Mối lo từ quyết định cho phép Trung Quốc khảo sát trong thềm lục địa của Philippines
Việc Tổng thống Rodrigo Duterte cho phép tàu Trung Quốc vào khảo sát trong thềm lục địa có tầm quan trọng chiến lược của Philippines đã làm dấy lên nhiều quan ngại về quyền tài phán cũng như an ninh quốc gia của Manila.
Người biểu tình phản đối Trung Quốc trước trụ sở lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, Philippines vào tháng 3/2017 (Ảnh: AFP)
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, con tàu mang tên Ke Xue của Trung Quốc đã neo đậu tại vùng Santa Ana hẻo lánh thuộc tỉnh Cagayan, Philippines vào cuối tuần trước để đón một nhà nghiên cứu Philippines đi cùng với tàu này tới Benham Rise – khu vực rộng 13 triệu hec-ta cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 250 km. Các nhà khoa học tin rằng đây là nơi có nguồn cá ngừ dồi dào và hệ thống sinh thái đa dạng.
Dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Liên Hợp Quốc đã công nhận Benham Rise là một phần của thềm lục địa Philippines hồi năm 2012. Manila năm ngoái cũng đã đổi tên khu vực này thành Philippines Rise. Mặc dù Trung Quốc không tuyên bố chủ quyền tại Benham Rise, song sự hiện diện kéo dài của các tàu Trung Quốc suốt nhiều tháng cuối năm 2016 tại khu vực này đã làm dấy lên nhiều quan ngại về mục đích của Bắc Kinh.
Các nghị sĩ Philippines kêu gọi Quốc hội mở cuộc điều tra về dự án nghiên cứu với sự tham gia của tàu Trung Quốc tại Benham Rise. Trong khi đó, một cố vấn an ninh quốc gia Philippines nhận định đây có thể là chuyến nghiên cứu phục vụ hai mục đích và có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Giáo sư Jay Batongbacal từ Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines cho biết việc các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực Benham Rise là vấn đề “đáng quan ngại” vì trước đó, Bắc Kinh đã từng làm vậy dù “chưa xin phép, hoặc không có sự tham gia của Philippines”.
“Theo UNCLOS, Philippines có quyền tài phán duy nhất trong việc quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học tại vùng đặc quyền kinh tế riêng của Philippines”, giáo sư Jay, người từng góp phần dẫn đến quyết định của Liên Hợp Quốc trong việc công nhận Benham Rise thuộc thềm lục địa Philippines, nói.
Mặc dù Ke Xue đã được Văn phòng Tổng thống Rodrigo Duterte cấp phép chính thức để tiến hành đo đạc “nhiệt độ, độ mặn và sự phân bổ của các dòng hải lưu” tại vùng biển Benham Rise để phục vụ cho cuộc nghiên cứu của Viện Hải dương học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, song đây là tàu đầu tiên của Bắc Kinh được cấp phép như vậy.
Video đang HOT
Trong khi đó, các hoạt động chưa được cấp phép của các tàu Trung Quốc ở Benham Rise từng khiến Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đưa ra cảnh báo nghiêm trọng hồi tháng 3 năm ngoái. Ông Delfin cho rằng các tàu Trung Quốc có thể đang tiến hành khảo sát các tuyến đường cho tàu ngầm và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã hạ lệnh xua đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực này.
Mâu thuẫn giữa các bên
Bản đồ khu vực Benham Rise của Philippines (Ảnh: Rappler)
Phát ngôn viên Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, đã lên tiếng bảo vệ quyết định cấp phép cho hoạt động của tàu Ke Xue. Theo ông, “cho đến nay, chỉ Trung Quốc mới đủ năng lực (để nghiên cứu tại đây), vì hoạt động này rõ ràng cần đầu tư nhiều vốn”.
Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines cho biết bất kỳ ai phản đối dự án khảo sát chung giữa Philippines và Trung Quốc đều có thể nêu vấn đề này lên tại Quốc hội, đồng thời Manila sẽ cho phép mọi quốc gia có mong muốn tiến hành khảo sát hàng hải ở khu vực Benham Rise, chứ không chỉ riêng Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Tổng thống Duterte còn nói thêm rằng một nhà nghiên cứu Philippines cũng đi cùng tàu Trung Quốc trong chuyến khảo sát và thông tin này đã được Viện Khoa học Biển Philippines xác nhận hôm 30/1.
Tuy nhiên, Giáo sư Jay đã phản bác quyết định của chính phủ. Ông cho rằng với sự hỗ trợ ngân sách của chính phủ, các nhà khoa học Philippines đã từng khảo sát thành công khu vực này. Theo ông Jay, việc cho phép các tàu Trung Quốc hoạt động tại Benham Rise sẽ dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Philippines.
Ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia đồng thời là một nghị sĩ và sĩ quan hải quân Philippines, cũng đồng tình với quan điểm của Giáo sư Jay. Ông Roilo nhận định việc mở cánh cửa cho Trung Quốc vào Benham Rise rất đáng báo động vì cuộc nghiên cứu này “mang hai mục đích và bất kỳ dữ liệu nào Trung Quốc thu thập được cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự”.
Theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, khu vực Beham Rise có thể trở thành một tuyến hàng hải thay thế cho các tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động ở chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai. Ông Roilo cho biết tuyến đường hiện tại mà tàu ngầm Trung Quốc đang sử dụng qua kênh Bashi, nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon, có diện tích hẹp.
Cũng theo ông Roilo, việc nghiên cứu nhiệt độ vùng nước sẽ cho phép Trung Quốc xác định cấu trúc lớp “nêm nhiệt”, lớp nằm giữa bề mặt nước ấm bên trên và phần nước lạnh sâu bên dưới, tại Benham Rise.
“Lớp nêm nhiệt là khu vực nhiệt độ có thể giảm sâu đột ngột từ 25 độ C xuống gần 0 độ C. Điều này rất hữu ích cho chiến tranh tàu ngầm. Ngay bên dưới lớp nêm nhiệt, một tàu ngầm có thể dễ dàng ẩn mình vì sóng sonar (của thiết bị phát hiện tàu ngầm) không thể xuyên qua lớp này”, ông Roilo nói.
“Nếu tôi nhận định đúng, dữ liệu mà họ (Trung Quốc) thu thập được sẽ cho phép họ nắm bắt thông tin về Benham Rise như một khu vực tiềm năng cho một cuộc xung đột trong tương lai”, ông Roilo cho biết thêm.
Thành Đạt
Theo Dantri
Philippines mở lại cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi
Cảnh sát Philippines ngày hôm nay 29/1 cho biết họ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi, bỏ ngỏ khả năng đây sẽ là chiến dịch "không đổ máu".
Cảnh sát Philippines tuần tra (Ảnh minh họa: EPA)
Theo Reuters, cảnh sát Philippines ngày 29/1 cho biết họ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống ma túy do Tổng thống Rodrigo Duterte phát động hồi năm 2016 sau một khoảng thời gian tạm dừng. Lực lượng này đã tới nhà các "con nghiện" và đối tượng buôn bán ma túy, thuyết phục những đối tượng này đầu hàng. Tuy nhiên, phía cảnh sát cho biết họ không thể cam kết cuộc chiến này sẽ "không đổ máu".
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Philippines mở vụ án hình sự đầu tiên chống lại một số chiến sỹ thuộc lực lượng cảnh sát với các cáo buộc liên quan tới cuộc chiến ma túy trước đó.
Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Philippines Ronaldo dela Rosa cho biết cuộc chiến này sẽ không diễn ra trong bạo lực nếu các tội phạm ma túy chịu hợp tác và không phản kháng. Nhưng ông Dela Rosa nói thêm rằng ông không thể cam kết một cuộc chiến chống ma túy không đổ máu khi cảnh sát phải đối đầu với những đối tượng "không có nhận thức bình thường".
Ngoài việc tới thuyết phục những người buôn bán và sử dụng ma túy, phía cảnh sát Philippines cũng đồng thời thực hiện những vụ đột nhập, bắt quả tang các đối tượng tình nghi.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết trong nhiều hoạt động của cảnh sát, các đối tượng tình nghi không có cơ hội để đầu hàng và bị hành quyết ngay tại chỗ. Tuy nhiên, phía cảnh sát đã phủ nhận cáo buộc này, cho biết những đối tượng này đã bị xử lý vì họ đã ngoan cố chống cự khi bị bắt.
Từ tháng 6/2016, hàng ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng với cảnh sát kể từ khi ông Duterte nhậm chức Tổng thống. Theo số liệu của Philippines, 85 quân nhân và chiến sĩ cảnh sát đã thiệt mạng khi làm nhiệm vụ. Hơn 1,2 triệu người đã đi đầu thú sau khi cảnh sát tiếp tục chiến dịch gõ cửa từng nhà kêu gọi đầu hàng, theo Reuters.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trung Quốc tặng Philippines 3.000 súng trường Trung Quốc viện trợ Philippines số vũ khí trị giá 3,3 triệu USD như một động thái nhằm tăng cường quan hệ hai nước. Đại sứ Trung Quốc tại Philipppines trao tặng vũ khí cho Bộ trưởng Quốc phòng Philippines. Ảnh: Reuters. Trung Quốc hôm nay tặng 3.000 khẩu súng trường tấn công cho Philippines để thể hiện "mối quan hệ hữu nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lãnh đạo Malaysia, Nga thảo luận vụ rơi máy bay MH-17

Hàn Quốc khôi phục tour du lịch đến Bàn Môn Điếm

Đội xe tăng Abrams sẽ tiến vào thủ đô Washington ngày diễu binh

Campuchia công bố giai đoạn tiếp theo của dự án kênh đào Phù Nam Techo

Cô gái thoát khỏi cũi chó, tố bị cặp đôi lạm dụng suốt nhiều năm ở Mỹ

Đại học Harvard mở rộng vụ kiện chống Nhà Trắng

Ông Trump đề xuất Mỹ tiếp quản, biến Gaza thành "vùng tự do"

Mỹ đưa ra điều kiện mới để dàn xếp xung đột Nga - Ukraine?

Căn cứ Mặt Trăng: Trung Quốc và Nga thách thức vị thế không gian của Mỹ

Hứng trọn bánh xe tải, nóc xe Merecedes như bị dội bom

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6
Có thể bạn quan tâm

'Càn quét' ngày hè với áo bèo nhún
Thời trang
10:58:59 16/05/2025
Vẻ đẹp hoang sơ tại bãi biển Cửa Hiền - Nghệ An
Du lịch
10:50:22 16/05/2025
Vespa Sprint và Primavera 2025 chính thức ra mắt tại Việt Nam
Xe máy
10:39:53 16/05/2025
Jenny Huynh 1 chọi 300 lên tạp chí Forbes, "Rich kid" Chao sa sút chỉ biết yêu?
Netizen
10:31:58 16/05/2025
1 Anh trai mang hit cá nhân đến Concert gây tranh luận, đẳng cấp vượt Sơn Tùng
Sao việt
10:22:36 16/05/2025
Nốt ruồi khổng lồ phủ kín hộp sọ khiến cậu bé có ngoại hình giống chuột Mickey
Lạ vui
10:20:28 16/05/2025
Triệu Anh Tử bị "đuổi thẳng" khỏi Cannes 2025, làm hư váy ở vị trí nhạy cảm?
Sao châu á
10:12:37 16/05/2025
Lời xin lỗi muộn màng của đại gia đất hiếm Đoàn Văn Huấn
Pháp luật
10:04:29 16/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Chiếc tủ bí mật của bố Nguyên đã được mở
Phim việt
10:01:11 16/05/2025
Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp
Tin nổi bật
10:00:57 16/05/2025