Món ăn ngon ở vùng cao phía Bắc níu chân du khách
Xôi ngũ sắc, khâu nhục hay bánh cuốn trứng là những món ăn ngon ở vùng cao phía bắc mà bất cứ du khách nào cũng nên thử một lần khi đến du lịch tại đây.
Các tỉnh vùng cao phía bắc nước ta không chỉ sở hữu những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, nền văn hóa đa dạng, phong phú mà văn hóa ẩm thực cũng vô cùng đặc sắc níu chân bất kỳ du khách nào ghé thăm.
Nổi bật trong số những món ăn ngon ở vùng cao phía bắc là cơm lam – dân dã nhưng mang đậm nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số phía bắc. Tuy cũng được nấu từ gạo nhưng cách chế biến cơm lam lại hoàn toàn khác biệt với món cơm chúng ta ăn hàng ngày. Cơm được nấu trong ống tre hoặc ống nứa và nướng trực tiếp trên than củi, khi chín mang mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn. Đồng bào tại các tỉnh phía bắc thường ăn cơm lam với muối vừng, cá suối nướng hoặc thịt heo rừng nướng…
Cơm lam là món ăn mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số phía bắc. Ảnh: Dantri.com.vn
Cốm tú lệ
Cốm tú lệ là một đặc sản nổi tiếng ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Yên Bái. Món ăn này được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực” của vùng đất này bởi hương vị thơm ngon hiếm có, không lẫn với bất cứ loại cốm nào. Cốm được làm từ loại lúa nếp đặc biệt chỉ có ở thung lũng Tú Lệ với hạt to tròn, chắc mẩy và rất dẻo thơm. Điều đặc biệt là toàn bộ quy trình sản xuất cốm tú lệ đều được bà con dân tộc Thái làm hoàn toàn bằng thủ công, do đó món ăn này thơm ngon hơn các loại cốm khác. Cốm tú lệ thường được bà con dân tộc Thái ăn kèm với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây, hoặc dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè, nem rám, tôm rán, thịt chiên…
Cốm tú lệ được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực” của Yên Bái. Ảnh: Dulich24h.com
Xôi ngũ sắc
Với những ai từng được thưởng thức món xôi ngũ sắc của đồng bào dân tộc Thái, Tày ở các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang… thì chắc hẳn sẽ không thể quên được món ăn vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng này. Món ăn gồm có 5 màu chủ đạo là: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng tượng trưng cho âm dương ngũ hành và tình đoàn kết của các dân tộc anh em…
Các công đoạn làm xôi ngũ sắc vô cùng công phu và cầu kỳ. Đầu tiên phải chọn được loại nếp vừa dẻo vừa thơm, sử dụng các loại lá cây rừng để nhuộm màu tự nhiên cho xôi. Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng, xôi màu tím tượng trưng cho màu của đất đai trù phú, xôi màu vàng tượng trưng cho sự no ấm, phồn thịnh, xôi màu xanh tượng trưng cho màu của núi rừng, xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung, tình thương đối với cha mẹ… Với những ý nghĩa quan trọng đó, xôi ngũ sắc đã dần trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ, tết quan trọng cùa đồng bào Thái, Tày ở vùng cao.
Video đang HOT
Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ, tết quan trọng cùa đồng bào Thái, Tày. Ảnh: Dttravel.com.vn
Phở chua
Phở chua là món ăn độc đáo của tỉnh Lạng Sơn, không chỉ “lạ tai – lạ mắt – lạ miệng” mà còn được chế biến rất cầu kỳ. Một bát phở chua bao gồm rất nhiều nguyên liệu như: bánh phở, xá xíu, dưa chuột, lạc rang, khoai lang chiên, hành khô, ớt cay… cùng một loại nước dùng đặc biệt lên trên. Khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy phở chua vừa có vị giòn, bùi của khoai, lạc vừa có vị béo ngậy từ thịt xá xíu kết hợp với vị ngọt thanh của nước dùng rất tuyệt vời. Món ăn này từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Lạng. Do đó mỗi khi có khách quý đến chơi họ thường nấu món phở chua để thiết đãi.
Phở chua được chế biến rất cầu kỳ. Ảnh: Spasgo.vn
Vịt quay lá móc mật
Không chỉ có phở chua, đất Lạng Sơn còn gây thương nhớ cho du khách với món “vịt quay lá móc mật”. Hương vị đặc trưng của lá móc mật hòa quyện với lớp da dai giòn, miếng thịt vịt vừa mềm vừa ngọt khiến cho món ăn thơm ngon một cách lạ thường.
Theo người dân Lạng Sơn, để làm nên thương hiệu “vịt quay lá móc mật” nức tiếng thì cần 3 yếu tố quan trọng là chọn giống vịt bầu Thất Khê với ưu điểm dầy mình, xương nhỏ, thịt mềm; lá mắc mật tươi và kỹ thuật ướp vịt. Sau khi vịt được làm sạch, người ta sẽ nhồi lá móc mật tưới vào bụng cùng các loại gia vị tẩm ướp xung quanh, sau đó quay trên bếp than cho đến khi chín vàng. Khi ăn thịt vịt mềm, thấm đều gia vị và có mùi thơm đặc trưng của lá móc mật khiến ai cũng khó cưỡng lại.
Vịt quay lá móc mật có hương vị vô cùng độc đáo. Ảnh: foody.vn
Khâu nhục
Khâu nhục là món ăn độc đáo ở Lạng Sơn, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được đồng bào dân tộc Tày, Nùng biến tấu trở thành món đặc sản nổi tiếng. Cái tên “khâu nhục” (tức là “thịt được hấp đến chín nhừ”) xuất phát từ phiên âm tiếng Trung trong đó “Khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm rục”, còn “nhục” có nghĩa là “thịt”, ý nghĩa cả từ này là “thịt được hấp đến chín nhừ”. Nguyên liệu chính của món khâu nhục gồm có: thịt ba chỉ, dưa cải chua phơi khô, ca la thầu, đậu phụ, gừng, tỏi, rượu trắng… Sau khi tẩm ướp các loại gia vị thịt ba chỉ sẽ được chưng cách thuỷ trong thời gian dài cho đến khi chín nhừ. Khi thưởng thức món ăn người ta sẽ bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Với ý nghĩa to lớn như vậy nên khâu nhục là món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày – Nùng.
Khâu nhục là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ảnh: Dantri.com.vn
Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn là món ăn dân dã phổ biến ở nước ta, tuy nhiên khi đến với các tỉnh vùng cao phía bắc bạn sẽ được thưởng thức một món bánh cuốn vô cùng độc đáo đó là bánh cuốn trứng. Tuy cũng được tráng bằng bột gạo nhưng phần nhân của bánh không phải hỗn hợp thịt và mộc nhĩ mà là một quả trứng được đập vào giữa. Khi ăn, các thực khách có thể thưởng thức bánh với nước chấm đặc biệt hoặc chan với nước xương rất đậm đà và khó quên.
Bánh cuốn trứng là món ăn dân dã nhưng hết sức thơm ngon ở các tỉnh vùng cao phía bắc. Ảnh: dantocmiennui.vn
Không chỉ có 7 món ăn phía trên, các tỉnh vùng cao phía bắc còn vô vàn món ăn ngon khác cũng không kém phần độc đáo, hấp dẫn. Tất cả điều này đã tạo nên một nền ẩm thực vùng cao phía bắc phong phú, đa dạng không lẫn với bất cứ vùng miền nào.
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
8 món ăn ngon nhắc đến là "chảy nước miếng" ở vùng cao phía Bắc
Tháng 10, được xem là mùa "săn mây" và thời điểm lý tưởng để ngắm những cánh đồng lúa chín vùng cao phía Bắc.
Nếu có dịp đến đây, bạn cũng đừng quên bỏ lỡ, việc thưởng thức những món ăn đặc sản ngon trứ danh mà không phải nơi nào cũng có.
Cốm Tú Lệ (Văn Chấn, Yên Bái) là một trong những đặc sản nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khó lẫn. Cốm được làm từ một loại lúa nếp đặc trưng ở thung lũng Tú Lệ với hạt to tròn, chắc mẩy và vị dẻo thơm đặc biệt. Toàn bộ quy trình sản xuất cốm ở đây đều được bà con dân tộc Thái làm thủ công. Ảnh: @huynhlinh_131
Xôi ngũ sắc là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, Tày vùng núi các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang... Món xôi thường có 5 màu sắc là: trắng, xanh, đỏ, tím vàng. Các màu tạo thành một tổng thể hài hòa, tượng trưng cho âm dương ngũ hành và tình đoàn kết của các dân tộc. Để tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn, bà con vùng cao sử dụng các loại lá cây rừng để nhuộm màu, trong đó gạo nếp phải là nếp nương dẻo quánh, thơm bùi đặc trưng. Ảnh: @tina89trang
Cháo Ấu Tẩu (Hà Giang) được chế biến từ củ ấu tẩu - một loại củ có độc trong rừng. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến của bà con nơi đây, loại độc dược này trở thành nguyên liệu có hương vị hấp dẫn, khó quên. Khi mới ăn du khách sẽ cảm nhận thấy một vị đắng bùi, khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, bùi béo lan tỏa nơi đầu lưỡi. Ảnh: @hoangduong210989
Phở chua (Lạng Sơn) là món ăn có tên khá lạ lùng với cách chế biến kỳ công. Bát phở chua bao gồm nhiều thứ được xếp lần lượt: từ bánh phở, đến xá xíu, rồi dưa chuột sau đó nước dùng vừa đủ. Cuối cùng sẽ rải lạc rang, khoai lang chiên và hành khô lên trên. Khi ăn, thực khách có thể trộn đều để thưởng thức hương vị đầy đủ của món ăn. Ảnh: @jessi.foodlover (phở chua, Lạng Sơn)
Cơm lam là món ăn dân dã, giản dị nhưng chứa đựng cả phong vị ẩm thực tinh tế của người vùng cao phía Bắc. Món ăn được nấu trong ống tre hoặc ống nứa và nướng trực tiếp trên than củi. Khi chín, cơm có mùi thơm đặc trưng, rất dẻo và ngọt do thấm nước của ống nứa tươi tiết ra. Ảnh: @follow.mem (cơm lam, Sa Pa)
Vịt quay Lạng Sơn là món ăn nức tiếng, đặc sản của người dân nơi đây. Trước khi nướng người dân ướp vịt với các nguyên liệu như: hành, tiêu, móc mật, bên ngoài phết mật ong. Vịt được nướng trên than hoa, khi ăn miếng thịt mềm, thấm đều gia vị như tan chảy trong miệng. Đến Lạng Sơn mà chưa thưởng thức đặc sản này là thiếu sót rất lớn. Ảnh: @lehovan95
Là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được người dân tộc Nùng, Tày... ở Lạng Sơn biến tấu thành đặc sản trứ danh nơi đây. Khâu nhục được làm từ thịt ba chỉ, ướp với các loại nguyên liệu đặc trưng của vùng núi phía Bắc, sau đó hấp cách thủy trong nhiều giờ. Món ăn có vị béo ngậy của thịt hòa quyện với các loại gia vị tạo nên nét đặc trưng riêng, khó lẫn. Ảnh: @huepensee
Bánh cuốn trứng là món ăn độc đáo ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... Khác với bánh cuốn ở các nơi khác, bánh có phần nhân là trứng, vỏ được tráng mỏng làm từ bột gạo. Khi ăn, thực khách thưởng thức với nước chấm hoặc chan với nước xương. Cắn miếng bánh, phần lòng đào trứng ứa chảy tạo vị ngọt béo đặc trưng. Ảnh: @qingxian.fan
Theo Dân trí
Hút hồn du khách với món đặc sản phố núi ở Pleiku ! Du khách đến phố núi Pleiku ngoài việc ngắm nhìn cảnh đẹp nơi đây còn có cơ hội thưởng thức nền ẩm thực phong phú với các món ăn như: phở khô, bún mắm cua... 1. Phở khô Phở khô là đặc sản nổi tiếng và được rất nhiều thực khách lựa chọn thưởng thức khi ghé qua phố núi Pleiku. Phở khô...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng

Giải nhiệt ngày hè với những món chè thanh mát

Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi

Ngoài xào cùng dưa, lòng heo mà làm thế này, vị chua ngọt ngon vô cùng lại tránh ngấy

Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly

Hôm nay nấu gì: Cơm chiều ngon miệng, cả nhà khen tấm tắc

Cách nấu 5 món ăn thải độc, làm sạch gan vừa rẻ vừa dễ làm

5 món ăn phải có trên mâm cơm trong tiết Lập hạ: Thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng - bỏ qua thì quá tiếc!

Cách nấu 3 món ăn giúp tăng estrogen, phụ nữ ăn thường xuyên sẽ chậm lão hóa

Cho bia vào khi nấu thịt kho tàu có tác dụng gì?

Cho coca vào kho thịt ba chỉ có tác dụng gì?

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều đậm đà trôi cơm, món canh thanh mát xua tan mùa hè
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran
Thế giới
22:26:16 09/05/2025
Đoàn Di Băng trấn an người dùng, phản hồi về lô dầu gội Hanayuki bị thu hồi
Pháp luật
22:24:48 09/05/2025
Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ
Sao châu á
22:22:20 09/05/2025
Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay
Sức khỏe
22:17:01 09/05/2025
Vì sao 3 người đẹp phim giờ vàng gây tranh cãi trong 'Cha tôi người ở lại'?
Hậu trường phim
22:16:48 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025
'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại
Sao âu mỹ
22:05:50 09/05/2025
Nghệ sĩ Chí Tâm kể về giai đoạn sống nơi xứ người, nhắc đến NSƯT Mỹ Châu
Sao việt
22:03:32 09/05/2025
Tùng Dương, Soobin và dàn sao biểu diễn khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2025
Nhạc việt
21:48:20 09/05/2025
Tôi có 20 tỷ đồng nên muốn về hưu non, nhưng vợ bắt làm việc đến 60 tuổi
Góc tâm tình
21:32:49 09/05/2025