Mỗi nơi học một SGK: Bỏ lớp không chuyên sẽ khiến học sinh gặp khó

Mỗi trường lựa chọn sách giáo khoa khác nhau, do vậy việc học sinh chuyển từ trường chuyên về các trường trung học phổ thông khác là bài toán khó.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức trường trung học phổ thông chuyên. Từ đây, nhiều vấn đề của các trường chuyên lại được sự quan tâm, thảo luận của dư luận xã hội : Có nên tồn tại mô hình trường chuyên, lớp chọn không khi hiệu quả đầu ra như thế nào lại không có đánh giá cụ thể; Nên hay không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên; Làm sao để đánh giá, tuyển chọn tốt nguồn tài năng cho các trường chuyên,…

Trường chuyên muốn tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh nhưng khó thực hiện

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lê Bá Thơm – Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha (tỉnh Tây Ninh) đánh giá mô hình trường chuyên hiện đang làm rất tốt vai trò, chức năng của mình và không nên bỏ đi mô hình trường chuyên.

“Theo tôi hiện nay về cơ bản các trường chuyên đều đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, có tố chất. Một số trường còn vượt trội hơn, thể hiện xuất sắc vai trò của mình, là mô hình mẫu cho các trường khác học tập.

Ngoài ra, trường chuyên còn giúp đảm nhận vai trò bồi dưỡng học sinh giỏi các trường trung học phổ thông khác để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi”.

Mỗi nơi học một SGK: Bỏ lớp không chuyên sẽ khiến học sinh gặp khó - Hình 1

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh “Speak to Lead”. Ảnh: Báo Tây Ninh

Đồng quan điểm với thầy Thơm, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ (tỉnh Hòa Bình), thầy Bùi Văn Đường nhấn mạnh vai trò xây dựng lực lượng nòng cốt của các trường chuyên, không chỉ là học sinh mà còn bao gồm cả đội ngũ giáo viên giỏi:

“Các trường chuyên trước hết là môi trường giáo dục các em phát triển toàn diện, từ đó phát hiện ra những em học sinh có tố chất, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn tham gia các cuộc thi học sinh giỏi, cùng tranh tài với các nước trong khu vực và quốc tế.

Mặt khác, đội ngũ giáo viên trường chuyên – những thầy cô đều được tuyển chọn kĩ lưỡng sẽ là lực lượng chính của các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo trong triển khai các nội dung về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đổi mới tiếp cận chương trình học…”.

Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để có cơ chế tuyển chọn và thu hút nhân tài ở các trường chuyên có hiệu quả và chất lượng nhất. Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha cho biết, lãnh đạo nhà trường đã nhiều lần bàn về việc nên xây dựng một bài thi đánh giá năng lực học sinh căn cứ theo các yếu tố: chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ),… tuy nhiên, việc thực hiện trong thực tế không dễ dàng do đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực và cần sự chỉ đạo thống nhất chung.

“Chúng tôi cũng muốn tổ chức một kỳ thi nhằm phát hiện ra các em có tốt chất trước khi cho học sinh tham gia vào kỳ thi chung. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn phụ thuộc vào thời gian, quá trình giảng dạy của các trường, rồi thời điểm tổ chức, quy mô, ai là người ra đề, thành lập hội đồng… Và cũng cần phải có quyết định của Hội đồng nhân dân nữa, chứ không phải mình muốn làm là làm được ngay,…”, thầy Thơm bày tỏ trăn trở.

Theo đó, hiện nay việc tuyển chọn học sinh trường chuyên Hoàng Lê Kha đang được tổ chức theo hình thức: Vòng thi đầu tiên nhà trường lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào các trường học thông khác trên địa bàn tỉnh. Sau đó, tổ chức thêm một kỳ thi riêng theo môn chuyên học sinh đăng kí để tiến hành chọn lựa.

Video đang HOT

Lãnh đạo trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha lí giải, việc nhà trường gộp kỳ thi chọn học sinh chuyên vào kỳ thi chung nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, đồng thời để tạo thuận lợi cho học sinh có thể thi tuyển vào các trường trung học phổ thông khác nếu không may các em không đủ điều kiện vào trường chuyên.

Sàng lọc học sinh như thế nào khi đã bỏ lớp không chuyên?

Thầy Lê Bá Thơm chỉ ra một điểm khó nếu thực hiện theo dự thảo mới, đó là việc đánh giá sàng lọc học sinh. Cụ thể, Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT quy định học sinh không đáp ứng yêu cầu sẽ phải chuyển về lớp không chuyên hoặc chuyển về các trường trung học phổ thông khác; Tuy nhiên, dự thảo mới không đề cập đến việc đánh giá, sàng lọc học sinh này, mà chỉ có mục chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác (quy định tại Điều 18, Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức trường trung học phổ thông chuyên).

Mỗi nơi học một SGK: Bỏ lớp không chuyên sẽ khiến học sinh gặp khó - Hình 2

Thầy và trò trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ tham dự cuộc thi Solve for Tomorrow (tháng 1 năm 2022). Ảnh: Fanpage nhà trường

Hiện nay, cả nước đang thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi trường có quyền lựa chọn sách giáo khoa khác nhau, do vậy theo thầy Thơm, việc học sinh chuyển từ trường chuyên về các trường trung học phổ thông khác là bài toán khó; Chưa kể, học sinh được học theo môn lựa chọn, trường học sinh chuyển về nếu không có môn lựa chọn mà các em đang học thì việc học tiếp chương trình cũng là một vấn đề.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, vậy làm sao để sàng lọc học sinh trong điều kiện như hiện nay, thầy Thơm cho rằng đây là một vấn đề khó và cần thêm sự bàn bạc, thảo luận để có hướng giải quyết phù hợp.

Liên quan đến nội dung này, thầy Đường cho rằng việc giữ lớp không chuyên trong trường chuyên sẽ giúp giải quyết được. Theo đó, khi duy trì lớp không chuyên trong trường chuyên sẽ đảm bảo cho các em không đủ điều kiện học ở lớp chuyên có thể về lớp không chuyên.

“Dù sao trong cùng một trường thì các em sẽ được học chung một chương trình, còn việc chuyển học sinh từ trường này qua trường khác thật sự là một bài toán khó với các trường.

Bây giờ học sinh học Lý, Hóa, Sinh nhưng về trường khác họ chỉ tổ chức các lớp như Địa lý, Tin học, Giáo dục kinh tế và pháp luật ,… thì phải làm sao”, thầy Đường băn khoăn.

Đánh giá về cơ sở vật chất của hệ thống các trường chuyên hiện nay, hiệu trưởng trường chuyên Hoàng Văn Thụ cho rằng, cơ sở vật chất được đầu tư thì cơ bản mới chỉ ở khía cạnh về văn bản chung, trên thực tế mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương.

Hiện Nhà nước cũng dành nhiều ưu tiên cho các trường chuyên, hay ban hành đề án xây dựng trường chuyên theo từng giai đoạn… Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều trường trung học phổ thông chuyên, mức đãi ngộ của Nhà nước hiện nay chỉ mới đạt ở mức độ tương đối, về cơ bản vẫn dựa vào chủ yếu nguồn lực của tỉnh địa phương.

Thầy Lê Bá Thơm chỉ ra một thực tế về việc cạnh tranh nguồn nhân lực giáo viên dạy chuyên ở thành phố lớn, khi các trường chuyên phải cạnh tranh với hệ thống các trường tư thục.

“Ở trường tôi thì chưa xảy ra trường hợp này, nhưng ở các thành phố lớn, đã có tình trạng giáo viên trường chuyên chuyển sang dạy ở các trường tư thục. Mức đãi ngộ cho giáo viên trường chuyên so với trường không chuyên đã tốt rồi, nhưng mức đãi ngộ của các trường tư thục còn tốt hơn. Do đó hiện nay các trường cũng đang gặp khó khăn rất lớn khi làm sao để giữ chân được giáo viên giỏi, trong khi nguồn lực của trường có hạn, sự cạnh tranh giữa các trường lại rất cao”, thầy Thơm đặt vấn đề.

Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ nêu thêm, trong khâu xây dựng đội ngũ, việc tuyển chọn cần có chính sách đãi ngộ tốt là một phần, nhưng cũng cần có thêm các chế độ đãi ngộ cho việc thầy cô bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình công tác giảng dạy.

“Hiện nay nếu các thầy cô muốn nâng cao trình độ chuyên môn đều phải tự mình bỏ chi phí để tự bồi dưỡng. Nhà nước hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ chi phí nào, vì vậy về phía nhà trường, chúng tôi chỉ có thể tạo điều kiện về mặt thời gian”, thầy Đường cho biết.

Ngoài ra, thầy Đường kiến nghị các tỉnh cần có đầu tư hơn về cơ sở vật chất cho các trường chuyên, mục đích về lâu dài đều phục vụ chung cho ngành, đồng thời cũng là mô hình để các trường học tập.

Trường công lập dạy thêm thu phí là biến học sinh thành "khách hàng"

Trường công phải tổ chức dạy thêm, học thêm để cải thiện thu nhập cho giáo viên vì lương thấp là không thuyết phục.

Như vậy là biến học sinh thành "khách hàng".

Ngày 11/11/2021, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17. Theo đó, Bộ đang đề nghị bổ sung việc dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để thuận lợi hơn trong việc điều tiết hoạt động dạy, học thêm.

Trước đó vào năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 17, về việc cấp phép kinh doanh có điều kiện cho dạy thêm. Tuy nhiên đến năm 2016, Luật Đầu tư sửa đổi đã bỏ dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Đến năm 2019, Bộ Giáo dục công bố, 8 trong số 22 điều của Thông tư 17 hết hiệu lực.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sỹ Bùi Khánh Nguyên (chuyên gia giáo dục độc lập) đã có chia sẻ xoay quanh đề xuất trên.

Trước tiên, vị chuyên gia này cho rằng chúng ta cần làm rõ mục tiêu của chính sách này là gì.

Ở Trung Quốc, dùng biện pháp hành chính để "siết" hoạt động dạy thêm, học thêm thời gian qua vẫn không mang lại kết quả mong muốn. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách "chấn chỉnh" việc dạy thêm, học thêm vốn bị xem là nguyên nhân khiến học sinh "học mụ cả người", tuy nhiên chưa thành công.

Do nhu cầu học thêm là có thật, và không được thỏa mãn, nên vẫn có những lớp học "chui" với sự "đồng thuận ngầm" của cha mẹ, học sinh và thầy cô. Như vậy, nếu chỉ giải quyết bằng mệnh lệnh hành chính, sẽ không đạt được mục tiêu.

Trường công lập dạy thêm thu phí là biến học sinh thành khách hàng - Hình 1

Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên. (Ảnh: NVCC)

Khi học thêm trở thành "vấn nạn"

Ở nhiều nước có nền giáo dục công lập chất lượng tốt và đào tạo toàn diện, nhu cầu học thêm ngoài nhà trường không lớn. Học sinh chủ yếu đăng ký những lớp học để theo đuổi đam mê cá nhân, rất hiếm khi học thêm để học lại chương trình ở trường. Một số trường hợp bị bệnh hay các lý do khác mà "tụt" lại so với các bạn cùng lớp thì có thể học kèm với gia sư, nhưng không kéo dài.

Tuy vậy, vẫn có ngoại lệ là tại một số nước châu Á, vốn bị ảnh hưởng bởi truyền thống khoa cử, việc học thêm nhiều giờ của học sinh vẫn diễn ra ngay cả khi chất lượng giáo dục công lập đã rất tốt.

Ở nước ta, một số lượng lớn học sinh đi học thêm chính chương trình phổ thông chính khóa đang dạy trong nhà trường, và đó là một vấn đề. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do trường học dạy chương trình chính khóa không hiệu quả, do chương trình quá nặng, nhưng cũng có thể do một bộ phận cha mẹ có tâm lý ganh đua thiếu lành mạnh, hoặc áp lực chạy theo người khác.

Ông Nguyên nêu ý kiến: "Học thêm, bản thân nó không mang nghĩa tiêu cực. Ví dụ, khi việc dạy tiếng Anh trong trường công lập gặp nhiều hạn chế về giao tiếp, chính việc học thêm tiếng Anh tại các trung tâm đã giúp nhiều thế hệ học sinh của Việt Nam gần đây thông thạo được ngôn ngữ này nhanh hơn."

Vấn đề nằm ở chỗ, gia đình, trường học và toàn xã hội cần đồng thuận ở việc trẻ cần học thêm cái gì, và thời lượng như thế nào là hợp lý dựa theo những nghiên cứu về thể chất, tâm lý, sức khỏe học sinh. Chúng ta nên xây dựng chính sách dựa trên các bằng chứng khoa học được công nhận, hơn là cảm nghĩ chủ quan hay dư luận xã hội. Trong nhiều trường hợp, những niềm tin xã hội không đúng đắn cần phải được định hình lại bằng các bằng chứng khoa học về giáo dục.

Vị chuyên gia này cũng phản đối trường công tổ chức dạy thêm thu phí. Quan điểm cho rằng trường công phải tổ chức dạy thêm, học thêm để cải thiện thu nhập cho thầy cô giáo vì lương thấp là không thuyết phục. Như vậy là biến học sinh thành "khách hàng". Giáo viên muốn dạy thêm tăng thu nhập, có thể làm việc ngoài giờ ở các cơ sở bồi dưỡng ngoài công lập, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Đồng thời, ông Nguyên cũng không ủng hộ việc dạy đại trà chương trình phổ thông ở các lớp học thêm. Nếu trường công phải "dạy thêm" để dạy lại chương trình chính khóa cho số đông học sinh, nó đã tự khẳng định là trường học không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.

Vẫn có cách giải quyết

Chúng ta có thể tham khảo một số mô hình giáo dục tại một số nước, ví dụ như Phần Lan. Trường học tại Phần Lan vẫn tổ chức dạy thêm, nhưng chỉ dành cho học sinh cần phụ đạo, và việc dạy phụ đạo này hoàn toàn không thu phí cho nên không phát sinh bất cứ mâu thuẫn xã hội nào. Trong trường hợp đó, mức lương của chính phủ trả cho giáo viên phải bao gồm cả phần trả cho trách nhiệm dạy thêm khi cần.

Để giải quyết vấn đề tại Việt Nam, ông Bùi Khánh Nguyên cho rằng, nếu chúng ta áp dụng theo hình thức buổi thứ nhất là giáo viên dạy chương trình chính khóa, buổi thứ hai giáo viên dạy phụ đạo cho những em chưa hiểu bài và hoàn toàn không thu phí. Từ đây, phụ huynh có thể cho con em đi học thêm hay không là tùy vào quyết định của họ, và giáo viên cũng có quyền quyết định đơn xin học thêm của học sinh là có cần thiết hay không.

Ngoài ra, để hạn chế xung đột lợi ích khi giáo viên vừa làm việc tại trường công, vừa làm việc tại nơi khác, cần có cơ chế minh bạch thông tin để giám sát. Cũng giống như bác sỹ giỏi ở bệnh viện công thì có đông bệnh nhân đến gõ cửa ở phòng khám tư là một quy luật trong thị trường lao động mà chúng ta cần tôn trọng.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Lương Thế Vinh lại cho rằng, việc đăng kí kinh doanh khi dạy thêm giúp cơ quan quản lí nhà nước quản lí tốt hơn việc dạy và học thêm. Ví như bác sỹ có phòng khám phải đăng kí kinh doanh.

"Nếu làm được như vậy thì cũng giống như những ngành nghề khác, là phải đảm bảo yêu cầu của xã hội và có sự kiểm soát chuyên môn", thầy Bình nhận định.

Bên cạnh đó, hoạt động dạy thêm của các thầy cô sẽ đàng hoàng hơn, không phải dạy "chui". Đồng thời cũng giúp cho nhà giáo được xã hội đánh giá, nhìn nhận cách khách quan, công bằng.

"Tôi từng chứng kiến nhiều thầy cô dạy ở trung tâm, không trong biên chế nhà nước nhưng vẫn được các em học sinh ở trung tâm quý mến trân trọng về nhân cách, đạo đức và cách ứng xử", thầy Bình chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị chỉ đích danh có thai và tống tiền "quốc bảo" Son Heung Min 5,6 tỷ đồng, nữ diễn viên đình đám nói gì?Bị chỉ đích danh có thai và tống tiền "quốc bảo" Son Heung Min 5,6 tỷ đồng, nữ diễn viên đình đám nói gì?
06:48:13 25/05/2025
Vợ nằng nặc đòi ly hôn sau 3 tháng, tôi đồng ý rồi sau đó sốc nặng trước sự thật đớn đau cô ấy giấu kínVợ nằng nặc đòi ly hôn sau 3 tháng, tôi đồng ý rồi sau đó sốc nặng trước sự thật đớn đau cô ấy giấu kín
08:51:23 25/05/2025
Mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp hơn cả tiên cá, nhan sắc thăng hạng tới mức bị nghi sửa hết mặtMỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp hơn cả tiên cá, nhan sắc thăng hạng tới mức bị nghi sửa hết mặt
05:54:12 25/05/2025
Son Heung-min bất ngờ bị xếp "chung mâm" với Kim Soo Hyun ở top những sao Hàn bị công chúng quay lưngSon Heung-min bất ngờ bị xếp "chung mâm" với Kim Soo Hyun ở top những sao Hàn bị công chúng quay lưng
07:26:12 25/05/2025
Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vuĐi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu
08:41:49 25/05/2025
Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCMGiám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM
08:03:18 25/05/2025
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp khôi phục sức mạnh năng lượng hạt nhân của MỹTổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp khôi phục sức mạnh năng lượng hạt nhân của Mỹ
07:06:45 25/05/2025
Vợ sắp cưới bất ngờ ôm bụng ngã ra sàn đau đớn, mẹ tôi mặt tái nhợt còn tôi thì câm nín không nói lên lờiVợ sắp cưới bất ngờ ôm bụng ngã ra sàn đau đớn, mẹ tôi mặt tái nhợt còn tôi thì câm nín không nói lên lời
08:41:46 25/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khi tôi đang bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà, mẹ chồng ra trước tòa nói một câu khiến ai nấy kinh ngạc

Khi tôi đang bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà, mẹ chồng ra trước tòa nói một câu khiến ai nấy kinh ngạc

Góc tâm tình

09:52:15 25/05/2025
Tôi thấy tự ti khi đứng trước nhân tình của chồng. Chỉ có mẹ chồng là người xông vào giành lại công bằng cho tôi. Nếu không có bà bảo vệ, tôi thật sự đã thành kẻ thất bại thảm hại nhất.
BYD lần đầu tiên vượt hãng xe Tesla về doanh số tại châu Âu

BYD lần đầu tiên vượt hãng xe Tesla về doanh số tại châu Âu

Ôtô

09:42:17 25/05/2025
Năm ngoái, BYD đã soán ngôi của Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Tại Anh, BYD đã vượt qua các nhà sản xuất ô tô châu Âu như Fiat, Dacia và Seat về doanh số.
5 chiếc váy linen không thể thiếu trong mùa hè

5 chiếc váy linen không thể thiếu trong mùa hè

Thời trang

09:41:43 25/05/2025
Váy linen dáng midi phom ôm nhẹ nhàng giúp cơ thể và làn da được thở . Trên gam màu trung tính dịu nhẹ, những chi tiết nhỏ xinh như chiếc nơ, đường gấp nếp tôn eo nhẹ nhàng thu hút mọi ánh nhìn
Trúc Anh (Mắt Biếc) hiện ra sao sau khi bị tăng cân mất kiểm soát, cơ thể rơi vào tình trạng báo động?

Trúc Anh (Mắt Biếc) hiện ra sao sau khi bị tăng cân mất kiểm soát, cơ thể rơi vào tình trạng báo động?

Sao việt

09:26:34 25/05/2025
Tối 23/5, diễn viên sinh năm 1998 đăng tải đoạn clip mới cập nhật tình trạng sức khỏe hiện tại với khán giả. Trúc Anh thông báo tin vui tình trạng mỡ trong máu và cân nặng đã giảm.
Nữ diễn viên được 1 đạo diễn đình đám khen nức nở: "Chỉ cần cao thêm 10cm, cả showbiz là của cô ấy!"

Nữ diễn viên được 1 đạo diễn đình đám khen nức nở: "Chỉ cần cao thêm 10cm, cả showbiz là của cô ấy!"

Sao châu á

09:23:30 25/05/2025
Châu Tấn sở hữu nét đẹp thanh thuần, đôi mắt to linh động như có bao điều muốn nói. Tài năng diễn xuất của Châu Tấn nổi trội tới mức người ta quên rằng cô cũng là một mỹ nhân gây thương nhớ.
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?

Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?

Sức khỏe

09:20:32 25/05/2025
Có tin đồn cho rằng đun đi đun lại nước sẽ làm tăng hàm lượng nitrit, gây ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Thực tế lượng nitrit trong nước máy cực kỳ thấp, dù có đun nhiều lần thì vẫn không vượt quá giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn ...
Mỹ nhân Việt cả đời được gọi là "vedette của showbiz", xuất thân hoàng tộc mới chấn động

Mỹ nhân Việt cả đời được gọi là "vedette của showbiz", xuất thân hoàng tộc mới chấn động

Hậu trường phim

09:12:57 25/05/2025
Dù có xuất thân hơn người nhưng bà lại chọn cách sống giản dị, luôn nhấn mạnh về câu chuyện ngày bé, mẹ không bao giờ kể cho bà nghe về xuất thân, gốc gác.
'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Thế giới

08:42:08 25/05/2025
Tại đây, khách tham quan có cơ hội trực tiếp chứng kiến quy trình làm ra những sản phẩm thủ công truyền thống như thêu chỉ vàng, dệt vải và nhuộm vải batik, đồng thời tương tác với các màn hình kỹ thuật số và video trình chiếu hiện đại.
Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan

Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan

Du lịch

08:39:34 25/05/2025
Cách thành phố Daejeon 14km là công viên quốc gia Gyeryongsan. Được thành lập vào năm 1968 và là công viên quốc gia thứ hai ở Hàn Quốc, công viên quốc gia Gyeryongsan thu hút du khách
Nam thanh niên đuổi theo đoàn khách quốc tế, tông chấn thương cảnh sát

Nam thanh niên đuổi theo đoàn khách quốc tế, tông chấn thương cảnh sát

Pháp luật

08:37:17 25/05/2025
Trong tình trạng say xỉn, Nam điều khiển xe máy bám sát đoàn khách quốc tế lưu thông trên đường. Khi bị ra hiệu lệnh dừng xe, Nam không chấp hành, tông thẳng vào một cán bộ cảnh sát cơ động.
Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Tin nổi bật

08:35:04 25/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng, lũng đoạn thị trường bất động sản.