Mời giáo sư, phó giáo sư dạy trường chuyên không đúng Luật Giáo dục

Theo dõi VGT trên

Mời phó giáo sư, giáo sư dạy trường trung học phổ thông chuyên vừa trái Luật Giáo dục vừa khó đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có Dự thảo Tờ trình về việc đề nghị thông qua Nghị quyết Quy định một số chính sách đặc thù đối với trường trung học phổ thông chuyên; chế độ đối với chuyên gia, giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển của tỉnh tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế gửi Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, Dự thảo có nội dung đáng chú ý là, “giáo viên có trình độ phó giáo sư, giáo sư về công tác tại trường chuyên, có cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên được hỗ trợ tiền thu hút với mức 1,0 tỷ đồng một người.”

Cá nhân người viết cho rằng, việc mời phó giáo sư, giáo sư dạy trường trung học phổ thông chuyên vừa trái Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14) vừa khó đáp ứng yêu cầu chuyên môn – cũng là hai bất cập lớn của Dự thảo.

Mời giáo sư, phó giáo sư dạy trường chuyên không đúng Luật Giáo dục - Hình 1

Mời phó giáo sư, giáo sư dạy trường phổ thông chuyên vừa trái Luật Giáo dục vừa khó đáp ứng yêu cầu chuyên môn. (Ảnh minh họa: T.D)

Đưa phó giáo sư, giáo sư về dạy phổ thông là trái Luật Giáo dục

Điều 68 Luật Giáo dục 2019 quy định: 1. Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. 2. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Như vậy, lãnh đạo trường đại học không thể kí quyết định chuyển công tác phó giáo sư, giáo sư về dạy trường trung học phổ thông chuyên vì trái Luật Giáo dục.

Phó giáo sư, giáo sư muốn công tác ở trường phổ thông chỉ còn 2 cách: thứ nhất, xin nghỉ việc ở trường đại học và nộp đơn thi/xét tuyển ở trường trung học phổ thông; thứ hai, hợp đồng dạy thỉnh giảng ở trường trung học phổ thông.

Bởi, Điều 22 Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12) chỉ quy định độ tuổi tối thiểu để đăng ký dự tuyển viên chức mà không quy định độ tuổi tối đa. Vậy nên, phó giáo sư, giáo sư không bị ràng buộc độ tuổi (trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định) khi đăng kí thi/xét tuyển viên chức.

Và Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định giáo viên có những quyền sau đây (trích):

Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

Phó giáo sư, giáo sư dạy phổ thông – bất cập chuyên môn

Thứ nhất, nhiệm vụ của giáo sư và phó giáo sư được quy định tại Điều 3 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể (trích):

- Thực hiện nhiệm vụ của giảng viên theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, chế độ làm việc của giảng viên và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Biên soạn chương trình, giáo trình và sách phục vụ đào tạo khác; giảng dạy, hướng dẫn đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận văn chuyên khoa, chuyên đề, luận án tiến sĩ và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn khác theo quy định.

- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

- Rèn luyện đạo đức, tác phong khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và định hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ cho đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn.

Video đang HOT

- Hợp tác với đồng nghiệp về công tác chuyên môn; tham gia các hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ Kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các công tác khác.

Có thể thấy rằng, nhiệm vụ chính của phó giáo sư, giáo sư là nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực cấp cao: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Phó giáo sư, giáo sư có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hẹp nhưng phương pháp giảng dạy thường không tốt (ngoại trừ giảng viên các trường sư phạm) cũng khó dạy học thành công ở bậc phổ thông.

Tôi lấy ví dụ, giảng viên A có học hàm giáo sư môn Văn, dạy tổng hợp ngành Văn của một trường đại học X thì khó dạy giỏi môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông, vì thiếu phương pháp sư phạm. Nhiều giảng viên có học hàm phó giáo sư, giáo sư bị sinh viên chê là “tiến sĩ gây mê” (dạy buồn ngủ) cũng bởi phương pháp giảng dạy đơn điệu, nhàm chán.

Hơn nữa, theo Điều 3 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg thì không có nội dung nào quy định phó giáo sư, giáo sư dạy bậc trung học phổ thông.

Thứ hai, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 có nội dung như sau:

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Có thể khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông (trung học phổ thông) yêu cầu thấp hơn nhiều so với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực ở các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học. Việc phó giáo sư, giáo sư về giảng dạy trường phổ thông là lãng phí nguồn chất xám cho các cơ sở giáo dục đại học – hiện đang rất “khát” những người có học hàm này.

Cùng với đó, phó giáo sư, giáo sư dạy bậc trung học phổ thông khó thích nghi nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh theo quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, chẳng hạn:

- Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên…

Phó giáo sư, giáo sư dạy bậc phổ thông phải có thời gian làm quen, học hỏi, kể cả đào tạo lại thì mới đáp ứng những nhiệm vụ này. Tuy vậy, tôi cho rằng phó giáo sư, giáo sư rất khó thích nghi một số nhiệm vụ chuyên môn như soạn giáo án, bồi dưỡng thường xuyên, giáo dục học sinh hòa nhập…

Người thầy dạy bậc trung học phổ thông khó hơn dạy sinh viên các trường đại học. Ở bậc đại học, giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học tự nghiên cứu là chủ yếu, còn bậc phổ thông thầy cô phải cầm tay chỉ việc nên ngoài kiến thức thì kĩ năng cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, phó giáo sư, giáo sư chưa chắc đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi vì khó nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông như giáo viên dạy bậc học này. Thầy cô phải giỏi chuyên môn và nghiệp vụ (phương pháp, tâm lí) thì mới đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

Thay lời kết

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/VBHN-BGDĐT, văn bản hợp nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/5/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên nêu rõ mục tiêu của trường chuyên như sau:

Mục tiêu của trường chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Tôi cho rằng, muốn đào tạo được nhiều học sinh giỏi ở trường chuyên thì nhà trường phải có đội ngũ thầy cô giỏi, quản lí giỏi, đòi hỏi việc tuyển dụng giáo viên dạy trường chuyên cần khắt khe về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Vì vậy, tôi đồng tình với Dự thảo điều động, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với giáo viên giảng dạy tại trường Trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ do Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đang đề xuất. Theo đó, thầy cô dạy môn chuyên nếu thi giáo viên giỏi cấp tỉnh không đạt giải sẽ bị điều động, chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo tôi, kể cả giáo viên được biên chế (hợp đồng không xác định thời hạn) trước ngày 1/7/2020 nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc thì Sở Giáo dục Hòa Bình cũng nên chuyển công tác thầy cô ra khỏi trường chuyên. Thay vào đó, Sở Giáo dục sẽ điều động giáo viên giỏi ở các trường khác vào thay vị trí là hợp tình hợp, lí.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Tiền tỷ mời giáo sư về trường chuyên: Các giám đốc Sở và hiệu trưởng nghĩ gì?

"... nhiệm vụ, nhu cầu phát triển của trường chuyên không "gần" với nhiệm vụ của một giáo sư, phó giáo sư, trừ khi định hướng, mục tiêu của trường chuyên ở Hòa Bình khác phần còn lại" - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên nói.

Chưa có giáo sư, phó giáo sư gây khó khăn cho bồi dưỡng học sinh giỏi

Thông tin Hòa Bình tính chi 1 tỷ đồng thu hút giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên của tỉnh đang gây ra quan điểm trái chiều.

Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với Trường THPT chuyên..., giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng/người; Giáo viên có trình độ tiến sĩ, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên được hỗ trợ 300 triệu đồng...

Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, hiện nay, các điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu trường THPT chuyên trở thành cơ sở giáo dục trọng điểm, chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế; tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng là chưa đảm bảo.

Hòa Bình cũng chưa có chính sách riêng thu hút cán bộ, giáo viên giỏi trong và ngoài tỉnh về công tác, làm việc tại trường chuyên.

Trong khi đó, tỉnh này xác định số giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có trình độ cao đáp ứng được việc dạy các môn chuyên và tham gia ôn luyện đội tuyển quốc gia còn hạn chế, một số chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng mũi nhọn.

Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, đề xuất này được đưa ra dựa trên tình hình thực tế. Hiện nay, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chưa có giáo viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và việc này gây nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực.

"Chúng tôi quan niệm có thầy giỏi mới có trò giỏi. Học sinh trường chuyên được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Trường chuyên là nơi hội tụ những học sinh có học lực tốt nhất. Vì vậy, môi trường này rất cần giáo viên có trình độ cao về chuyên môn, giúp các học sinh phát triển tối đa trí tuệ và năng lực sẵn có. Người có trình độ cao, ngoài giảng dạy, còn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên toàn tỉnh", bà Tuyến nói.

Tiền tỷ mời giáo sư về trường chuyên: Các giám đốc Sở và hiệu trưởng nghĩ gì? - Hình 1

Ảnh minh họa.

'Giáo sư chưa chắc đã hơn giáo viên phổ thông'

Trao đổi với VietNamNet, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng chính sách thu hút thì tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng và điều kiện của từng địa phương.

"Ở những khía cạnh nhất định, tôi nghĩ tất nhiên thu hút được người tài, thầy giỏi thì vẫn hơn là không. Tuy nhiên, không phải cứ bỏ tiền ra là sẽ có kết quả như kỳ vọng", ông Hùng nói.

Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cũng cho rằng, không nên quá lo ngại chuyện giáo sư chưa chắc đã dạy tốt được bậc phổ thông.

"Đúng là không phải cứ giáo sư là dạy giỏi hơn giáo viên phổ thông. Giáo sư, phó giáo sư đôi khi nghiệp vụ sư phạm không bằng giáo viên dạy chuyên. Kể cả cùng bộ môn, cũng chưa chắc đã hơn. Nhưng quan trọng là địa phương khi ra chính sách cũng phải có tiêu chí, chọn lọc để tuyển được đúng người, đúng môn, đúng những điều cần đáp ứng. Trong tuyển chọn các ứng viên phải đưa ra các điều khoản theo công việc, vị trí,... Tôi nghĩ các địa phương ra các chính sách như vậy cũng phải tuyển những người mà phù hợp với những điều họ cần", ông Hùng nói.

Còn thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm nhận định, chính sách này có thể tạo ra một luồng gió mới khi học sinh được tiếp cận những phong cách giáo dục mới, từ đó có thể thúc đẩy quá trình học tập. Ngoài ra, có thể góp phần thúc đẩy quá trình rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị.

Tuy nhiên, theo thầy Công, việc này là không phù hợp và khó đạt được kết quả như kỳ vọng, giống như "dùng dao mổ trâu để thịt gà".

"Giáo sư, phó giáo sư thường là những người được đào tạo chuyên sâu và phát triển kiến thức sâu ở một lĩnh vực nào đó, và thường giảng dạy và nghiên cứu ở một cơ sở giáo dục đại học, sau đại học, viện nghiên cứu hơn là giảng dạy tại trường phổ thông.

Họ có thể rất chuyên sâu ở một lĩnh vực chuyên ngành hẹp, nhưng những kiến thức ở một số lĩnh vực khác của môn học hoặc thậm chí lĩnh vực gần, chưa chắc họ đã quan tâm đến.

Chưa kể, để được công nhận là giáo sư, phó giáo sư, thường cũng phải là những người đã có tuổi, họ đã dùng cả tuổi trẻ để phấn đấu theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu thì dễ gì có thể từ bỏ để trở thành giáo viên phổ thông thuần túy", thầy Công nói.

Cũng theo thầy giáo này, giáo dục chuyên ngày nay là sự mở rộng của giáo dục chuyên sâu, giáo dục phổ thông và giáo dục kĩ năng để các học sinh chuyên thực sự không chỉ giỏi về kiến thức mà còn tốt về kĩ năng. Do đó "đầu tư chỉ riêng cho một khía cạnh tôi e là chưa đủ".

Thầy Công cho rằng với kinh phí đó, nên kêu gọi người trẻ tài năng đi học ở các trường tốt, chọn lọc để về trường chuyên.

"Phân công đúng người, đào tạo bài bản, chế độ đãi ngộ tốt với những thành tích đạt được để thầy cô trẻ duy trì được tâm huyết với nghề, sống được với nghề, hy sinh thời gian và công sức để lăn lộn cùng với học sinh không chỉ trong mảng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn các mảng khác như giáo dục kĩ năng,... Số tiền còn lại, có thể mời các giáo sư đầu ngành thỉnh giảng cho những học sinh thuộc tốp trên, nâng cao kết quả đào tạo mũi nhọn và góp phần nâng cao vị thế của trường chuyên để các học sinh khác cũng được hưởng lợi, thay vì tuyển cứng giáo sư về làm giáo viên".

Tiền tỷ mời giáo sư về trường chuyên: Các giám đốc Sở và hiệu trưởng nghĩ gì? - Hình 2

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Nhiều vấn đề đặt ra nếu giáo sư về trường chuyên

TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) nói có thể hiểu ý tưởng của những người xây dựng chính sách rất muốn thu hút các chuyên gia đầu ngành về trường chuyên cũng như địa phương. Song việc thu hút phải đồng bộ nhiều vấn đề khác.

"Chức danh giáo sư, phó giáo sư thường phù hợp hơn với việc giảng dạy tại các trường đại học và thiên hướng nghiên cứu khoa học. Mô hình Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có thể coi là một trường hợp đặc biệt, bởi là một đơn vị trong trường đại học. Với các trường THPT chuyên thuộc/nằm trong các trường đại học, thì những thầy cô quản lý, giảng dạy có học hàm, học vị cũng là điều bình thường.

Còn ở các tỉnh, thường trường chuyên không thuộc trường đại học. Trong trường hợp này, tôi nghĩ nó sẽ không phù hợp với thực tế hiện nay. Bởi đơn giản nhiệm vụ, nhu cầu phát triển của trường chuyên cũng không "gần" với nhiệm vụ của một giáo sư, phó giáo sư, trừ khi định hướng, mục tiêu của trường chuyên ở Hòa Bình khác phần còn lại", ông Lợi nói.

Thực tế ở chuyên Khoa học Tự nhiên, có nhiều giáo sư, phó giáo sư tham gia giảng dạy. Tuy nhiên, theo thầy Lợi, phần lớn là giáo viên thỉnh giảng, chỉ ở một số chuyên đề, nội dung kiến thức sâu, chứ không phải nhiệm vụ chính là dạy cho các học sinh trường chuyên.

"Ở những chuyên đề đó, nhà trường mời các thầy cô này dạy chứ họ không phải là giáo viên cơ hữu. Tất nhiên, cũng có một số thầy cô cơ hữu là phó giáo sư, nhưng số đó không nhiều và họ cũng không chỉ nhiệm vụ dạy học sinh trường chuyên mà vẫn kiêm nhiệm làm các công tác đào tạo và sau đại học ở các khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên".

Ông Lợi cũng cho rằng, không phải giáo sư, phó giáo sư nào khi về dạy ở trường chuyên là cũng hơn giáo viên phổ thông.

"Tôi nghĩ cần phân tích một cách kỹ càng, chứ không phải cứ nghĩ học hàm giáo sư, phó giáo sư như một thứ bằng cấp. Một hình thức nào đó kiêm nhiệm là khả thi nhất, chứ khả năng để các trường phổ thông tuyển được giáo sư, phó giáo sư về làm giáo viên dạy toàn phần là rất khó".

Chưa kể, các giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên thì vị trí việc làm sẽ được xác định ra sao.

"Với những yêu cầu để trở thành giáo viên hiện nay thì những gì họ có cũng chưa phù hợp. Rồi ngạch lương của họ được tính ra sao? Các giáo sư, phó giáo sư thường ở ngạch giảng viên cao cấp/chuyên viên cao cấp, nhưng giáo viên phổ thông thì làm sao có những ngạch đó", ông Lợi nói nếu thực tế diễn ra thì sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khác.

Trước đó, giáo sư đứng đầu một trường ĐH ở TP.HCM, phân tích, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Tại Điều 2 nêu rõ nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó 5 nhiệm vụ của giáo sư và phó giáo sư, không có nhiệm vụ nào là "giảng dạy THPT".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bản hit 3 tỷ lượt xem, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung kiếm được bao nhiêu tiền?Bản hit 3 tỷ lượt xem, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung kiếm được bao nhiêu tiền?
15:07:41 03/05/2025
Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"
16:14:26 03/05/2025
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mêCa sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê
13:05:29 03/05/2025
Mối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu viewMối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu view
14:23:54 03/05/2025
Quang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừngQuang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừng
16:44:07 03/05/2025
Thêm một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh, HUTECH lên tiếngThêm một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh, HUTECH lên tiếng
14:39:04 03/05/2025
Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?
13:43:54 03/05/2025
Rộ tin Jack chính là Hoàng Tử Drill, chấp nhận "chuyển hệ" cứu vãn sự nghiệp?Rộ tin Jack chính là Hoàng Tử Drill, chấp nhận "chuyển hệ" cứu vãn sự nghiệp?
15:47:50 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Apple 'né' thuế Mỹ: Chuyển trọng tâm sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam

Apple 'né' thuế Mỹ: Chuyển trọng tâm sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam

Thế giới

19:03:36 03/05/2025
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, đặc biệt là các chính sách thuế quan mà chính quyền Trump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc, Apple đang cho thấy sự chủ động trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường

Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường

Netizen

18:31:30 03/05/2025
Trêu ghẹo 2 thiếu nữ khi đang đạp xe trên đường Hồ Xuân Hương, phường Bắc Sơn, TP.Sầm Sơn, 2 thanh niên bị nhóm đối tượng đánh gục.
Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?

Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?

Phim châu á

18:26:21 03/05/2025
Trong giới Hoa Ngữ có trường hợp đặc biệt của Dương Húc Văn khi liên tục vướng đầy scandal nặng nhưng vẫn được đón nhận rộng rãi. Bằng chứng chính là phim mới của anh vừa lên sóng đã bùng nổ rating hất văng những phim khác vươn lên Top ...
Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025

Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025

Xe máy

18:21:33 03/05/2025
Không chỉ như vậy, xe Yamaha Latte còn có khối động cơ hiệu suất cao, bền bỉ và còn ghi điểm với người dùng nhờ khả năng tiết kiệm xăng ấn tượng với mức tiêu thụ chỉ 1,8 lít/100km.
Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử

Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử

Ôtô

18:19:43 03/05/2025
Dù chưa rõ đây có phải là tên thương mại chính thức hay không, nhiều chuyên gia nhận định khả năng rất cao vì Ferrari vốn có truyền thống đặt tên bằng tiếng Italy, tương tự như mẫu 12Cilindri (tức 12 xi-lanh) ra mắt gần đây.
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long

Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long

Sao châu á

18:14:52 03/05/2025
Ngô Trác Lâm được cho là con gái của nam diễn viên Trung Quốc và cựu Hoa hậu Ngô Ỷ Lợi. Ngô Trác Lâm thừa nhận bị mẹ bỏ rơi, cha không thừa nhận và đang rơi vào cảnh túng thiếu.
Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?

Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?

Sao việt

17:58:20 03/05/2025
Là một ca sĩ nổi tiếng, Đức Phúc gây bất ngờ khi phải thuê người đến ủng hộ mình tại sự kiện. Chẳng biết đôi bên thỏa thuận thế nào mà lúc xong việc lại xảy ra cảnh tượng giằng co.
Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng

Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng

Ẩm thực

17:57:32 03/05/2025
Chỉ với một chiếc nồi cơm điện, một chiếc chảo chống dính và vài nguyên liệu quen thuộc, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một mâm cơm ấm cúng trong chưa đầy một giờ đồng hồ.
Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư

Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư

Sao âu mỹ

17:44:28 03/05/2025
Trong showbiz, độ chịu chơi của Beyoncé có thể nói là chưa tìm được đối thủ. Nhưng một số việc nữ ca sĩ làm cũng gây lo ngại đáng kể, điển hình như tại concert vừa qua.
Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù

Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù

Pháp luật

17:34:10 03/05/2025
Một vết chó cắn thổi bùng mâu thuẫn, dẫn tới hành vi phóng hỏa khiến hàng xóm bỏng nặng. Người phụ nữ lĩnh 18 năm tù, bật khóc xin tha giữa tòa.
Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7

Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7

Đồ 2-tek

17:31:06 03/05/2025
Vấn đề là, Samsung đã quyết định không phát hành One UI 7 cho một số mẫu điện thoại Galaxy A cũ hơn vì bản cập nhật dựa trên Android 15 này chỉ áp dụng cho một số thiết bị nhất định.