Mối tình bi thảm của Công chúa nhà Nguyễn, si mê thiền sư, qua đời trong đau khổ
Không kém cạnh bất kỳ giai thoại nào của sử Trung, trong lịch sử Việt Nam có một mối tình lắm cay đắng mà ít ai nhắc đến. Cô là viên trân châu trên tay vua Gia Long , tuy nhiên lại đem lòng yêu thương một vị thiền sư phải kết thúc cuộc đời trong đau khổ.
Trong thâm cung bí sử của triều Nguyễn, bên cạnh những câu chuyện vương quyền và tranh chấp, vẫn ẩn chứa những bi kịch tình yêu lay động lòng người. Một trong số đó là mối nghiệt duyên đầy xót xa, bi tráng của Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – người con gái hoàng tộc đã chọn hy sinh cả sinh mệnh để bảo vệ tình yêu “không tưởng” với một vị thiền sư. Câu chuyện của nàng không chỉ là minh chứng cho số phận nghiệt ngã của những người phụ nữ chốn cung đình, mà còn là bản tình ca bi thương về một tình yêu vượt mọi giới hạn, dẫn đến kết cục đầy ám ảnh.
Ngay từ thuở nhỏ, Công chúa Ngọc Anh đã bộc lộ một thiên hướng đặc biệt với Phật giáo. Giữa chốn cung đình lộng lẫy, nơi mà những cuộc tranh giành quyền lực và danh vọng ngự trị, nàng lại tìm thấy bình yên nơi những lời kinh, tiếng mõ. Công chúa không chỉ giữ thói quen ăn chay trường, mà còn chăm chỉ đi chùa, tụng kinh niệm Phật, thể hiện một tâm hồn thanh tịnh, hướng thiện hiếm có đối với một bậc công chúa.
Trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, khi vương triều phải đối mặt với nguy biến, công chúa Ngọc Anh cùng vua cha từng có thời gian tạm lánh tại chùa Đại Giác. Chính tại nơi đây, sợi duyên với cửa Phật của nàng càng thêm sâu đậm. Sau này, khi tình hình chiến sự tạm lắng, công chúa Ngọc Anh đã đưa ra một quyết định đầy bất ngờ và táo bạo: nàng xin Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) được xuất gia, nguyện ẩn mình tại chùa Đại Giác, rũ bỏ mọi vinh hoa phú quý chốn trần tục.
Thời điểm Nhà Tây Sơn thua cuộc, Nguyễn Ánh lên ngôi, đại cuộc thiên hạ đã định. Theo lẽ thường, vua Gia Long liền triệu hồi công chúa Ngọc Anh về Kinh thành Huế. Dù trong lòng vẫn lưu luyến cuộc sống nơi cửa Phật, không thể làm trái mệnh vua, nàng đành lên đường về kinh đô. Mặc dù sở hữu nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, đủ sức làm say đắm bất kỳ nam nhân nào, nhưng công chúa Ngọc Anh vẫn giữ một lời thề son sắt: nguyện không lập gia đình, thành tâm niệm Phật tại phủ riêng, cố gắng tìm lại sự bình yên đã mất.
Thế nhưng, số trời đã định, dù ẩn mình chốn cửa Phật hay nơi phủ riêng, công chúa Ngọc Anh vẫn không thể thoát khỏi một chữ “tình” – một chữ tình định mệnh, nghiệt ngã.
Video đang HOT
Thuở bấy giờ, Đất phương Nam nổi tiếng có một vị thiền sư uyên bác, đức độ mang tên Liễu Đạt Thiệt Thành. Dù sử sách không ghi rõ năm sinh, nhưng sự uyên bác, đức độ và khí chất của ông khiến người dân khu vực vô cùng kính nể và tôn sùng. Theo ghi chép, ngài sở hữu gương mặt phúc hậu, tuấn tú, dáng người cao to, toát lên vẻ oai nghiêm và đĩnh đạc, khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy sự trang nghiêm và lòng kính trọng.
Không rõ duyên cơ nào đã đưa đẩy, nhưng giữa vị công chúa “si tình” và thiền sư “đức độ” đã nảy sinh một mối liên kết không thể gọi tên. Khi biết được tình cảm “vượt ngoài thế tục” của công chúa, thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành vô cùng khổ tâm. Ông đã cố gắng hết sức để giảng giải đạo lý, mong công chúa sớm tỉnh ngộ, không bị sa vào mối tình oan trái, nghịch cảnh. Dù vậy, sự si tình của công chúa đã ăn sâu vào tâm khảm, không thể hóa giải.
Để tránh vướng bận, thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành rời đi, khiến công chúa Ngọc Anh ngày đêm thương nhớ. Nàng tìm đến Chùa Từ Ân với hy vọng gặp lại ông. Tuy nhiên, thiền sư kiên quyết nhập thất hai năm tại Chùa Đại Giác. Công chúa Ngọc Anh quỳ nhiều ngày xin gặp, cuối cùng chỉ cầu được thấy bàn tay. Cảm động, thiền sư đồng ý, và nàng công chúa nắm lấy tay ông, vừa hôn vừa khóc. Đêm đó, tịnh thất của thiền sư bốc cháy dữ dội, thiêu rụi nhục thân. Ba ngày sau, không chịu nổi đau khổ, công chúa Ngọc Anh uống thuốc độc, kết thúc cuộc đời và mối tình bi kịch của mình.
Có thể thấy, những người phụ nữ xưa, nhất là các hoàng nữ được sinh ra và lớn lên trong chốn cung đình, không phải ai cũng có được mối tình viên mãn, hạnh phúc. Câu chuyện về mối nghiệt duyên đầy xót xa, bi kịch của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh chính là một minh chứng như vậy.
Từ phạm nhân trở thành vị tướng lẫy lừng, ghi dấu lần đầu trong lịch sử Việt
Lịch sử Việt Nam ghi nhận một trường hợp độc nhất vô nhị khi đại tướng quân lừng lẫy thời Lê Trung Hưng lại có xuất thân thấp kém, thậm chí còn là phạm nhân. Ông là Đinh Văn Tả, người làng Hàm Giang, tỉnh Hải Dương.
Từ bé Đinh Văn Tả đã nổi tiếng khỏe mạnh nhưng tính tình hung hăng. Lớn hơn một chút, Đinh Văn Tả lại chơi với bọn côn đồ, được chúng bầu làm anh cả dẫn đầu.
Một hôm cả lũ đang chơi thì nghe tiếng chiêng, trống tế thần bên kia sông. Sau đó họ kéo nhau bơi sang sông, lẻn vào đình trộm chiêng rồi bơi về. Giữa đường Đinh Văn Tả sung sướng quá mà khua chiêng vang dội. Dân làng kia biết mất chiêng thì đuổi theo nhưng đáng tiếc đã quá muộn.
Nhưng cuối cùng Đinh Văn Tả cũng bị bắt giam trong ngục Đông Môn. Triều đình khi đó đang cần tuyển lính. Chúa Trịnh ra lệnh cho tướng võ phải đến lầu Ngũ Long tập bắn. Thấy các tướng bắn đều lệch, Đinh Văn Tả cười chê. Họ lại thách đố "tên phạm nhân" này bắn thử. Nào ngờ, vừa dứt 3 tiếng súng thì vỡ 3 cái bia. Tất cả mọi người có mặt đều kinh ngạc nhìn Đinh Văn Tả, công nhận ông có tài.
Chuyện đến tai chúa Trịnh, chúa ra lệnh tha cho Đinh Văn Tả rồi cho ra trận. Trên chiến trường, Đinh Văn Tả lập hàng loạt chiến công, được phong làm Quận công. Thế nhưng khi có được chức sắc cao, ông lại xin trả cho vua, chỉ mong được rút tên trong sổ án. Vua chẳng những đáp ứng mà còn giữ nguyên chức vụ Quận công cho vị tướng này.
Chuyện kể rằng đến thời vua Lê Hy Tông, Mạc Kính Vũ cùng dư đảng vẫn làm loạn trên Cao Bình. Đinh Văn Tả đã thống lĩnh đại quân đại phá nhà Mạc. Mạc Kính Vũ sau lần đó phải bỏ chạy sang Long Châu, nhà Mạc chính thức chấm dứt
Năm Đinh Văn Tả 80 tuổi, ông bị bệnh nặng. Biết chuyện, chúa Trịnh đã đích thân đến thăm vị đại tướng quân năm nào và hỏi xem ông có nguyện vọng gì. Ông đáp lại: "Giá thử đang lúc tôi chưa chết, mà chúa phong cho tôi làm Phúc thần, thì tôi nhắm mắt cũng không còn điều gì hối hận nữa".
Quả thật chúa Trịnh liền sai người soạn thảo sắc phong cho Đinh Văn Tả làm Phúc thần thành hoàng làng. Sau khi tạ ơn chúa, vị danh tướng cũng ra đi, thọ 87 tuổi. Năm đó là Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa (1685). Sau đời Đinh Văn Tả, con cháu ông tiếp tục tiếp nối truyền thống, làm tướng đánh giặc nổi tiếng. Hiện ở TP Hải Dương vẫn còn cụm di tích đình, lăng, miếu thờ Đinh Văn Tả.
Cụm di tích đình, lăng, miếu Đinh Văn Tả ở phường Quang Trung (TP Hải Dương) nơi phụng thờ ông đã được cấp bằng công nhận khu di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia năm 1993. Hiện khu di tích còn 15 tấm bia nói về Đinh tướng công, trong đó có 7 tấm khắc dựng từ khi tướng công còn sống. Tác giả biên soạn những văn bia này phần lớn là các vị đại Nho đương thời.
Đinh Văn Tả sinh ngày 26.11 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Quang Hưng thứ 2 (1599). Thân phụ là Đinh Văn Phú, có công dẹp nhà Mạc, được phong Hùng quận công. Thân mẫu là Nguyễn Thị Năng, nổi tiếng là người hiền hoà, nhân hậu, sinh thời được tôn là hiền mẫu. Chưa đầy 2 tuổi, Đinh Văn Tả mồ côi cha, được mẹ đưa về Hàn Giang nuôi dạy cho đến lúc trưởng thành.
Cuộc đời của tướng công Đinh Văn Tả gắn liền với các chiến công quân sự đánh dẹp các cát cứ của nhà Nguyễn ở đàng trong và nhà Mạc ở đàng ngoài, sự phản loạn của một số quần thần trong triều đình vua Lê, chúa Trịnh. Với 74 lần ra trận, tên tuổi của ông được ghi trong sử sách và lưu danh trong dân gian.
Trong sách "Tang thương ngẫu lục" do đôi bạn thân là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng hợp soạn vào khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 có đoạn viết về Đinh Văn Tả như sau: Vào thời Lê Trung Hưng, ở làng Hàm Giang, tỉnh Hải Dương có người tên là Đinh Văn Tả, sức vóc mạnh mẽ, tính khí hung hăng. Lúc còn nhỏ, ông thường chơi bời với lũ côn quang và được chúng bầu lên làm anh cả.
Cạnh làng có một con sông to rộng hơn một dặm, ngày ngày, ông thường cùng đám bạn ra tắm. Một hôm, khi nghe bên kia sông có tiếng chiêng, trống tế thần, ông cùng đám bạn đố nhau bơi được qua sông sang ăn trộm cái chiêng của làng kia đem về. Ngay sau đó, Đinh Văn Tả lội xuống sông bơi sang bên kia, lẻn vào đình và lấy trộm được cái chiêng đem ra rồi lại xuống sông bơi về. Khi ra đến giữa dòng sông, ông còn khua chiêng vang cả khúc sông, khi ấy làng bên kia mới biết là mất trộm chiêng và tìm thuyền đuổi theo nhưng không kịp.
Về sau, vì phạm tội bị bắt quả tang nên Đinh Văn Tả bị bắt giam trong ngục Đông Môn. Khi ấy, triều đình đương có việc dụng binh, chúa Trịnh sai các tướng võ tập bắn ở lầu Ngũ Long. Đinh Văn Tả và tên lính canh ngục đứng xem thấy không mấy người bắn trúng bia nên ông cười mà nói rằng: "Bia rành rành thế kia mà bắn không trúng, sao mà họ hèn kém vậy?". Các tướng đứng bắn nghe tiếng giận lắm, đưa súng cho Văn Tả và bảo rằng: "Mi nói khoác làm gì thế, súng đây, mi thử bắn đi này!".
Đinh Văn Tả ba phát làm vỡ ba cái bia. Những người chứng kiến ai cũng chịu ông là người có tài. Sau đó, những người lính lại sai ông bắn thử lần nữa xem sao và lần này ông cũng bắn phát nào trúng phát ấy. Việc ấy đến tai chúa Trịnh, chúa đã tha tội, rồi cho theo đánh giặc. Về sau, ông lại lập được nhiều chiến công và được chúa Trịnh phong cho làm Quận công. Nhưng Đinh Văn Tả đã nộp trả bằng sắc không nhận, chỉ xin được rút tên trong sổ án nhưng chúa Trịnh cũng cứ phong cho.
Bí ẩn về vị Vua Hùng thứ 19 của Việt Nam, là ai mà chưa từng được nhắc đến? Từ trước đến nay, nhiều người dân Việt Nam thường nghe tên 18 vị Vua Hùng. Thế nhưng, nhiều người không biết đến sự tồn tại của Vua Hùng thứ 19. Vậy người thứ 19 là ai mà ít khi được nghe nhắc đến. Triều đại đầu tiên của Việt Nam được xác định là triều Hùng của nước Văn Lang. Bấy giờ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiếng sủa của chú chó cứu 67 người khỏi lũ quét sắp xóa sổ ngôi làng ở Ấn Độ

1 người bật điều hòa, cả nhà 5 người nhập viện cấp cứu: Nguyên nhân đơn giản không ngờ

Khách Việt mất bộn tiền vì quá tin tưởng vào ChatGPT

Thợ điện phá cửa ôtô cứu tài xế đột quỵ trên đường

Rắn chui ra từ xe máy, phun nọc độc vào mắt kỹ thuật viên ở TP.HCM

'Girl phố' Huyền Baby gây chú ý

Phụ mẹ nhặt ve chai, nữ sinh 15 tuổi vẫn trở thành thủ khoa

Thất nghiệp, thanh niên về quê làm "cháu nội", lương 25 triệu/tháng

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị

Lấy chồng cao gần 2m, cô gái TPHCM gặp cảnh dở khóc dở cười

Người phụ nữ bán đậu phụ bỗng 'nổi như cồn', phía sau là chuyện cảm động

Nam sinh tự học tiếng Nhật, đỗ 2 trường chuyên danh tiếng của Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Vbiz có 1 mỹ nhân đẹp trai chưa từng thấy, thần thái tổng tài ăn đứt cả dàn mỹ nam cộng lại
Hậu trường phim
00:12:50 10/07/2025
Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia
Sao việt
00:07:25 10/07/2025
Vợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồng
Pháp luật
23:28:31 09/07/2025
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy
Tin nổi bật
23:26:24 09/07/2025
Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'
Tv show
23:23:20 09/07/2025
Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình
Thế giới
23:15:29 09/07/2025
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn
Sao châu á
23:07:06 09/07/2025
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
22:52:47 09/07/2025
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
22:30:23 09/07/2025