Môn Giáo dục công dân đang rối

Bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giới tính, giáo dục quốc phòng, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng… tất cả đều được dồn vào môn Giáo dục công dân khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi.

Thời gian gần đây, mỗi lần xã hộinóng” lên vấn đề gì thì nội dung đó lập tức được đề xuất đưa vào lồng ghép trong bộ môn giáo dục công dân (GDCD) để giảng dạy khiến giáo viên và học sinh của nhiều trường tại TPHCM lên tiếng than vì quá mệt mỏi và khổ sở, đặc biệt là ở bậc THPT.

Ôm đồm, khó hiệu quả

Hiện tại, bộ môn GDCD đã phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung khác, như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục chính sách quốc phòng… Vì thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức.

Mỗi tuần, chỉ có một tiết GDCD trong khi chương trình lồng ghép thì dạy khi bài nào đó có nội dung tương tự hoặc liên quan. Có nội dung học sinh chỉ học đúng một lần trong năm.

Môn Giáo dục công dân đang rối - Hình 1

Một tiết sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề tâm lý học đường tại Trường THPT Trần Khai Nguyên, TPHCM.

Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5 – TPHCM), cho biết trước đây nhà trường đã lồng ghép giáo dục pháp luật tại lớp nhưng không hiệu quả vì số tiết quá ít, vậy là phải có thêm 2 tiết chuyên đề vào giờ chào cờ đầu tuần để giáo dục cho học sinh. Giáo dục pháp luật mà chỉ giao cho bộ môn GDCD là không kham nổi nên nhà trường phải tiếp sức.

Khi được biết Bộ GD-ĐT dự kiến lồng ghép nội dung phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh vào môn GDCD, ông Nguyễn Việt Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10 – TPHCM), cho biết: “Hiện môn GDCD đã tích hợp các vấn đề xã hội nên làm sao đảm nhận thêm được. Ngay đến hiệu trưởng cũng phải đối phó với rất nhiều mảng trong sinh hoạt ngoài giờ. Tôi rất sợ mỗi khi nghe môn này sắp phải lồng ghép thêm nội dung gì khác”.

Một lãnh đạo của Bộ GD-ĐT cho biết bộ môn GDCD ngoài việc lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, ma túy, mại dâm… sắp tới còn thêm phòng chống tội phạm, chống tác hại game online… Lồng ghép quá nhiều thì không chỉ giáo viên mệt mỏi, nhà trường mệt mỏi mà cả ngành giáo dục cũng rất vất vả. Lồng ghép những nội dung này tất nhiên là hợp lý nhưng mức độ cũng phải cân nhắc.

Video đang HOT

Nỗi sợ của ông Cường là có lý, vì cứ mỗi lần có nội dung lồng ghép cần đưa vào là một lần giáo viên mất công chỉnh sửa giáo án và đi dự tập huấn, trong khi sách giáo khoa GDCD cũng đã bao gồm các nội dung này trước khi được yêu cầu lồng ghép. Ví dụ, khi Bộ Công an trình Chính phủ đề án lồng ghép dạy phòng chống tội phạm vào môn GDCD thì môn này cũng đã có phần giáo dục pháp luật với nội dung ấy.

Khó và khô

Học sinh Tr.T.L (lớp 10 Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho rằng môn GDCD quá khó và khô vì mới vào lớp 10 đã học một số nội dung triết học nên rất… “choáng” thầy giáo cứ phải tìm cách mềm hóa thuật ngữ, đưa ví dụ gần gũi để học sinh chịu học.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, Tổ trưởng Bộ môn GDCD Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), nhận xét nội dung công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong sách lớp 10 thực sự khó với học sinh.

Vừa bắt đầu chuyển cấp, học sinh không thích ứng kịp để học ngay vào nội dung này. “Nếu chương trình này để sang lớp 11 cũng không được vì nội dung công dân với kinh tế, công dân với các vấn đề chính trị – xã hội ở lớp 11 cũng đã nặng rồi. Đưa vào chương trình lớp 12 thì lại quá muộn”, cô Dung nói.

Cần điều chỉnh giáo trình Thầy Nguyễn Thành Long, giáo viên Bộ môn GDCD Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình, TPHCM), cho biết để giúp học sinh vừa được học chương trình lồng ghép vừa cảm thấy nhẹ nhàng với chương trình nền, thầy đã phải bỏ rất nhiều công sức tìm kiếm tài liệu liên quan như hình ảnh, phim, clip, bài báo… vừa phải nghĩ ra nhiều phương pháp giảng dạy giúp lớp học sinh động (như thảo luận nhóm, tiểu phẩm…). Thầy Long cũng đề xuất một số bài của môn GDCD quá dài nên giáo viên rất khó phân phối chương trình. Nếu bắt học sinh học ở nhà thì sợ các em không nhớ hết. Bản thân giáo trình khá khô, hình ảnh, tư liệu đã cũ, không hợp với tâm lý học sinh nên cần điều chỉnh để giáo viên dạy chương trình lồng ghép có hiệu quả hơn.

Còn với nội dung GDCD ở cấp THCS, bà Bùi Thị Minh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình), cho rằng nội dung nền môn GDCD lớp 6, lớp 7 khá nhẹ nhàng nhưng ở lớp 8 và lớp 9 thì khô quá.

Theo ý kiến của một giáo viên dạy lớp 9 bộ môn GDCD, nhiều bài trong chương trình có nội dung khá gần nhau, lẽ ra nên ghép lại để giáo viên có nhiều thời gian cho lồng ghép nội dung thì lại tách thành nhiều bài riêng biệt.

Như bài 4 (bảo vệ hòa bình), bài 5 (tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới) và bài 6 (hợp tác cùng phát triển) trong sách giáo khoa lớp 9 có nhiều nội dung tương đồng với nhau. Ngay cả nội dung lồng ghép của Bộ GD-ĐT đưa xuống cùng sách hướng dẫn cũng rất chung chung.

Giáo viên “bơi”

Với những nội dung khá nặng nề, mang tính trừu tượng của môn GDCD khối lớp 10, 11, cô Nguyễn Ngọc Dung cho biết giáo viên phải “vận công” rất nhiều để đưa ra các ví dụ gần gũi nhất cho học sinh hiểu. Cho nên, những giáo viên ít kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dạy sẽ rất khổ sở với môn này.

Nói về những nội dung lồng ghép, một giáo viên nhiều năm dạy GDCD bậc THPT bức xúc: “Nghe nói giảm tải nội dung chương trình đâu không thấy, chỉ thấy giáo viên phải gồng mình để nghĩ cách dạy sao cho dễ hiểu.

Những nội dung cần tích hợp là đúng nhưng tích hợp thế nào cho vừa sức giáo viên chứ như thế này thì mệt quá”. Cô Dung cũng đề nghị những nội dung lồng ghép nên tách ra thành các môn khác để học sinh được tiếp nhận đều đặn hơn, đồng thời giảm tải cho môn GDCD.

Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5): Chọn lọc phù hợp, học sinh hào hứng hơn Ban giám hiệu phải mời chuyên gia, nhà tư vấn pháp luật, tâm lý… và cả đội kịch phục vụ cho các buổi chuyên đề dưới cờ vào mỗi tuần để “dụ” học sinh học và bổ sung kiến thức môn GDCD dưới dạng ngoại khóa. Lồng ghép nhiều nội dung vào trường học để hỗ trợ kiến thức cho học sinh là hợp lý nhưng phải có sự chọn lọc phù hợp với từng khối, với sở thích của học sinh. Nếu chỉ lồng ghép vào môn GDCD các nội dung như phòng chống bạo lực học đường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông… nhiều giáo viên sẽ không biết lồng ghép thế nào cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, qua lồng ghép vào tiết sinh hoạt dưới cờ, học sinh hào hứng hơn và được tác động sâu, hiệu quả hơn. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác học sinh – sinh viên, Sở GD – ĐT TPHCM: Cũng là một cách giảm tải Sở đã chủ trương lồng ghép một số nội dung giáo dục học sinh vào tiết sinh hoạt dưới cờ hằng tuần. Mỗi tuần, các trường tổ chức một chuyên đề dưới cờ cho học sinh, các chuyên đề này liên quan đến các nội dung đang dạy lồng ghép vào môn GDCD. Đó cũng là cách giảm tải cho môn GDCD.

Theo Người Lao Động

Hóa giải nỗi lo trước khi đi học quân sự

Học quân sự tuy vất vả nhưng rất vui, vì vậy bạn đừng quá lo lắng nhé!

Tâm lý chung

Hầu hết tâm lý chung của các sinh viên năm 1 đều sợ mình không sống nổi trong môi trường quân đội. Có vô số lý do để teen sợ như: đồ ăn không ngon, nấu không hợp vệ sinh, sợ bị bệnh, sợ không có ai chăm sóc... Nhất là với những teen quen được chiều chuộng thì càng lo lắng khi phải sống như các chú bộ đội ngày xưa vì tất cả mọi thứ đều có quy định của nó, sự thoải mái như ở nhà không còn nữa.

M.Châu (SV ĐH Kinh tế) tâm sự rằng: "Mình nghe mấy anh chị nói với nhau sống trong đó gò bó lắm, học hành thì rất mệt mỏi: 4h30 là phải dậy tập thể dục, 9h là phải tắt đèn ngủ, ăn thì khủng hơn nữa..."

Một số bạn sau khi biết được sự thật ở trường quân sự thì nhất quyết không chịu đi. Nhưng đây là văn bằng bắt buộc khi học Đại học. Có một số anh chị kể lại vừa học được 1 tuần đã chịu không nổi, trốn về để rồi sang năm phải đi học lại. Chính vì tâm lý không ổn định đó đã làm teen mất bình tĩnh, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Teen nên nhớ rằng, xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bạn bè nên dù có sợ hãi bao nhiêu thì vẫn có bạn bè ở bên cạnh.

Hóa giải nỗi lo trước khi đi học quân sự - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Rộ lên những tin đồn

Tất nhiên là khi đi xa như thế này chắc chắc teen đã tìm hiểu thông tin về trường của mình rồi. Nhưng sự tìm hiểu ở đây chỉ là thông qua những cuộc hỏi han nói chuyện với anh chị lớp trên hoặc mấy teen đi trước nên chưa có gì là chắc chắn. Teen nên hiểu rằng: lời nói chuyền từ người này qua người khác chắc chắn sẽ có chút "thêm bớt" nên đừng vội tin quá!

Q.Anh (SV ĐH Ngoại ngữ) nói rằng: "Mình nghe nói trên đó mất vệ sinh lắm, tất cả dùng chung một cái bồn từ ăn uống, giặt giũ, tắm rửa... Như thế thì sao chịu nổi, nếu muốn tắm riêng thì phải bỏ tiền ra để có 1 phòng, nhưng mà vẫn không được sạch sẽ. Còn áo quần nữa, không biết có chỗ nào giặt không? Khổ quá học sao nổi?"

Những điều cần chú ý:

Dù có lo lắng như thế nào thì teen cũng không nên quá sợ hãi dẫn đến sức khoẻ không tốt. Học quân sự thì cái quan trọng nhất chính là sức khoẻ, vì thế teen cần chú ý giữ gìn.

Theo như lời của một số thầy cô chia sẻ thì mặc dù học quân sự vô cùng vất vả nhưng bù lại sẽ có rất nhiều kỷ niệm thú vị đấy! Tuy nhiên, bạn cũng nên đem theo ít sách vở để tiện ôn bài, đừng để khi học về mà quên hết bài vở thì nguy to.

Ngoài ra teen nên đem theo một ít đồ ăn dự trữ như là xúc xích, lương khô, sữa... đặc biệt là phải đem theo dầu thuốc đau bụng và những đồ dùng cá nhân cần thiết. Những gì có ở nhà thì nên đem theo chứ không nên lên trên đó mua vì sẽ bị "chém đẹp".

Hằng tuần teen sẽ được phép về nhà nên có thể thoải mái đem theo những gì cần thiết. Vì thế đừng quá lo lắng nhé!

Tạm kết

Học quân sự tuy vất vả nhưng rất vui vì vậy bạn đừng quá lo lắng, lên đó tuy xa nhà nhưng chúng ta vẫn có bạn bè ở xung quanh. Và chắc chắn một điều rằng sau khi học quân sự xong, teen sẽ rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm thực tế cho mình, đồng thời trang bị thêm cho mình những kĩ năng sống cần thiết nhất.

Theo PLXH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
09:33:38 16/05/2025
Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh việnChủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh viện
11:24:33 16/05/2025
Khai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khácKhai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khác
13:39:18 16/05/2025
Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!
10:20:21 16/05/2025
Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèoHiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo
13:36:20 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờQuế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
13:44:13 16/05/2025
2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?
10:06:51 16/05/2025
Diễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tôDiễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô
08:47:41 16/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới

Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới

Hậu trường phim

14:36:25 16/05/2025
Với vai trò nhà sản xuất, Lưu Đức Hoa tự giảm thù lao của bản thân, để đoàn phim có thêm tiền chi cho những hạng mục khác của dự án điện ảnh này.
Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng

Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng

Sao việt

14:32:14 16/05/2025
Từ Hồ Quỳnh Hương, Ngô Thanh Vân đến Minh Tú, Diệu Nhi..., nhiều mỹ nhân sau khi bắt được hoa cưới đều lần lượt lên xe hoa, khiến dân mạng tin rằng: Bó hoa cưới Vbiz không linh không lấy tiền!
Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop

Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop

Sao châu á

14:28:46 16/05/2025
Một làn sóng quảng cáo gần đây sử dụng video deepfake do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra về các thần tượng K-pop đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!

HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!

Nhạc quốc tế

14:25:24 16/05/2025
Đúng 9h sáng ngày 16/5 (giờ Việt Nam), YG khiến mạng xã hội toàn cầu dậy sóng khi bất ngờ tung ra poster hé lộ tên gọi chính thức của BLACKPINK World Tour 2025: DEADLINE.
Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?

Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?

Nhạc việt

14:22:49 16/05/2025
Màn debut của B.O.F vướng nhiều tranh cãi từ khâu quản lý cho đến quảng bá ca khúc mới. Đến lúc MV No Fair lên sóng, tranh luận vẫn chưa dừng lại.
Hai đại gia bắt tay thực hiện màn lừa đảo ngoạn mục, trục lợi hơn 18 tỷ đồng

Hai đại gia bắt tay thực hiện màn lừa đảo ngoạn mục, trục lợi hơn 18 tỷ đồng

Pháp luật

14:20:36 16/05/2025
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 23 bị can về các tội Nhận hối lộ , Đưa hối lộ , Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

Thế giới

14:10:14 16/05/2025
Phát biểu tại một hội nghị lớn về tiền kỹ thuật số, ông Eric Trump - con trai Tổng thống Mỹ Donald Trump - cho rằng Mỹ sẽ thắng cuộc đua trong lĩnh vực này nhờ những chính sách giảm giá, tăng nguồn cung năng lượng.
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Thời trang

14:07:38 16/05/2025
Tất cao cổ không chỉ là một món phụ kiện mà còn là công cụ định hình phong cách, giúp bạn biến hóa từ nhẹ nhàng đến cá tính chỉ trong vài bước phối đồ. Chúng che khuyết điểm, tạo cảm giác đôi chân thon gọn và dễ dàng kết hợp với mọi loạ...
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam

Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam

Sức khỏe

14:07:09 16/05/2025
Tập tính của giun rồng trong cơ thể là xu hướng chui ra ngoài cơ thể thông qua vùng da, cũng có nhiều trường hợp giun không tự chui ra nó tự động chết ở phần dưới da.
Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Tin nổi bật

14:04:46 16/05/2025
Theo Viện Các Khoa học Trái đất, một trận động đất mạnh 5 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên), rủi ro thiên tai cấp 2.
Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà

Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà

Netizen

14:02:14 16/05/2025
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào hồi 04 giờ 17 phút 21 giây (giờ GMT), tức 11 giờ 17 phút 21 giây (giờ Hà Nội) ngày 16/5/2025, một trận động đất có độ lớn 5.0 đã xảy ra tại khu vực huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.