Mỗi bộ “nhúng” một chút!
“Chương trình mục tiêu quốc gia, cứ làm như hiện tại thì ông nào cũng chỉ… tranh thủ, mỗi Bộ “nhúng” một chút là dẫn đến phân tán. Song giờ trình độ mới đến thế, Thường vụ cũng đành cầm lòng, chấp nhận vậy” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.
Ngày 13/12, UB Thường vụ QH cho ý kiến về phân bổ ngân sách TƯ cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia: Biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường. Đây là một nội dung được Thường vụ xem xét lại sau lần trình trước đó của Chính phủ mà không được thông qua.
Theo phương án trình lần này của Chính phủ, chương trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được giao tổng kinh phí là 131 tỷ đồng. Và thay vì bố trí 50 tỷ đồng cho các dự án tại duy nhất một tỉnh Bắc Giang thì đã phân cho 4 địa phương là Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình và Ninh Bình (3 làng nghề được phân bổ 10 tỷ đồng và một làng nghề được 20 tỷ đồng).
Chương trình khắc phục ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã ngốn nhiều nghìn tỷ đồng thời gian qua.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc phân tích, thực trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã rất bức thiết và đáng báo động, tuy nhiên số tiền phân bổ như trên là quá nhỏ, chỉ đủ làm cống rãnh. Phương án xử lý như vậy chỉ đi vào tiểu tiết, xử lý ngọn mà không làm từ gốc thì rất lãng phí.
Thẩm tra đề án Chính phủ trình, UB Tài chính Ngân sách xác nhận, về cơ bản, Chính phủ đã tiếp thu, giải trình ý kiến của UB Thường vụ, UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đã rà soát, cắt giảm vốn sự nghiệp, điều chỉnh phương án phân bổ vốn hợp lý hơn.
Về các dự án cụ thể, UB Tài chính ngân sách lưu ý dự án thứ 3 trong Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, dự án “Thu gom, xử lý nước thải từ các đô thị loại II trở lên thuộc ba lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai” trị giá 33 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chính phủ dự kiến bố trí cho tỉnh Thái Nguyên 15 tỷ đồng và tỉnh Đồng Nai 15 tỷ đồng để thu gom, xử lý nước thải thành phố, 3 tỷ đồng cho Văn phòng ban chỉ đạo.
Chủ tịch UB Phùng Quốc Hiển cho rằng, với tình trạng ô nhiêm gia tăng ở cả 3 lưu vực sông, nêu chỉ xử lý nước thải đô thị thì mới chỉ giải quyêt được môt phân của vân đê, quan trọng là phải châm dứt hành vi vi phạm pháp luât xả thải chưa qua xử lý từ các khu, cụm công nghiêp tâp trung, các làng nghê trên lưu vực sông.
Ông Hiển lập luận, với nguồn lực hạn chế, cần thiết phải bố trí vốn tập trung để hoàn thành dứt điểm một lưu vực sông. Do đó, đề nghị chỉ bố trí vốn tập trung cho việc xử lý ô nhiễm hệ thống sông Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân hoặc chuyển toàn bộ số kinh phí này sang bố trí vốn cho xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
Với chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (được giao tổng kinh phí là 248,3 tỷ đồng) Chính phủ cho biết đã rà soát cắt giảm 60,8 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để bố trí 30,8 tỷ đồng Xây dựng và nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau (tổng mức đầu tư là 922 tỷ đồng); 30 tỷ đồng cho dự án kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh (tổng mức đầu tư là 153 tỷ đồng).
Cơ quan thẩm tra đề nghị bố trí số vốn này cho dự án khác vì tỷ lệ vốn quá thấp so với tổng đầu tư là không phù hợp, có thể dẫn tới đầu tư dàn trải, kéo dài, thiếu tính khả thi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng ủng hộ đề xuất phân bổ số tiền này cho việc trồng rừng chắn sóng của Bộ TN-MT để tránh dàn trải.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, ứng phó biến đổi khí hậu là chương trình dài hạn, gồm rất nhiều công việc ở nhiều bộ ngành, không thể chỉ trông chờ vốn chương trình mục tiêu mà cần vốn đầu tư khác nữa.
Ông Hùng cũng đề xuất tính toán lại cách làm các chương trình mục tiêu theo hướng chỉ bỏ tiền xây dựng chương trình và làm mô hình thí điểm, còn lại khi bố trí ngân sách cho các bộ ngành thì phân bổ luôn kinh phí để thực hiện phần việc cần thực hiện ở các chương trình. Còn nếu sản phẩm là các công trình thì sẽ bố trí vốn đầu tư.
“Nếu cứ làm như hiện tại thì không thực chất, ông nào cũng chỉ tranh thủ thôi. Mỗi Bộ nhúng một chút là dẫn đến phân tán. Song giờ trình độ mới đến thế, Thường vụ cũng đành cầm lòng, chấp nhận vậy”.
Tại phiên họp tháng 10/2012, khi xem xét phương án phân bổ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2013-2015 do Chính phủ trình, UB Thường vụ Quốc hội đã “phê” về việc chậm trễ và tính dàn trải, đồng thời yêu cầu rà soát lại từng chương trình cụ thể. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khi đó cũng băn khoăn khi số tiền dành cho chương trình ứng phó biến đổi khí hậu lên đến trên 260 tỷ đồng, với nhiều cơ quan không mấy liên quan cũng có trong danh sách tham gia như Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Tại kỳ họp QH thứ 4 vừa qua, Chính phủ đã trình phương án phân bổ vốn ngân sách TƯ cho 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, do chưa kịp rà soát theo yêu câu của UB thường vụ QH, Chính phủ chưa có phương án phân bổ vốn chi tiết hai chương trình: ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường nên QH đã quyết định giao lại cho UB Thường vụ xem xét vấn đề này sau
Theo Dantri
Không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay
"Bỏ phiếu không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã nói thế khi góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 35 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại phiên họp TVQH chiều qua, 12.12.
Dân được tham gia đánh giá tín nhiệm lãnh đạo
Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn sẽ bắt đầu tiến hành tại kỳ họp thứ 5 năm 2013, đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tại kỳ họp HĐND đầu tiên của mỗi tỉnh, thành vào năm sau, dự kiến vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2013.
Trong Nghị quyết 35 của QH quy định rõ "Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến QH, HĐND tại kỳ họp". Và theo dự thảo hướng dẫn, ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại QH, HĐND (nếu có) được Ủy ban Trung ương MTTQVN các cấp tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND để gửi tới ĐBQH, ĐB HĐND theo quy định của Nghị quyết 35.
Liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo hướng dẫn có quy định đáng chú ý là người được lấy phiếu giải trình về các nội dung được nêu trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và theo yêu cầu của ĐBQH, ĐB HĐND được gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm trong năm công tác đó. Trường hợp nhận được yêu cầu bằng văn bản do ĐBQH, ĐB HĐND chuyển đến đề nghị làm rõ thêm các nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà ĐB đã nêu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm và gửi trực tiếp đến ĐB đã có yêu cầu.
Đã đưa ra bỏ phiếu thì chắc chắn 80% là "rơi"
Về hệ quả bỏ phiếu tín nhiệm, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị TVQH cho ý kiến về 2 phương án: thứ nhất là việc bỏ phiếu tín nhiệm (BPTN) và xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức (nếu có) sẽ được tiến hành vào kỳ họp tiếp theo kỳ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm thời gian chuẩn bị các thủ tục liên quan đến nhân sự (dự thảo nghị quyết đang thể hiện theo loại ý kiến này). Phương án khác là thời điểm tiến hành các quy trình tiếp theo về BPTN, chấp thuận cho từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hay phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với từng trường hợp nên giao cho Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND trình QH hoặc HĐND quyết định để bảo đảm tính linh hoạt trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí, điều chỉnh nhân sự.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nếu người được đưa ra BPTN không đạt quá bán về tín nhiệm thì nên có nghị quyết miễn nhiệm luôn, đồng thời phải có người thay thế tạm thời, chờ kỳ họp sau bầu hoặc phê chuẩn theo quy trình công tác cán bộ để bảo đảm có đủ thời gian chuẩn bị.
Trong khi đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lại đề nghị nếu đưa ra BPTN chức danh nào đó mà trên 50% không tín nhiệm thì sau đó một ngày phải miễn nhiệm ngay, đồng thời bầu hoặc phê chuẩn người bổ sung thay thế. "Đã đưa ra bỏ phiếu chắc chắn 80% là rơi. Khi đã đưa người ta ra BPTN thì đồng thời phải phối hợp ngay với Ban Tổ chức trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương để chuẩn bị phương án thay thế. Quyền lực phải liên tục như thế", ông Hùng bày tỏ quan điểm. Ông Hùng đề xuất: với trường hợp lấy phiếu lần 2 vẫn không đạt tín nhiệm thì nên để đến kỳ họp tiếp theo mới đưa ra bỏ phiếu để còn có thời gian chuẩn bị các phương án người thay thế cũng như tạo một cơ hội cho người tín nhiệm thấp có cơ hội sửa chữa, thay đổi.
Theo TNO
Chủ tịch QH: Bỏ phiếu phải chống được "vận động", chạy tín nhiệm "Làm sao để đánh giá cán bộ thật khách quan, công bằng, đảm bảo điều kiện cho đại biểu bỏ phiếu có thông tin để đưa ra quyết định thật chính xác cũng như xây dựng thêm quy định cụ thể chống việc "vận động", chạy tín nhiệm", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói. Chiều 12/12, UB Thường vụ QH bàn cụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump đến nhóm nước giàu nhất Vùng Vịnh
Thế giới
22:58:31 13/05/2025
Lần cuối cùng Như Quỳnh gặp Phi Nhung: "Tôi đâu có ngờ"
Sao việt
22:51:54 13/05/2025
Vừa xác nhận đến Việt Nam, "ông hoàng Kpop" G-Dragon đã "gây bão"
Sao châu á
22:48:47 13/05/2025
Bom tấn ngoại lấy lại sức hút tại rạp Việt
Hậu trường phim
22:43:51 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025
Muốn thấy đẳng cấp đỉnh lưu của HIEUTHUHAI hãy xem video này, concert quốc tế cũng chỉ đến thế là cùng!
Nhạc việt
22:21:46 13/05/2025
Đâm chồng trọng thương, vợ đến công an xã tự thú
Pháp luật
22:10:09 13/05/2025
Bà Phương Hằng phốt Ngọc Trinh chuyện ăn ở, bạn tù ai cũng ghét
Netizen
21:59:44 13/05/2025