó, ViettelPay trở thành ứng dụng fintech có tốc độ tăng trưởng người dùng nhanh nhất tại Việt Nam năm 2019 trong bối cảnh ngày càng có nhiều công...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ứng dụng AI trong cơ sở y tế để hợp nhất dữ liệu

Google đối mặt với điều tra chống độc quyền về thỏa thuận với Character.AI

Robot điểm danh sáng tạo của những người trẻ không ngừng học hỏi

Lá chắn bảo vệ tên miền trước nguy cơ bị chiếm đoạt trái phép

Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Computex 2025: Tin vui cho người dùng chuẩn bị nâng cấp laptop AI

Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome

iOS 18.4 ẩn chứa một chi tiết ít người chú ý

Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web

Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng

6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động

Điều gì xảy ra nếu Google không còn mặc định trên iPhone?
Có thể bạn quan tâm

Thái Y Lâm, Bành Vu Yến bí mật tái hợp âm thầm bên nhau gây chấn động showbiz?
Sao châu á
16:28:16 25/05/2025
Chuỗi thất bại gây sốc và đâu là cái kết cho Ý Nhi tại Miss World?
Sao việt
16:25:12 25/05/2025
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập
Nhạc quốc tế
16:20:43 25/05/2025
"Cam thường" tóm gọn Quang Hải lái xế hộp bạc tỷ đón Chu Thanh Huyền, nhan sắc nàng WAG sang chảnh gây chú ý
Sao thể thao
16:02:04 25/05/2025
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025
Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025